Liên Quân Mobile: Thi đấu yếu kém, 4 tuyển thủ Thái Lan bị “đuổi việc”, “tiền đồ” lại tăm tối
Đời game thủ chuyên nghiệp nói chung là khá ngắn, làng Liên Quân Mobile nói riêng đã chứng kiến thêm nhiều màn chia tay mà ai cũng hiểu lý do.
Đối lập với những người thi đấu thành công, kiếm tiền tỷ mỗi năm nhờ các danh hiệu vô địch Liên Quân Mobile quốc gia và cao hơn nữa là AIC, AWC. Thì đại đa số “Kiện tướng eSports” đều có một tương lai khá bấp bênh nếu thất bại trong việc cạnh tranh danh hiệu kèm suất dự các giải đấu lớn. Họ thường sẽ bị “đuổi khéo” một cách chớp nhoáng để rồi không biết bản thân làm cái gì sau đó. Có người thì đợi team khác tuyển về, có người thì về làm streamer nhận donate sống qua ngày nhưng thường là không bền.
Mới đây, một team Liên Quân Mobile nổi tiếng ở Thái Lan đã tạo “địa chấn” khi “Chào tạm biệt” tới 4 thành viên, đó là KOG Diamond Cobra.
Làng Liên Quân Mobile chưa từng chứng kiến team chuyên nghiệp nào “đuổi” nhiều thành viên “đội 1″ như KOG Diamond Cobra.
“Rắn Kim Cương” được game thủ Việt biết tới khá nhiều vì họ từng tham dự AIC 2018, AWC 2019. Nhà vô địch RPL mùa 3 từng tạo dấu ấn khi sở hữu tới 2 tuyển thủ vô địch AWC người Hàn (JJAK và Sun).
KOG Diamond Cobra có một mùa giải thất bại khi “bật bãi” khỏi Top 4.
Với sự bổ sung này họ lập tức giành ngôi vô địch RPL (mùa 3). Nhưng kể từ đỉnh cao đó tới nay, KOG đánh mất mình và họ trượt dài.
Video đang HOT
KOG đã chia tay 4 tuyển thủ từng gắn bó với nhau suốt một thời gian dài.
Ở AWC 2019, thành tích của “Rắn” còn kém hơn team đồng hương là AHQ. Kết thúc vòng bảng RPL mùa 4, nhà vô địch RPL mùa 3 chỉ đứng hạng 5 nên không được dự Play-off và đành “đứng xem” AIC 2019. Kết quả bết bát này khiến đội ngũ điều hành đã “mạnh tay” chưa từng có, họ chấm dứt hợp đồng với 4 tuyển thủ chủ chốt gồm: Pty, Xxxn, Moowan và Getsrch. Các vận động viên này đã và đang sở hữu kinh nghiệm, năng lực nhưng lại thiếu sự hiệu quả.
“Thần rừng” Gertsrch chính thức mất việc làm.
Nên nhớ, Getsrch là người đi rừng có kinh nghiệm và bản lĩnh đã được khẳng định. Rồi người đi solo lane Rồng là Pty, người chơi trợ thủ Xxxn hay chuyên gia đi lane Tà Thần là Moowan đã gắn bó với nhau từ rất lâu. Việc KOG “đập đi xây lại” khiến cả làng Liên Quân Mobile Thái Lan “choáng”. “Các vận động viên sẽ làm gì sau khi mất việc?”, “Đuổi nhiều như vậy thì chất lượng người mới có tốt hơn?”, đều là những lo lắng mà các fan của KOG bày tỏ.
Moowan – tuyển thủ được đánh giá là một trong những “Best Florentino”.
Xxxn – tuyển thủ chơi support thuộc diện “lão làng” nhất RoV.
Cái tên cuối cùng là Pty – tuyển thủ solo lane Rồng với kho tướng đa dạng.
Trong quá khứ, làng Liên Quân Mobile đã chứng kiến quá nhiều “ngôi sao sáng vụt tắt” chỉ vì thay máu nhân sự quy mô lớn. Còn bản thân các game thủ trót đặt niềm tin vào con đường thi đấu chuyên nghiệp nhưng thất bại đều phải đối diện với một khoảng lặng, để từ đó tự suy ngẫm xem bản thân nên làm gì. Nhìn tổng thể, số lượng người bỏ thi đấu đỉnh cao và có sự nghiệp (Streamer) thành công chỉ đếm trên đầu ngón tay mà thôi.
Theo GameK
Liên Quân Mobile: Tuyển thủ Thái Lan thua trận, "mất" cả đống tiền vẫn tươi cười, bắt tay đối thủ
Giải Thái Lan cũng đã chọn xong đại diện cuối cùng tham dự Chung kết Liên Quân Mobile thế giới.
Cũng giống như Việt Nam, Thái Lan là quốc gia mà Liên Quân Mobilecó tầm ảnh hưởng xã hội rất lớn. Ở đây, người ta gọi trò chơi này một cách ngắn gọi là RoV (viết tắt của Realm of Valor). Với thành tích tốt ở các giải Arena of Valor quốc tế mà Thái Lan cũng sẽ được Tencent bố trí 2 suất tham dự Chung kết thế giới - AWC 2019 như Việt Nam và Đài Bắc Trung Hoa. Nhưng khác với Garena VN chọn 2 đại diện tham dư AWC là 2 đội có thành tích tốt nhất ở Đấu Trường Danh Vọng mùa xuân 2019. Thì Garena Thái Lan lại lựa chọn 2 đội theo cách khác, trong đó 1 đội phải là nhà vô địch RoV Pro League (RPL) và 1 đội là nhà vô địch vòng loại AWC Thái Lan.
Garena Thái Lan tổ chức vòng loại AWC chọn đại diện thứ 2.
Với thành tích vô địch giải quốc nội RPL thì Toyota Diamond Cobra trở thành đại diện Thái Lan đầu tiên đến với AWC. Ở vòng loại AWC Thái Lan, Garena sẽ cho phép các đội ở hạng thấp hơn tham gia thi đấu với các đội ở RPL. Điều này mở ra cơ hội cho những cái tên mới nổi như Devita (Á quân giải quốc tế ESL trên đất Indonesia) có thể so tài với các ông lớn như Bazaar Gaming, Buriram Uniter hay AHQ Esports cho chiếc vé còn lại đại diện Thái Lan dự AWC 2019. Quả thật, bất ngờ nối tiếp bất ngờ, chú ngựa ô Devita đã tạo ra cơn địa chấn khi đánh bại Buriram United rồi cả AHQ để lọt tới trận Chung kết tổng.
Rush và đồng đội hoàn toàn áp đảo Devita.
Nhưng AHQ không dễ dàng buông xuôi, họ sốc lại tinh thần và hủy diệt Bazaar Gaming ở bán kết nhanh thua để tiếp tục tái đấu với Devita trong trận đấu cuối cùng. Rush và đồng đội giành quá nhiều lợi thế với những chiến thuật dị được áp dụng mà đáng kẻ nhất là Wonder Woman đi rừng ở ván thứ 5. AHQ kiểm soát tốt các mục tiêu lớn và đẩy Devita phải co cụm lại ở cả 3 đường. Thất bại chóng vánh mà Á quân ESL phải nhận là điều khó tránh. AHQ chính thức là đại diện Thái Lan thứ 2 dự AWC 2019.
Cần nói thêm, Chung kết Thế giới của bộ môn Liên Quân Mobile AWC 2019 được tổ chức tại Đà Nẵng, Việt Nam từ cuối tháng 6 tới giữa tháng 7, bao gồm trọn vẹn các diễn biến từ Vòng bảng tới Chung kết với tổng giải thưởng kỷ lục gần 12 tỉ đồng. Khả năng để các đại diện Thái Lan hay Việt Nam có thành tích tối thiểu nằm trong Top 6 là rất cao. Qua đó, họ sẽ nhận về số tiền thưởng ít nhất cũng là 368 triệu đồng. Nhưng dù đã mất suất dự AWC 2019 vào tay AHQ, nhưng các tuyển thủ Devita vẫn hành xử rất fair-play.
Cả AHQ và Devita cũng như các đội RoV khác đều có cách hành xử chuyên nghiệp.
Khi mà AHQ tiến tới phòng thi đấu động viên đối thủ thua trận, cả 5 tuyển thủ Devita đều quay ra cúi đầu, chắp và bắt tay rất lễ độ. Hoàn toàn không hề có thái độ "cáu bẳn" nào mà Devita dành cho đối thủ. Liệu game thủ Liên Quân Mobile chuyên nghiệp và cả bán chuyên ở VN có chịu học hỏi những điều cơ bản này hay không đây?
Theo GameK
Liên Quân Mobile: 2 tuyển thủ vô địch thế giới thất nghiệp đành về nhà leo Rank Cao Thủ Vì Liên Quân Mobile không có tầm ảnh hưởng toàn cầu mà nhiều người chơi tài năng đành phải lựa chọn công việc stream để kiếm sống. Game thủ chuyên nghiệp ở bất cứ bộ môn eSports nào cũng có thu nhập chủ yếu tới từ tiền thưởng đấu giải, tiền lương và thưởng từ đơn vị chủ quan và các đối tác...