Liên Quân Mobile: Đại diện TQ tung ra chiến thuật siêu dị, không cần xạ thủ và pháp sư
Đại diện Trung Quốc tham dự giải Liên Quân Mobile AIC 2019 khiến khán giả thích thú với những sáng tạo ở khâu ban/pick.
Việc một đội tuyển Liên Quân Mobile tham dự AIC hay AWC có kết quả khả quan hay không đều phụ thuộc nhiều vào quá trình chuẩn bị. Điểm tựa để các đội “bay cao” không gì khác chính là cộng đồng. Những server chỉ có vài vạn người chơi sẽ khiến việc tìm trận mất rất nhiều thời gian, thậm chí là không thể tìm được đối thủ ở những mức rank chỉ là Cao Thủ 1 sao. Trái lại, những máy chủ đông đảo sẽ đem lại doanh thu cho NPH. Từ đó, hệ thống giải đấu chuyên nghiệp được đầu tư và các tuyển thủ eSports sẽ có sự nghiệp ổn định.
3/5 thành viên của đại diện TQ dự AIC 2019 được đánh giá là “bí ẩn” với cộng đồng AoV thế giới.
Việt Nam, Thái Lan và Đài Loan là 3 khu vực Liên Quân Mobile được đánh giá là sẽ thống trị các giải AWC và AIC trong nhiều năm. Trái lại, những đội hoạt động theo kiểu phong trào, không chuyên tới từ Hàn Quốc, Bắc Mỹ, Châu Âu hay Trung Quốc (TQ) đều chỉ được coi là “tới cho có”. Khán giả nhớ tới họ có lẽ chỉ là thông qua một số tình huống Highlight mà thôi. Tuy nhiên, những đại diện TQ thì còn tạo ra sự thú vị hơn nữa với những màn ban/pick siêu dị.
Đại diện TQ chơi với đội hình không có xạ thủ, pháp sư truyền thống.
Các đại diện TQ tới AWC hay AIC đều là những tuyển thủ chơi Vương Giả Vinh Diệu – King of Glory. Trò chơi này vốn là bản gốc của Liên Quân Mobile – Arena of Valor. Do đó, cách nghĩ của họ cũng rất khác biệt với phần còn lại của thế giới. Trong quá khứ, những chiến thuật dị với Arduin được người TQ áp dụng đều gây tiếng vang lớn. Khi mà giải AIC 2019 bắt đầu khởi tranh loạt trận bảng B thì khán giả lại được trầm trồ với màn pick tướng siêu dị, đó là không sử dụng xạ thủ và pháp sư.
Video đang HOT
Đội hình “tay ngắn” khiến đại diện TQ thiệt thòi trong những pha tranh chấp các mục tiêu lớn.
Tốc độ farm lính chậm hơn, không thể cấu rỉa tầm xa, đại diện TQ nhận bất lợi lớn trước khi thua.
Đội hình của Team AK (đại diện TQ) dị ở 2 vị trí: đường giữa thay vì là một pháp sư truyền thống thì họ sử dụng “Quỷ Cốc Tử”. Trong khi ở đường rồng, họ đẩy Omen thay vì chơi một tướng tay dài. Với đội hình gồm tới 3 đấu sĩ, không xạ thủ và không có tướng thuần pháp sư nên Team AK liên tục thua thiệt trong những tình huống tranh chấp các mục tiêu lớn. Thua thiệt tới hơn 10 nghìn tiền đã khiến pha giao tranh tổng được USG (đại diện Nhật Bản) phát động trở nên không cân sức.
Đại diện TQ rõ ràng là ẩn số thú vị, trong khi đội Nhật thì không quá nổi bật.
Cũng như kèo Team Flash đấu ONE Team, USG và Team AK lại “hòa vốn”. Nếu như không chơi một đội hình “dị” thì có lẽ đại diện TQ có thể thắng tuyệt đấu trong kèo BO2 rồi. Những trận đấu trong loạt trận khai màn bảng B ở AIC 2019 vẫn diễn ra tương đối thuận lợi sau khi Phù Hiệu Chuyển Sịnh bị “dẹp”.
Theo GameK
Liên Quân Mobile: Tướng Eland'orr gây tranh cãi lớn, người bảo Xạ Thủ, người nói Pháp Sư
Eland'orr là tướng Liên Quân Mobile mới đang trong giai đoạn thử nghiệm, bản gốc của nó là tướng Công Tôn Ly trong King of Glory.
Phần lớn kỹ năng tướng trong Liên Quân Mobile được phát triển dựa trên dàn chiêu thức của tướng trong King of Glory. Ở thời điểm hiện tại, còn gần 20 tướng King of Glory vẫn chưa xuất hiện trong Liên Quân Mobile với một vẻ ngoài khác. Hầu hết những vị tướng trong số này đều sở hữu những năng lực chiến đấu - tự vệ đều mang tính "độc nhất vô nhị" như: năng lực bay xuyên địa hình, hồi máu cho trụ, tạo tường chắn không cho mọi ai đi qua, hợp thể đi kèm "buff" giáp ảo cho tướng đồng minh, "buff" tàng hình cho đồng đội, sở hữu khái niệm "máu ảo", lướt tối đa 5 lần liên tiếp,... Có thể nói, những "siêu nhân" mới này sẽ là giúp phân hóa rõ nét người chơi vì độ khó của chúng đều ở mức tương đối trở lên.
Tướng Eland'orr với cả 3 kỹ năng đều vượt được địa hình.
Nếu như tướng đấu sĩ có độ khó 9/10 là Yena đã làm game thủ "đau não" trong việc bật đúng thứ tự combo 6 kỹ năng, hay sắp tới là tướng sát thủ Enzo với độ khó 10/10 đòi hỏi người dùng phải phán đoán và xử lý tình huống rất chính xác. Thì Liên Quân Mobile lại chuẩn bị trình làng thử thách mới với tướng xạ thủ biến ảo, dồn sát thương ghê gớm hơn cả nhiều pháp sư. Đó là Eland'orr. Vị tướng mới này khiến game thủ Liên Quân Mobile lao vào tranh cãi lớn về vai trò thật sư. Người thì bảo Eland'orr là tướng xạ thủ nhưng có người thì khẳng định đây là tướng pháp sư chính hiệu. Liệu ý kiến nào đúng, ý kiến nào sai?
Quan điểm: Eland'orr là tướng xạ thủ
Công Tôn Ly trong King of Glory
Eland'orr là tướng Liên Quân Mobile có bản gốc là tướng Công Tôn Ly trong King of Glory, mà Công Tôn Ly lại được Tencent xếp vào nhóm xạ thủ cùng với những cái tên như: Địch Nhân Kiệt (bản gốc Valhein), Thành Cát Tư Hãn (bản gốc Lindis), Hoàng Trung (bản gốc Siluca), Lỗ Ban (bản gốc Yorn),.. Trong quá khứ, tất cả tướng King of Glory xuất hiện trong Liên Quân Mobile dù dưới hình dạng nào, cốt truyện biến đổi ra sao, kỹ năng thay đổi tới đâu đi chăng nữa thì vai trò (nhóm tướng) vẫn không thay đổi so với bản gốc.
Công Tôn Ly được Tencent xếp vào nhóm xạ thủ.
Sự khác biệt hiếm hoi chỉ là đấu sĩ Lưu Bị của King of Glory được Timi mang sang Liên Quân Mobile trong hình dạng đấu sĩ Rourke và trước đó là xạ thủ Moren mà thôi. Do đó, Eland'orr sẽ nằm chung nhóm với Tel'Annas, Yorn, Valhein,... thay vì Flash, Liliana hay Tulen. Ngoài thiết lập cố định từ Tencent, thì bản chất tướng Eland'orr cũng gây sát thương vật lý là chính nên dĩ nhiên vị tướng này không thể đứng ở nhóm pháp sư được.
Quan điểm: Eland'orr là tướng pháp sư
Eland'orr triệu hồi Bướm tấn công đối thủ và Bướm cũng là "bãi đáp" của vị tướng này.
Các tướng pháp sư thường sở hữu kiểu tấn công triệu hồi thú để đánh đối phương. Đơn cử như Tulen dứt điểm đối phương với chiêu cuối sẽ triệu hồi một chú chim điện, Krixi thì triệu hồi ảo ảnh bướm bay lên tấn công rồi bay về, Veera thì sở hữu đám Dơi và tiểu quỷ, Preyta sở hữu chú Rồng làm nội tại giúp tăng tốc chạy,... Eland'orr cũng chẳng kém cạnh khi triệu hồi Bướm tấn công đối thủ, vị trí của Bướm cũng là nơi mà Eland'orr biến thành bãi đáp ở lần kích hoạt thứ 2 ở cả 3 kỹ năng.
Sát thương phép trở thành sát thương chủ đạo của Eland'orr.
Bản gốc của Eland'orr là Công Tôn Ly khi tung ô tấn công và đẩy lùi kẻ địch với chiêu cuối sẽ gây sát thương phép. Nhưng khi xuất hiện trong Liên Quân Mobile, sát thương phép trở thành sát thương chủ đạo của Eland'orr. Không chỉ có vậy, với 3 kỹ năng đều cho phép tái kích hoạt lần 2, giúp Eland'orr bay tới chỗ có Bướm thì rõ ràng vị tướng này có sự cơ động thuộc diện hàng đầu. Xét ở độ biến ảo thì Liliana, Tulen hay Flash cũng còn kém xa. Trái lại, hầu hết các tướng xạ thủ Liên Quân Mobile đều có độ cơ động ở mức thấp hoặc trung bình. Quan điểm Eland'orr xứng đáng là đại diện của nhóm pháp sư thay vì xạ thủ cũng không phải là không có lý.
Theo GameK
Liên Quân Mobile: Quá nhiều "Dead Server", AIC 2019 bị ví như là giải "Việt Nam, Thái Lan, Đài Loan mở rộng" AIC là giải Liên Quân Mobile được ví như Chung kết thế giới thứ 2 trong năm sau AWC. Trận chung kết ĐTDV mùa đông 2019 kết thúc với chức vô địch thứ 3 liên tiếp giành cho Team Flash. Garena đã nhanh chóng tiến hành tổ chức bốc thăm chia bảng giải AIC 2019. Tổng cộng 12 đội Liên Quân Mobile được...