Liên minh kinh tế Á – Âu đề ra định hướng phát triển đến năm 2045
Ngày 25/12, tại cuộc họp ở St. Petersburg (Nga), các nhà lãnh đạo thuộc Liên minh Kinh tế Á – Âu ( EAEU) đã thông qua tuyên bố về việc tăng cường phát triển liên minh.
Theo thông báo của Điện Kremlin, trong cuộc họp của Hội đồng kinh tế Á-Âu tối cao, các nhà lãnh đạo của những nước thành viên EAEU đã tổng kết những thành quả đạt được của khối trong những năm qua, thảo luận triển vọng hợp tác trong tương lai và thông qua tuyên bố về thúc đẩy phát triển kinh tế trong khuôn khổ liên minh đến năm 2030 và giai đoạn đến năm 2045. Hội đồng cũng thông qua tài liệu định hướng các hoạt động quốc tế chính của liên minh trong năm 2024 và văn bản về đường lối chính sách kinh tế vĩ mô chính từ năm 2024 đến 2025.
Tại cuộc họp, Tổng thống Nga Vladimir Putin cho biết tuyên bố đã nêu các biện pháp cụ thể nhằm tăng cường nỗ lực chung trong các lĩnh vực then chốt và xác định các lĩnh vực hợp tác bổ sung, trong đó có chương trình nghị sự về khí hậu, y tế và du lịch. Theo ông, trong 9 tháng đầu năm 2023, thương mại giữa 5 nước EAEU tăng 8,9%. Kể từ khi thành lập, thương mại giữa các thành viên EAEU đã tăng gần gấp đôi, với Tổng sản phẩm quốc nội (GDP) của khối tăng từ 1.600 tỷ USD lên 2.500 tỷ USD.
Trước đó cùng ngày, EAEU và đại diện của Chính phủ Iran đã ký kết thỏa thuận thương mại tự do toàn diện, thay thế thỏa thuận tạm thời có hiệu lực từ năm 2019. Hai bên cũng thống nhất mở rộng hợp tác trong lĩnh vực khai thác mỏ, giáo dục, y tế và các lĩnh vực khác.
EAEU bao gồm Armenia, Belarus, Kazakhstan, Kyrgyzstan và Nga. Từ ngày 1/1/2024, Armenia sẽ tiếp quản vai trò Chủ tịch EAEU luân phiên từ Nga với nhiệm kỳ một năm.
Cuộc họp Hội đồng kinh tế Á-Âu tối cao diễn ra trong bối cảnh Nga phải đối mặt với các lệnh trừng phạt quốc tế, khiến Moskva thúc đẩy hợp tác chặt chẽ hơn với các nước láng giềng thuộc liên minh.
Thỏa thuận thương mại tự do với Iran cũng cho thấy nỗ lực mở rộng quan hệ kinh tế của EAEU với các đối tác Á-Âu khác.
Nga đề xuất cơ chế thanh toán chung trong Liên minh Kinh tế Á - Âu
Ngày 24/8, Thủ tướng Nga Mikhail Mishustin thông báo nước này đề xuất phát triển một cơ chế thanh toán chung của Liên minh Kinh tế Á - Âu (EAEU) dựa trên đồng nội tệ của các nước thành viên, qua đó góp phần tăng cường an ninh cho việc thanh toán và sự ổn định của nền kinh tế các nước.
Thủ tướng Mikhail Mishustin phát biểu tại Moskva, Nga. Ảnh: AFP/TTXVN
Theo phóng viên TTXVN tại Nga, tại cuộc họp của Hội đồng Liên Chính phủ Á - Âu ở Armenia, Thủ tướng Mishustin nêu rõ: "Hiện phần lớn các giao dịch thanh toán chung đều diễn ra bằng đồng tiền quốc gia. Tổng cộng 80% ngân hàng của 5 quốc gia được kết nối với hệ thống nhắn tin tài chính. Chúng tôi đề xuất phát triển một cơ chế thanh toán chung dựa trên đồng tiền quốc gia. Bằng cách này, chúng ta sẽ cải thiện môi trường đầu tư. An ninh của việc thanh toán và sự ổn định của nền kinh tế chúng ta sẽ tăng lên".
Cũng tại cuộc họp, Thủ tướng Nga khẳng định EAEU vẫn là nhà cung cấp thực phẩm đáng tin cậy cho thị trường trong và ngoài Liên minh, và cần tạo ra một không gian thống nhất để cung cấp hàng hoá và tài nguyên do những khó khăn trong việc vận chuyển ngũ cốc ra thị trường toàn cầu.
EAEU hiện có 5 thành viên chính thức là Armenia, Belarus, Kazakhstan, Kyrzyzstan và Nga, cùng 3 nước quan sát viên là Cuba, Moldova và Uzbekistan.
Iran, Cuba ký 7 văn kiện quan trọng về hợp tác song phương Chính phủ Iran vừa thông báo Tehran và La Habana đã ký 7 thỏa thuận hợp tác và bản ghi nhớ trong khuôn khổ chuyến thăm của Chủ tịch Cuba Miguel Diaz-Canel đến nước Cộng hòa Hồi giáo. Tổng thống Iran Ebrahim Raisi (trái) và Chủ tịch Cuba Miguel Díaz-Canel tại lễ đón ở Tehran ngày 4/12/2023. Ảnh: AFP/TTXVN Tuyên bố của Chính...