‘Liên minh’ tổng giám đốc ngân hàng và vợ chồng doanh nhân
Bà Nguyễn Thị Ngọ đã dùng tiền vay từ DAB để trở thành thành viên HĐQT của ngân hàng.
Tình tiết mới liên quan đến vụ sai phạm của ông Trần Phương Bình, cựu tổng giám đốc, cựu phó chủ tịch HĐQT và chủ tịch Hội đồng tín dụng DAB và đồng phạm.
Tháng 11-2019, Cơ quan CSĐT Bộ Công an đã ra quyết định tách hành vi vay vốn, cho vay vốn sai quy định của ông Bình và cán bộ DAB cùng nhóm khách hàng do bà Nguyễn Thị Ngọ đứng đầu thành vụ án khác khác để điều tra, xử lý.
CQĐT xác định được hai vợ chồng doanh nhân Nguyễn Thị Ngọ, Lê Anh Tuấn đã vay tiền từ DAB rồi dùng chính tiền vay mua cổ phiếu để trở thành cổ đông ngân hàng này.
Ông Trần Phương Bình và các đồng phạm giai đoạn 1. Ảnh: CTV
Bà Ngọ quen biết ông Bình qua việc mua bán vàng từ năm 1900. Khi thành lập DAB vào năm 1992, ông Bình mời bà Ngọ góp vốn và đề nghị đối tác về hẳn DAB làm việc. Bà Ngọ đồng ý góp vốn nhưng dưới danh nghĩa cha chồng bà đứng tên cổng đông sáng lập.
Đến năm 2006, bà Ngọ sử dụng pháp nhân một số công ty (do vợ chồng lập ra) và nhờ người thân, nhân viên đứng tên nhiều khoản vay tại DAB. Năm 2007, DAB phát hành cổ phiếu, chào bán hai lần nhằm tăng vốn điều lệ từ 880 tỉ đồng lên 1.600 tỉ đồng.
Hai lần này vợ chồng bà Ngọ đều nhanh tay mua 26.500 cổ phiếu với giá 339 tỉ đồng. Cả hai dùng chính tiền vay từ DAB mua cổ phiếu của ngân hàng này.
Video đang HOT
Lần đầu, ông Tuấn đứng tên mua 1.500 cổ phiếu với giá 39 tỉ đồng; nguồn tiền từ vốn vay DAB. Sau khi sở hữu số cổ phiếu trên, bà Ngọ ngồi vào ghế thành viên HĐQT ngân hàng. Tiếp đó, vợ chồng bà bỏ ra 300 tỉ đồng mua 25.000 cổ phiếu.
Như lần trước, một trong những nguồn tiền mua cổ phiếu là từ 6 khoản vay DAB trước đó. Từ đó đến tháng 6-2014, DAB thực hiện 28 lần chia cổ tức cho vợ chồng bà Ngọ. Và cũng từ đó, cổ phần DAB liên tục xuống giá dễn đến vợ chồng bà không còn khả năng trả nợ.
Để cứu vãn tình hình, ông Bình và bà Nguyễn Thị Ngọc trao đổi thống nhất DAB tiếp tục cho bà Ngọ vay những khoản vay mới, vay thấu chi và tạm ứng để trả nợ gốc và lãi cho những khoản vay dùng vào việc mua cổ phiếu.
Vì lãnh đạo chỉ đạo theo chủ trương nên cán bộ DAB không hề thẩm định điều kiện vay vốn, dễ dàng giải ngân. Tính đến tháng 12-2018, vợ chồng bà Ngọ còn dư nợ hơn 1.207 tỉ đồng tại DAB (tính cả gốc lẫn lãi).
Làm việc với CQĐT, bà Ngọ khai việc mua cổ phiếu là mua giúp ông Bình trong kịch bản “tăng vốn điều lệ”. Ông Bình nhờ vả nên tạo điều kiện vay vốn khi vợ chồng bà làm thủ tục mua cổ phiếu. Việc giải ngân khoản vay mới rồi lấy tiền vay đó trả nợ những khoản vay cũ (dùng mua cổ phiếu) do DAB tự tiến hành trên cơ sở cân đối gốc, lãi khoản vay đến hạn.
Hiện gia đình bà vẫn đứng tên sở hữu số cổ phiếu nói trên trong ngân hàng. Bà Ngọ cam kết và đề nghị cơ quan tố tụng xử lý tài sản đứng tên vợ chồng bà để trả hết nợ gốc tồn đọng tại DAB.
Thời gian này, cơ quan chức năng chờ kết quả định giá tài sản và phương án trả nợ bà Ngọ đề đạt. Từ đó mới có căn cứ đánh giá việc vi phạm pháp luật hình sự (hành vi sai phạm cùng hậu quả thiệt hại) của vợ chồng bà và những cá nhân đứng tên hồ sơ vay cũng như cán bộ, lãnh đạo DAB.
Ngược lại, ông Bình giải thích ông có động viên bà Ngọ mua cổ phiếu ngân hàng; nhưng không phải mua giúp cá nhân ông hay giúp DAB. Việc mua cổ phiếu do bà Ngọ tự cân nhắc, xem xét rồi tự nguyện. Khi đó, ông Bình có hứa nếu phía bà Ngọ thiếu tiền mua thì DAB sẽ cho vay phần còn thiếu.
Cơ quan điều tra nhận thấy ông Bình và hai thuộc cấp biết rõ người đứng tên vay tiền không đủ năng lực tài chính, sử dụng vốn vay sai mục đích, hồ sơ vay không có tài sản đảm bảo khiến DAB thiệt hại nặng nề.
Tuy nhiên, Hội đồng định giá trong Tố tụng hình sự TP.HCM chưa có kết luận định giá tài sản liên quan đến những khoản vay do vợ chồng bà Nguyễn Thị Ngọ trực tiếp hay gián tiếp đứng tên. Vì vậy, cơ quan điều tra chưa đủ căn cứ kết luận điều tra, đề nghị truy tố đối với sai phạm do ông Bình và hai thuộc cấp gây ra.
Còn trong giai đoạn hai vụ án, CQĐTđề nghị VKS truy tố ông Bình và các đồng phạm về các tội vi phạm quy định về hoạt động ngân hàng, hoạt động khác liên quan đến ngân hàng. Và ông Bình còn bị đề nghị truy tố thêm tội lạm dụng chức vụ, quyền hạn chiếm đoạt tài sản.
Theo báo pháp luật
Những doanh nhân vang bóng một thời: Nữ đại gia Hứa Thị Phấn bệnh tật và tù tội
Bà Hứa Thị Phấn còn được gọi là "Sáu Phấn", sinh năm 1947, bà là một trong những doanh nhân có tiếng tăm. và cũng là nhân vật chính trong vụ án tại ngân hàng Đại Tín.
Năm 2007, bà Hứa Thị Phấn từng và 14 người trong gia đình mua 85% cổ phần của Ngân hàng thương mại cổ phần Đại Tín - Trustbank, tương đương 2500 tỷ đồng và giữ chức vụ Cố vấn cấp cao Hội đồng quản trị ngân hàng này.
Ngân hàng thương mại cổ phần Đại Tín có tiền thân là Ngân hàng Nông thôn cổ phần Rạch Kiến huyện Cần Đước, tỉnh Long An. Ngoài ra bà còn giữ chức vụ Cố vấn Hội đồng Tín dụng Trustbank.
Tuy chỉ giữ hai chức vụ nhỏ là Cố vấn cấp cao Hội đồng quản trị và Cố vấn Hội đồng Tín dụng Trustbank nhưng lại sở hữu tới 85% cổ phần Trustbank, năm 2010, Hứa Thị Phấn là người chi phối và điều hành hoạt động của Trustbank, còn chủ tịch Hội đồng quản trị Trustbank Hoàng Văn Toàn và Tổng giám đốc Trần Sơn Nam chỉ là người đại diện về hình thức.
Bà Hứa Thị Phấn đang điều trị tại bệnh viện.
Chỉ trong vòng ba năm từ 2007-2010, bà Phấn đã trở thành nữ đại gia ngàn tỷ, quyền lực, khi nắm quyền kiểm soát hoạt động của TrustBank, bà Phấn và TrustBank gần như không hoạt động gì... ngoài việc đầu tư mua đi bán lại bất động sản. Song song đó, bà Phấn chỉ đạo các cựu lãnh đạo TrustBank tạo hàng ngàn giấy tờ khống để hợp thức hóa các khoản nợ cũ của bà, sau đó đẩy nợ cho doanh nghiệp là Công ty Phương Trang.
Năm 2012, bà Hứa Thị Phấn tham gia Hội đồng quản trị Tập đoàn SSG, đếm năm 2016 bà rút khỏi Hội đồng quản trị SSG.
Đầu năm 2017, Cơ quan điều tra khởi tố bị can đối với bà Hứa Thị Phấn. Trong kết luận điều tra của cơ quan điều tra không có bất cứ lời khai nào của bà Hứa Thị Phấn vì khi cơ quan điều tra tiếp cận bà ở bệnh viện thì bà "luôn ở tình trạng khó tiếp xúc, gọi hỏi không trả lời'.
Đến năm 2018, Viện kiểm sát nhân dân tối cao đã tống đạt cáo trạng truy tố bà Hứa Thị Phấn về hai tội lạm dụng tín nhiệm chiếm đoạt tài sản và cố ý làm trái quy định của Nhà nước về quản lý kinh tế gây hậu quả nghiêm trọng.
Về hành vi cố ý làm trái, căn nhà số 5 Phạm Ngọc Thạch (phường 6, quận 3, TP.HCM), do bị cáo Phấn nhận chuyển nhượng có giá tương đương 371 tỷ đồng. Sau khi sở hữu căn nhà, bà Phấn đã thực hiện 4 chuyển giao lòng vòng để nâng giá trị căn nhà lên cao gấp 8 lần giá thị trường, rồi chỉ đạo HĐQT và ban điều hành Ngân hàng Đại Tín mua căn nhà đó với giá 1.260 tỷ đồng, hạch toán thu chi khống để hợp thức việc mua bán trước đó, chiếm đoạt 1.105 tỷ đồng.
Bà Hứa Thị Phấn còn được gọi là "Sáu Phấn".
Tháng 5 năm 2018, bà Hứa Thị Phấn bị Tòa án nhân dân cấp cao tại Hà Nội xử vắng mặt (bà Phấn không thể tới tòa vì mất sức khỏe 93%) và tuyên y án sơ thẩm 17 năm tù về tội "vi phạm quy định về cho vay trong hoạt động của các tổ chức tín dụng". Bản án có hiệu lực ngay khi hội đồng xét xử tuyên án.
Liên quan đến vụ án gây thiệt hại 1338 tỷ đồng tại Ngân hàng Đại Tín, ngày 22/11/2019, Hội đồng xét xử Tòa án nhân dân Thành phố Hồ Chí Minh đã tuyên phạt bà Hứa Thị Phấn án 20 năm tù, tổng hợp hình phạt với các bản án khác là 30 năm tù.
Trong phiên xử này, bà vắng mặt không lí do dù sức khỏe đã tiến triển, có thể giao tiếp được. Được biết từ đó tới nay, bà Phấn vẫn nằm điều trị tại Bệnh viện Đa khoa Tân Hưng (quận 7, TP HCM).
Theo pháp luật và đời sống
Vũ 'nhôm' mua giúp 2.000 lạng vàng cho nguyên Tổng giám đốc ngân hàng Đông Á Vũ "nhôm" mua và chuyển cho nhân viên ông Trần Phương Bình 2.000 lượng vàng sau khi ông Bình chuyển hơn 70 tỷ đồng vào tài khoản. Cơ quan Cảnh sát điều tra (CSĐT), Bộ Công an đã hoàn tất Kết luận điều tra (KLĐT), chuyển Viện Kiểm sát đề nghị truy tố 12 bị can trong vụ sai phạm xảy ra tại...