Liên tiếp 2 bé trai mắc bệnh dại nhập viện nguy kịch
ChỈ trong 2 tuần, tại Bệnh viện Nhi đồng 2 (TP HCM) tiếp nhận 2 trường hợp mắc bệnh dại nguy kịch. Đáng chú ý, trước đó, gia đình không biết nguyên nhân gây ra cơn dại của con.
Tối 22-9, BS CK2 Đỗ Châu Việt, Trưởng Khoa Hồi sức tích cực Nhiễm và COVID-19, Bệnh viện Nhi đồng 2 cho biết các bác sĩ tại đây đang tích cực điều trị cho bệnh nhi mắc bệnh dại.
Bé trai 8 tuổi mắc bệnh dại đang được lọc máu tại Bệnh viện Nhi đồng 2 (TP HCM). (Ảnh: Nguyễn Tâm)
Theo đó, 2 bé trai lần lượt 8 tuổi, ngụ Gia Lai và 13 tuổi, ngụ Đắc Nông, được tuyến dưới chuyển đến trong tình trạng não tổn thương nặng, viêm não, tính mạng nguy kịch nhưng không xác định được nguyên nhân gây bệnh.
Khai thác bệnh sử, qua nhiều lần thăm hỏi, người nhà bệnh nhi cho biết trước đó các bé không có biểu hiện chó, mèo cắn. Tuy nhiên, gần nhà có chó chết bất thường.
Từ thông tin này, các bác sĩ sau khi xét nghiệm phát hiện 2 bệnh nhi đều mắc bệnh dại. Nhanh chóng, các bác sĩ đã tích cực điều trị, lọc máu. Đồng thời, hội chẩn cùng Bệnh viện Bệnh nhiệt đới (TP HCM). Tuy nhiên, tình trạng bé trai 13 tuổi nguy kịch nên đã chuyển đến Bệnh viện Bệnh nhiệt đới tiếp tục điều trị. Riêng bé trai 8 tuổi nhập viện sau vẫn đang được lọc máu tại Bệnh viện Nhi đồng 2.
Video đang HOT
Bác sĩ Việt nhấn mạnh bệnh dại do virus dại (Rhabdovirus) gây nên. Virus này lây từ động vật sang người qua chất tiết, thường là nước bọt. Thời gian ủ bệnh từ 2-8 tuần, ngắn thì khoảng 10 ngày và dài có khi 1-2 năm, tuỳ lượng virus và độ nặng vết thương. Người bệnh sẽ nhiễm virus cấp tính tại hệ thần kinh trung ương. Để xác định bệnh dại sẽ dựa vào xét nghiệm PCR virus dại trong nước bọt.
Theo bác sĩ Việt, triệu chứng khởi đầu của bệnh gồm mệt mỏi, nhức đầu, sốt, cảm giác sợ hãi,…. Sau đó, vào giai đoạn viêm não với biểu hiện mất ngủ, tăng cảm giác kích thích (sợ ánh sáng, sợ tiếng động, sợ gió). Mức độ nguy hiểm nhất là rối loạn thần kinh thực vật, đồng tử giãn, vã mồ hôi, tăng tiết nước bọt, rối loạn huyết động,….
Bác sĩ Việt lưu ý nguồn lây bệnh dại đến từ động vật hoang dã và cả vật nuôi (chó, mèo…). Virus dại sẽ mất độc lực khi ở nhiệt độ 70 độ C trong 2 phút hoặc sử dụng các chất sát khuẩn thông thường.
Bác sĩ Việt khuyến cáo, để phòng ngừa bệnh dại, cha mẹ nên giúp trẻ hiểu và khai báo sớm nếu động vật làm bị thương. Nếu bị động vật cào, cắn… thì cần rửa sạch, sát trùng vết thương và nhanh chóng đưa trẻ đến cơ sở y tế gần nhất để chích vắc-xin, huyết thanh kháng dại, chích ngừa uốn ván theo chỉ định của nhân viên y tế nếu có.
Đặc biệt, cần chích ngừa dại cho vật nuôi và diệt ổ bệnh khi phát hiện, theo dõi sát những vật nuôi chưa phát bệnh. Với những người tiếp xúc thường xuyên với động vật như nhân viên thú y, kiểm lâm,… cũng cần chích ngừa định kỳ.
Bé trai ở Quảng Trị tử vong sau khi bị chó cắn vào gò má
Bé trai 6 tuổi ở Quảng Trị tử vong nghi do bệnh dại sau khi bị chó cắn vào gò má gần một tháng.
Sáng 18/8, trao đổi với PV Báo Sức khỏe & Đời sống, lãnh đạo Trung tâm Y tế (TTYT) huyện Hướng Hoá, tỉnh Quảng Trị cho biết, trên địa bàn vừa ghi nhận một trường hợp tử vong nghi do mắc bệnh dại. Nạn nhân là cháu H.Đ.P. (SN 2017, trú tại khóm 5, thị trấn Khe Sanh, huyện Hướng Hóa).
Trước đó, sáng 13/8 cháu bé được đưa đến khám tại TTYT huyện Hướng Hóa trong tình trạng sốt cao 39 độ C, da nhợt nhạt, tức ngực khó thở, nhịp tim nhanh, sợ uống nước, vẻ mặt hoảng sợ.
Đến 16h cùng ngày, cháu bé được TTYT huyện Hướng Hóa chuyển lên tuyến trên, tuy nhiên người nhà không hợp tác chuyển tuyến mà xin đưa trẻ về nhà để điều trị bằng thuốc đông y.
Đến 10h13 ngày 14/8, người nhà thấy cháu bé ngừng thở, tím tái nên đưa vào viện. Tuy nhiên, lúc vào viện cháu bé đã ngừng hô hấp, ngừng tuần hoàn, chẩn đoán tử vong ngoại viện.
Ảnh minh hoạ.
Theo TTYT huyện Hướng Hoá, qua điều tra yếu tố dịch tễ, cách thời điểm khởi phát bệnh 23 ngày (23/7), cháu bé bị chó nhà hàng xóm cắn ở gò má phải, không được đưa đi tiêm huyết thanh và vaccine kháng dại.
Người nhà xử lý vết thương bằng cách dùng nước lã rửa sạch vết cắn và dùng lá ớt đắp vào vết thương. Trong thời gian từ khi bị chó cắn cho đến ngày phát bệnh (12/8), cháu bé vẫn ăn uống, vui chơi bình thường.
Lãnh đạo TTYT huyện Hướng Hóa cho biết, bệnh dại là bệnh nhiễm virus cấp tính của hệ thống thần kinh trung ương, lây truyền từ động vật sang người chủ yếu qua vết cắn của động vật mắc bệnh dại. Bệnh dại trên người có thể phòng và điều trị dự phòng bằng vaccine và huyết thanh kháng dại. Khi đã lên cơn dại, kể cả động vật và người đều dẫn đến tử vong.
Để chủ động phòng chống bệnh dại, người dân cần thực hiện quản lý chó, mèo theo hướng dẫn của cán bộ thú y. Cụ thể, tiêm phòng 100% cho chó, mèo, khai báo chó, mèo nuôi với chính quyền địa phương, nuôi chó phải xích, nhốt, ra đường phải đeo rọ mõm.
Khi phát hiện trường hợp chó nghi dại, chó cắn nhiều người, hoặc nhiều chó, mèo trên địa bàn ốm, chết không rõ nguyên nhân cần báo ngay với chính quyền địa phương, cơ quan y tế hoặc thú y.
TTYT huyện Hướng Hóa khuyến cáo, khi bị chó, mèo cắn người dân rửa vết thương dưới vòi nước chảy ngay lập tức với xà phòng liên tục 15 phút. Nếu không có xà phòng có thể xối rửa vết thương bằng nước thông thường, cồn, rượu, dầu gội, bột giặt... Đây là phương pháp sơ cứu hiệu quả nhằm hạn chế lượng vi rút xâm nhập vào cơ thể.
Vết thương cần được rửa sạch với cồn 40 - 70 độ hoặc cồn iod. Không làm dập nát vết thương (nặn máu) và không khâu kín hoặc băng kín vết thương. Đến ngay cơ sở y tế gần nhất để được tư vấn và tiêm vaccine phòng dại nếu có chỉ định theo chuyên môn.
Tuyệt đối không tự chữa, nhờ thầy lang khám chữa, sử dụng các phương pháp thử dại hoặc sử dụng thuốc nam. Bệnh dại chỉ có thể xét nghiệm được ở các phòng xét nghiệm được Bộ Y tế công bố đủ điều kiện.
Quảng Ngãi: Người đàn ông tử vong sau 2 tháng bị chó cắn Một người đàn ông ở Quảng Ngãi bị chó cắn ở tay nhưng không tiêm vắc xin và huyết thanh. Hai tháng sau, nạn nhân tử vong, nghi do bệnh dại. ảnh minh họa Ngày 17.8, Trung tâm Kiểm soát bệnh tật tỉnh Quảng Ngãi cho biết đã có báo cáo gửi Viện Pasteur Nha Trang, Sở Y tế Quảng Ngãi... về một...