Liên tiếp 2 trẻ nguy kịch vì rắn cắn
Chỉ trong thời gian ngắn, 2 trường hợp bệnh nhi bị rắn cắn phải nhập viện điều trị trong tình trạng nặng. Bác sĩ cảnh báo, nọc độc của rắn đặc biệt nguy hiểm, người lớn cần biết cách sơ cứu, đưa trẻ đến bệnh viện điều trị sớm.
Thông tin từ Bệnh viện Nhi Đồng 2, ngày 26/10 cho hay, tại đây vừa tiếp nhận, điều trị cho liên tiếp 2 trường hợp bị rắn cắn. Trường hợp thứ nhất là bệnh nhi 7 tuổi, bị rắn cắn khi lên rẫy, ngụ tại Ninh Thuận nhập viện trong tình trạng toàn thân sưng phù, xuất huyết chân phải không cầm được.
Bệnh nhi ở Đồng Nai bị rắn căn vào chân khi bước vào nhà
Sau khi nhập viện, bác sĩ xác định bệnh nhi bị rối loạn đông máu, dù đã sử dụng các chế phẩm máu nhưng tình trạng xuất huyết vẫn không được kiểm soát. Nghi ngờ bệnh nhi bị rắn chàm quạp (một loại rắn độc thuộc họ rắn lục) cắn, các Bác sĩ đã sử dụng huyết thanh kháng độc, bé đã may mắn qua được nguy kịch sau 2 tuần điều trị tích cực.
Video đang HOT
Trường hợp thứ 2 bị rắn tấn công là bệnh nhi (11 tuổi ngụ tại huyện Định Quán, Đồng Nai) bị rắn hổ mèo cắn khi về nhà nghỉ trưa sau giờ học buổi sáng.
NSau khi được bác sĩ điều trị, ngày 26/10 tình trạng nhiễm độc, nhiềm trùng vết thương của bệnh nhi đã được cải thiện, không còn nguy hiểm đến tính mạng.
Theo BS.CK2. Vũ Hiệp Phát – Trưởng khoa Nội tổng hợp: Mức độ nguy hiểm do nọc độc gây ra tùy vào từng loại rắn (rắn chàm quạp, lục xanh, hổ đất, hổ mèo, hổ chúa, cạp nia…) nhưng nạn nhân cần được nhập viện càng sớm càng tốt nếu xác định vết cắn là do rắn độc gây ra.
Để hạn chế nguy cơ bị rắn vào nhà tấn công, người dân cần phát quang các bụi rậm, đóng kín các cửa nhà, thường xuyên chú ý tới những khu vực xung quanh bể nước, bồn tắm, máy giặt vì đây có thể là nơi ẩn náu của rắn sau khi vào nhà.
Việc cần làm cho người bị rắn cắn: Trấn an tinh thần của nạn nhân; hạn chế di chuyển; không cởi bỏ quần áo hay rửa, chạm vào vết thương; tuyệt đối không dùng các mẹo, các bài thuốc dân gian để chữa hay hút máu độc; dùng băng thun bản rộng để băng chặt vùng bị cắn (băng chặt như khi bị bong gân), băng từ dưới vết cắn băng lên càng cao càng tốt; nẹp cố định và giữ bất động chi bi rắn cắn; chuyển nạn nhân đến cơ sở y tế gần nhất có điều kiện cấp cứu hồi sức.
Li Uyên
Theo Dân trí
Bé 12 tuổi bị rắn lục cắn khi đang nằm trên giường xem tivi
Ngày 5/10, thông tin từ Bệnh viện Nhi đồng TP Cần Thơ cho biết, các sĩ của bệnh viện này đang điều trị cho bệnh nhi 12 tuổi bị rắn lục đuôi đỏ cắn khi đang nằm trên giường xem ti vi.
Bé T. đang được điều trị tại Bệnh viện Nhi đồng Cần Thơ
Cụ thể, mới đây bệnh nhi Nguyễn Văn T., ngụ huyện Tam Bình, tỉnh Vĩnh Long, được người nhà đưa đến bệnh viện trong tình trạng bị rắn cắn, 2 ngón chân bị sưng phù và sưng khớp. Qua thăm khám, các bác sĩ phát hiện bệnh nhân có biểu hiện rối loạn đông máu do rắn độc cắn nên tiến hành truyền huyết thanh kháng độc rắn để điều trị cho bệnh nhân.
Đến thời điểm hiện tại bệnh nhân tỉnh táo, không còn rối loạn đông máu nhưng vẫn phải ở lại bệnh viện để bác sĩ tiếp tục theo dõi và điều trị.
Người nhà em T. cho biết, trưa hôm qua (4/10), em T. nằm trên giường xem tivi. Trong lúc xem, T. giật mình vì bị con gì cắn mạnh vào ngón chân ở bàn chân phải. T. la lên thì người cha chạy đến kiểm tra vết thương con phát hiện 2 ngón chân của T. bị nhiều dấu răn cắn sâu, máu chảy nhiều.
Sau đó, cha bé T. lấy đèn pin rọi xuống giường thì phát hiện con rắn lục dài gần 1m nằm ngay phía dưới giường. Ngay lập tức, gia đình đưa em T. qua Bệnh viện Nhi đồng Cần Thơ cấp cứu.
Nguồn tin từ bệnh viện Nhi đồng Cần Thơ cũng cho biết, chỉ trong một tháng gần đây, bệnh viện đã tiếp nhận cấp cứu cho 8 bệnh nhi ở Cần Thơ, Hậu Giang, Vĩnh Long bị rắn độc cắn gây rối loạn đông máu. Rất may các trường này đều được cấp cứu kịp thời nên chưa có trường hợp đáng tiếc xảy ra. Tuy nhiên, các bác sĩ cũng khuyến cáo, ĐBSCL đang mùa mưa, mùa nước lũ lên nên rắn dễ chui vào nhà để tìm nơi ẩn náu. Các gia đình ở ven sông nền nhà ẩm thấp, xung quanh có nhiều lau sậy thì cần chú ý tránh để trường hợp đáng tiếc xảy ra.
Hoàng Tùng
Theo Dân trí
Sơ cứu đúng cách khi bị rắn cắn Không nên buộc garo, nạn nhân nằm ở tư thế sao cho vùng bị rắn cắn thấp hơn vị trí tim kể cả khi đưa đi viện. Ảnh minh họa Bệnh viện Nhi đồng 2 (TP HCM) vừa tiếp nhận bệnh nhi 7 tuổi người dân tộc Raglai ở Ninh Thuận, cấp cứu với tình trạng toàn thân sưng phù, chảy máu chân...