Liên tục thua lỗ, Twitter kì vọng gì ở đợt IPO tới?
Hôm 3/10, mạng xã hội tiểu blog Twitter đã công bố các nội dung trong tập hồ sơ xin phát hành cổ phiếu lần đầu ra công chúng ( IPO), mà họ đã gửi lên Ủy ban Chứng khoán và Hối đoái Mỹ hồi tháng trước.
Theo Market Watch, Twitter hi vọng sẽ thu hút được khoản tiền đầu tư là 1 tỉ USD từ đợt IPO. Dự kiến các ngân hàng Goldman Sachs, Morgan Stanley và một số nhà băng khác sẽ đứng ra bảo lãnh cho Twitter thực hiện đợt chào bán cổ phiếu lần đầu này. Cổ phiếu của Twitter sau khi lên sàn, sẽ được niêm yết dưới mã TWTR.
Trong hồ sơ IPO, Twitter không công bố công ty dự định bán ra bao nhiêu cổ phiếu và khoảng giá. Những thông tin này sẽ được tiết lộ ngay trước phiên chào bán. Theo giới phân tích, giá trị của Twitter vào khoảng 10 tỉ USD. Sau khi IPO, đồng sáng lập hãng Evan Williams sẽ trở thành cổ đông lớn nhất, với tỉ lệ sở hữu 12%.
Cũng trong hồ sơ gửi lên Ủy ban Chứng khoán và Hối đoái Mỹ, Twitter cho biết, hiện công ty có 7 năm tuổi đời này đã đạt con số 218 triệu người dùng hàng tháng và 500 triệu tin nhắn tweet mỗi ngày. Thêm vào đó, mảng di động của Twitter đang tăng trưởng rất mạnh, không giống như mạng xã hội Facebook tại thời điểm IPO.
Quý trước, 75% người dùng hàng tháng của Twitter truy cập qua thiết bị di động và mảng di động đóng góp 65% doanh thu quảng cáo trong giai đoạn này. Lượng người dùng hàng tháng tăng 44% so với năm ngoái. Tuy nhiên, từ hồ sơ này, lần đầu tiên tài chính của Twitter được công khai, cho thấy hãng lỗ liên tục suốt 3 năm.
Cụ thể, Twitter đã lỗ 67 triệu USD trong năm 2010, 164 triệu USD năm 2011. Năm 2012, họ lỗ 79,4 triệu USD trên tổng doanh thu là 317 triệu USD. Hãng dự đoán con số này còn cao hơn trong năm nay khi đã lỗ 69 triệu USD nửa đầu năm. Tuy nhiên, doanh thu Twitter vẫn tăng mạnh với 254 triệu USD trong 6 tháng đầu năm.
78% người dùng của Twitter nằm ngoài nước Mỹ, song khu vực quốc tế chỉ đóng góp 1/4 doanh thu nửa đầu năm. Hãng đã lên kế hoạch tăng nguồn thu quảng cáo từ các thị trường này. Theo báo cáo tài chính, đến 30/6, tiền mặt và tài sản thanh khoản cao của hãng là 375 triệu USD. Số nhân viên chính thức ở mức 2.000 người.
Twitter được thành lập vào năm 2006. Được xem là mạng tin nhắn SMS của thế giới Internet, Twitter hiện là một trong 10 website được ghé thăm nhiều nhất thế giới. Từ khi thành lập tới nay, Twitter đã thực hiện hàng chục vụ mua bán doanh nghiệp, trong đó đình đám nhất là vụ hãng đã trả 40 triệu USD để mua lại TweetDeck.
Twitter trước đó đã nộp đơn IPO ở dạng “bí mật”. Theo tạp chí Forbes, mạng xã hội tiểu blog đã tận dụng quy định trong đạo luật thúc đẩy kinh doanh khởi nghiệp (JOBS) được Ủy ban Chứng khoán và Hối đoái ban hành năm ngoái, cho phép những công ty đạt doanh thu hàng năm dưới 1 tỉ USD được bí mật nộp đơn xin IPO.
Theo đó, Twitter sẽ không cần công khai thông tin chi tiết về ngày lên sàn và giá cổ phiếu với công chúng cho đến khoảng ba tuần trước ngày IPO chính thức. Forbes phân tích, “điều này sẽ giúp các công ty có đủ thời gian quan sát tình hình và đảm bảo thị trường có nhu cầu sở hữu cổ phiếu của mình trước khi chính thức lên sàn”.
Video đang HOT
Những tin đồn về việc Twitter tiến hành chào bán cổ phiếu lần đầu ra công chúng đã xuất hiện từ nhiều năm nay. Sau khi mạng xã hội Facebook lên sàn hồi tháng 5/2012, giới đầu tư tin rằng Twitter sẽ “tiếp bước”. Kênh truyền hình CNN nhận định đây là thời điểm tốt để lên sàn, do thị trường đang chuộng cổ phiếu mạng xã hội.
Theo VnEconomy
Facebook đã thay đổi như thế nào sau 1 năm lên sàn chứng khoán?
"Facebook ban đầu không dự định trở thành một công ty mà làm ra để thế giới cởi mở và kết nối hơn", Mark Zuckerberg đã viết như vậy trong bức thư đăng kí gửi Ủy ban chứng khoán 3 tháng trước khi Facebook phát hành cổ phiếu ra công chúng ngày 18/5/2012.
Một năm sau ngày Facebook IPO, có nhiều điều không thay đổi: Zuckerberg vẫn mặc chiếc áo hoodie quen thuộc, các nhân viên vẫn đánh giá công ty và các lãnh đạo của mình rất cao, và Facebook vẫn liên tục nói về nhiệm vụ vĩ đại của mình là làm cho thế giới mở và kết nối hơn. Nhưng thời kì mà Facebook có thể tự xem mình không giống một công ty dường như đã xa rời.
Facebook bây giờ là một công ty thực thu, một tập đoàn lớn với giá trị thị trường lên đến 60 tỉ USD, 5000 nhân viên và có hơn 1,1 tỉ người dùng. Quan trọng nhất đó là Facebook buộc lòng phải đáp lại yêu cầu của các cổ đông nhiều hơn là người dùng của họ. Thực tế đơn giản đó đã ảnh hưởng đáng kể đếnFacebook, cả trong cách vận hành lần những tính năng mới được tung ra.
Tập trung vào kiếm tiền hơn
Trước đây, Facebook đã không đặc biệt quan tâm tới vấn đề tiền bạc, nhưng điều đó đã thay đổi khi công ty này phát hành cổ phiếu ra công chúng. Cũng trong lá thư gửi Ủy ban Chứng khoán nói trên, Zuckerberg đã cố gắng thể hiện mình quan tâm tới việc kiếm tiền hơn là mọi người tưởng trước đây.
"Phần lớn những người vĩ đại quan tâm đến việc làm ra hoặc là một phần của thứ gì đó vĩ đại, nhưng chính họ cũng quan tâm đến việc kiếm tiền. Thông qua quá trình xây dựng đội ngũ, cộng đồng nhà phát triển, thị trường quảng cáo và tiếp xúc các nhà đầu tư, tôi đã có được sự hiểu biết sâu sắc làm thế nào để xây dựng một công ty vững mạnh với cỗ máy kinh tế chắc chắn. Sự tăng trưởng bền vững có lẽ là cách tốt nhất để quy tụ nhiều người lại cùng giải quyết những vấn đề hệ trọng", Zuckerberg viết.
Phần lớn những người vĩ đại quan tâm đến việc làm ra hoặc là một phần của thứ gì đó vĩ đại, nhưng chính họ cũng quan tâm đến việc kiếm tiền.
Mark Zuckerberg
Như đã đề cập, đó không phải là lời nói để đó. Trong cuộc họp doanh thu quý 3 của Facebook hồi tháng 10/2012, Zuckerberg đã cho biết mỗi nhóm sản phẩm của công ty đã thay đổi và tập trung vào việc đề ra các chiến lược nhằm tạo doanh thu. Sự thay đổi phương thức hoạt động này diễn ra cùng lúc với việcFacebook thử nghiệm một loạt các nỗ lực kiếm tiền mới ở tất cả các mảng sản phẩm khác nhau.
Facebook bắt đầu thu của người sử dụng 1 USD khi gửi tin nhắn vào hộp thư của những người không quen biết và tăng giá khi gửi những tin nhắn tới những người nổi tiếng trên mạng xã hội, ví dụ như bạn sẽ mất 100 USD khi gửi tin nhắn cho Zuckerberg. Facebook cũng đã giới thiệu cho người dùng một tùy chọn trả 7 USD để "quảng cáo" các đăng tải lên News Feed của bạn bè giúp tăng cơ hội các cập nhật này được nhìn thấy, điều mà trước đây hoàn toàn miễn phí.
Cuối cùng dĩ nhiên là quảng cáo, rất nhiều quảng cáo.
Đưa quảng cáo vào trọng tâm trước mắt
Kể từ khi IPO tháng 5 năm ngoái, Facebook đã giới thiệu các quảng cáo cài đặt ứng dụng di động, quảng cáo tái định vị dựa trên các thói quen trình duyệt của người sử dụng, các kết quả tài trợ khi tìm kiếm, một sản phẩm quảng cáo dành riêng cho di động và nhiều nữa. Có những quảng cáo nằm bên phải, cũng có những quảng cáo nằm ngay trên News Feed và cả các quảng cáo trong ứng dụng di động. Nếu những đồn thổi gần đây là sự thật, thì Facebook sẽ sớm có những quảng cáo trong video.
Giờ khó có thể nói các cải tiến sản phẩm lớn của Facebook sẽ được thiết kế nhiều hơn cho người sử dụng hay cho các nhà quảng cáo - cơ hội là dành cho cả hai.
Facebook đã bắt đầu tung ra News Feed mới được thiết kế lại hoàn toàn hồi tháng 3. Thiết kế này mang đến cho người sử dụng nhiều không gian hơn cho hình ảnh và có khả năng sắp xếp các nội dung theo ý mình. Nhưng công ty cũng nhận thấy việc thiết kế lại sẽ mang lại nhiều không gian hơn cho các nhà tiếp thị đăng tải các quảng cáo lớn và nhiều thông tin hơn trên News Feed. Các chuyên gia trong ngành cho biết việc thiết kế lại sẽ mở đường cho việc sớm giới thiệu các quảng cáo video.
Gần đây hơn, công ty đã giới thiệu Facebook Home , một ứng dụng màn hình khởi động cho Android.Facebook Home đặt các thông tin cập nhật của bạn bè vào vị trí trung tâm trên bất cứ điện thoại nào đã cài Home. Zuckerberg cho biết tư duy đằng sau Home là "đưa con người lên trước thay vì là các ứng dụng". Nhưng rõ ràng đây cũng là cơ hội để Facebook đưa các quảng cáo đến người sử dụng trên màn hình di động - điều mà Zuckerberg cho biết là có thể xuất hiện trong tương lai.
Trở thành công ty ưu tiên di động
Trong khi người sử dụng than phiền về những thay đổi này, một số lại cho rằng đây là điểm tốt: Facebook đã chú ý tập trung nhiều hơn vào di động.
Facebook được sinh ra trong kỉ nguyên máy tính để bàn và tỏ ra khá chậm chạp trong việc xây dựng các ứng dụng smartphone khi quyết định sử dụng công nghệ HTML5, vốn dành cho nền tảng web. KhiFacebook chuẩn bị IPO, các nhà phân tích và đầu tư đã bắt đầu bày tỏ quan ngại về điểm yếu trên di động của mạng xã hội này và đặt câu hỏi liệu Facebook có thể đột phá cũng như có triển vọng trong dài hạn hay không? Áp lực này đã buộc Facebook nỗ lực hơn đối với di động một cách nghiêm túc.
Facebook đã xây dựng lại ứng dụng iPhone từ đầu, làm nó nhanh hơn đáng kể, và liên tục đưa ra các cập nhật cho từng ứng dụng trong vài tháng gần đây để cải thiện trải nghiệm người dùng. Trong nội bộ công ty, Facebook đã thực hiện được những bước tiến dài để đảm bảo mọi nhân viên tập trung vào di động: Đã có lúc, các giám đốc sản phẩm bị cấm truy cập phiên bản Facebook trên máy để bàn trong công ty, thay vào đó họ phải sử dụng phiên bản di động. Công ty cũng treo các poster "Droidfooding" xung quanh trụ sở để khuyến khích nhân viên chuyển sang sử dụng Android để hiểu hơn về nền tảng này.
Trong báo cáo doanh thu Q4/2012, Zuckerberg đã tuyên bố Facebook chính thức trở thành "một công ty di động". Điều đáng chú ý là nhận định này có vẻ đã thành sự thật. Dù Facebook vẫn va vấp về hướng đi này, ví dụ như sự đón nhận hời hợt của người dùng với Facebook Home, nhưng thực tế là Facebook đang quan tâm tới trải nghiệm di động và chắc chắn đây là một bước đi đúng hướng.
Chảy máu chất xám
Việc các nhân viên ban đầu ra đi vốn không phải chuyện gì lạ lẫm trong kinh doanh nhưng việc chảy máu chất xám ở Facebook là rất đáng chú ý. Trong 3 tháng đầu sau khi nộp đơn IPO, Facebook liên túc mất đi các vị trí quan trọng như CTO, giám đốc nền tảng và lãnh đạo bộ phận hợp tác tiếp thị.
Sau đó, Facebook lại mất thêm nhiều nhân viên sáng giá khác như Joanna Shields, phó chủ tịch phụ trách châu Âu, Trung Đông và châu Phi, cố vấn Ted Ullyot, giám đốc sản phẩm Blake Ross và gần đây nhất là người đứng đầu phụ trách truyền thông Larry Yu.
Nhưng ngược lại, Facebook vẫn lôi kéo được các tài năng từ Google và Apple chứng tỏ vẫn có những dấu hiệu tích cực.
Một Zuckerberg chau chuốt hơn
Không chỉ Facebook đã thay đổi, người sáng lập công ty này cũng đã thay đổi.
Dù Zuckerberg vẫn ăn mặc tùy hứng như trước và nói về văn hóa hacker lúc này hay lúc khác nhưng Zuckerberg đã chau chuốt hơn đáng kể. Mọi người có thể thấy điều này khi quan sát Zuckerberg phát biểu trong lần IPO đầu tiên, hay trong một cuộc phỏng vấn, một sự kiện ra mắt hay một cuộc họp về báo cáo doanh thu. Đó chắc chắn không phải là một việc tình cờ.
AllThingsD cho biết hồi tháng 9, Zuckerberg hiện có những người cố vấn giúp Zuckerberg chau chuốt từ ngữ của mình và hình ảnh trước công chúng. Hiện nay Facebook là một công ty đại chúng, mọi từ ngữ và hành động của Zuckerberg đều bị quan sát nhiều hơn. Cuối cùng thì, chắc chắn việc này cũng sẽ tốn một khoản tiền đáng kể, nhưng sẽ rất có ích.
Theo Thongtincongnghe
Những thay đổi 'buồn' của Facebook 1 năm sau IPO 1. Quan tâm nhiều hơn đến lợi nhuận Trước đây, mạng xã hội dường như không mấy quan tâm đến mục tiêu lợi nhuận. Nhưng càng tiến sát đến gần thời điểm IPO, CEO Zuckerberg càng nhấn mạnh: "Hầu hết mọi người đều muốn tham gia vào những gì to tát, vĩ đại nhưng bên cạnh đó, họ còn có mục tiêu kiếm...