Liên Minh Huyền Thoại: Những vụ chuyển nhượng đình đám nhất thời gian gần đây
Mới đây, hàng loạt đội tuyển Liên Minh Huyền Thoại Châu Âu và Bắc Mĩ quyết định thay máu để chuẩn bị cho mùa giải sắp tới.
Trong thời gian gần đây, hàng loạt các tuyển thủ Liên Minh Huyền Thoại chuyên nghiệp lâu năm quyết định chia tay đội tuyển vì một số lí do riêng. Tuy nhiên, đa số đều không đáp ứng được yêu cầu ban lãnh đạo tổ chức để ra nên chuyện đào thải là điều tất yếu.
Vì hầu hết họ gắn bó với đội tuyển trong khoảng thời gian dài nên khá nhiều người trước khi từ giã sự nghiệp đã khóc, khóc rất nhiều trong vòng tay của bạn bè đồng nghiệp. Chúng ta cùng nhìn lại những vụ chuyển nhượng đình đám trong thời gian gần đây nhé.
I. Hai ra đi, Incarnati0n đến Cloud 9
Ngày Hai đi, anh im lặng ra đi và khóc rất nhiều. Trong gần 2 năm gắn bó, Hai đem lại một luồng gió mới thổi vào đội tuyển còn chưa có danh tiếng trên bản đồ Liên Mình Huyền Thoại thế giới. Mới chỉ bước vào LCS mùa hè 2013, Cloud 9 hủy diệt tất cả các đội tuyển trong khu vực dù có những trận đấu thua không thể cản phá.
Bước vào trận chung kết, Cloud 9 đánh bại Team SoloMid 3-0, đánh dấu những giai đoạn thống trị của đội tuyển trong khu vực. Thời ấy, lượng fan Cloud 9 tăng dần theo thời gian, đặc biệt fan Việt Nam sau khi biết Hai có dòng máu Việt.
Hai không còn thi đấu chuyên nghiệp nữa.
Dù đã không còn thi đấu chuyên nghiệp nhưng Hai vẫn được giữ lại làm Chief Gaming Officer, tạm hiểu Hải sẽ quản lý về các vấn đề của đội tuyển Cloud 9, chẳng hạn như kiếm về cho đội tuyển những gương mặt trẻ có tài năng, đi tìm vài đối tác kinh doanh cũng như phát triển các mối quan hệ. Cạnh đó, Hải cũng sẽ quản lý Cloud 9 với các công việc mang tính chất mở rộng tên tuổi cho Cloud 9.
Hai ra đi, Incarnati0n đến, một người được kì vọng rất nhiều với kĩ năng cá nhân siêu việt, đứng nhất nhì châu Âu trong thời gian dài. Tuy nhiên, điểm khó khăn của Incarnati0n là anh chưa thi đấu chuyên nghiệp bao giờ nên khá nhiều nghi vấn đưa ra trong cuộc chuyển nhượng này. Dù sao, Incarnati0n cũng đã từng làm huấn luyện viên trong thời gian dài nên khâu chiến thuật thì đừng có hỏi tại sao !!!
Incarnati0n và Rekkles.
II. FORGIVENGRE tới Gambit Gaming
Xuyên suốt mùa giải LCS châu Âu mở rộng, FORGIVENGRE luôn luôn chứng tỏ mình là một xạ thủ xuất sắc nhất giải đấu. Tuy nhiên, nhân vật này cực kì lắm tài nhiều tật, cho rằng mình nắm vai trò số một của SK Gaming. Nên nhớ rằng, SK Gaming còn 2 ông thần Fredy122 và Svenskeren đậm cá tính không kém FORGIVENGRE do đó nội bộ toàn đội không lúc nào yên ấm. Trong khi đó, Gambit Gaming cũng “Cơm không lành, canh chẳng ngọt” khi bộ đôi đường dưới quyết tâm không nhìn mặt nhau.
Video đang HOT
FORGIVENGRE có cá tính rất mạnh.
Sau bao nhiêu cố gắng, Gambit Gaming đưa FORGIVENGRE về thay cho P1noy ở vị trí xạ thủ. Một vụ chuyển nhượng được coi là mạo hiểm bởi dù xuất sắc ở mặt kĩ năng cá nhân, anh chàng này vẫn không được các đội tuyển ưa dùng trong thời gian trước đó. Tuy nhiên, có thể FORGIVENGRE sẽ hợp phong thủy hơn với Gambit Gaming bởi các thành viên đa số đều không quá ương bướng. Chúng ta cùng chờ đợi trong thời gian tới các bạn nhé.
III. Link chia tay, Pobelter và Huhi đến Counter Logic Gaming
Kể từ đó đến nay, Link đã gắn bó gần 3 năm với Counter Logic Gaming, một khoảng thời gian rất dài trong sự nghiệp game thủ chuyên nghiệp. Ngày mới xuất hiện Link đẩy Bigfatlp về vị trí đi rừng, anh sử dụng các tướng hợp với Meta farm hiền lành cực kì thuần thục. Trải qua bao năm, tính cách anh chàng này vẫn không thay đổi, đơn giản, hiền lành và đôi khi không biết tận dụng lợi thế ở đường giữa.
Mặc dù bị đào thải bởi phong độ và Meta Game, cống hiến của Link cho CLG hoàn toàn được cộng đồng game thủ Liên Minh Huyền Thoại ngưỡng mộ. Ngày anh chia tay, anh viết tâm thư dài 18 trang Word chuyển đến ban điều hành và những người đồng đội kể về cuộc đời cùng kỉ niệm gắn bó với CLG.
Game thủ hiền lành Link.
Sau khi xem xét cẩn thận, CLG quyết định bổ sung thêm không chỉ một, mà là hai mid-laners mới vào đội hình. Đó chính là Eugene “Pobelter” Park và Jae Hyun “HuHi” Choi sẽ tham gia đội để luân phiên thay thế cho nhau, giúp CLG có thể thay đổi nhịp độ và phong cách thi đấu. Pobelter chắc các bạn đã rõ, anh thi đấu cho Winterfox và không gặt được nhiều thành công còn Huhi mùa trước thi đấu trong màu áo Team Fusion, team của Maknoon ở giải NA Challenger, kém LCS một bậc.
Pobelter luôn đứng trong tốp 3 thách đấu Hàn Quốc.
Huhi đảm nhận vị trí dự bị.
IV. Rekkles quay trở về mái nhà cũ Fnatic
Trên thực tế, việc siêu xạ thủ Liên Minh Huyền Thoại Rekkles trở về với mái nhà xưa Fnatic đã được cộng đồng đồn thổi từ cách đây cả tháng. Đây có thể xem là một cuộc tái ngộ hợp tình, hợp lý và tốt cho cả hai.
Rekkles không phải không đóng góp được gì cho Elements mà bởi chính đội tuyển này không biết tận dụng khả năng vốn có của Rekkles. Anh chàng thần đồng xạ thủ này hợp với mọi phong cách, mọi chiến thuật nhưng người hỗ trợ của Elements không thường xuyên đảo gank giúp đồng đội nên tự Elements chuốc lấy thiệt thòi sau những thay đổi của Meta Game mà thôi.
Ảnh chế về Rekkles.
Trong khi đó, xạ thủ SteelBack không tạo được quá nhiều dấu ấn trong lối chơi của Fnatic. Mặc dù ở vai trò quan trọng, SteelBack chỉ cần chơi tròn vai là đủ bởi đồng đội đã sẵn sàng dọn cỗ cho anh. Tuy nhiên, lối chơi này chỉ hợp với các đội ở đẳng cấp ngang hoặc dưới cơ bởi trước các đối thủ mạnh ở MSI 2015, Steelback tỏ ra quá non tơ trước những đối thủ đẳng cấp.
Việc đưa Rekkles về là hoàn toàn hợp lí, một xạ thủ mắc ít lỗi nhất trong đấu trường chuyên nghiệp thế giới. Hiện tại, anh chàng này đã trưởng thành hơn rất nhiều sau bao nhiêu sóng gió bấp bênh. Chúc anh thành công trong tương lai cùng Fnatic trong LCS mùa hè sắp tới.
Rekkles – Ngày trở về.
Theo Gamek
Liên Minh Huyền Thoại LCS Châu Âu và Bắc Mỹ: Kết thúc ngọt ngào
Đêm qua, loạt trận cuối cùng của 2 giải LCS Liên Minh Huyền Thoại khu vực châu Âu và Bắc Mỹ đã kết thúc rất ngọt ngào.
Quả đúng như dự đoán ban đầu của chúng tôi, giải đấu Liên Minh Huyền Thoại LCS năm nay hấp dẫn hơn bao giờ hết. Không chỉ bởi các game thủ đến từ khu vực khác di cư đến, LCS còn chứng kiến những cuộc đấu căng go, hấp dẫn cùng những chiến thuật tài tình và tương đối dị. Chính vì lối chơi phóng khoáng đầy cống hiến, khán giả có mặt tại địa điểm thi đấu luôn được tận hưởng những giây phút cháy hết mình cùng các tuyển thủ. Đêm qua, loạt trận LCS cuối cùng đã kết thúc, Fnatic và Team SoloMid lên ngôi quán quân vô cùng xứng đáng.
I. LCS Châu Âu
Điểm nhấn của LCS Châu Âu năm nay đến từ chiến thuật di chuyển, lối chơi chắc chắn hơn và các con bài dị mới được đưa vào giải đấu. Ngày trước, Khu vực Châu Âu thiên về kĩ năng cá nhân, lối chơi tùy hứng nên họ thường mắc lỗi trong mọi thứ như di chuyển, giao tranh, chết mạng nhảm nên đôi khi, đội tuyển của mình throw không đáng có. Sang tới mùa 5, nhờ sở hữu một số thành viên châu Á trong đội hình, các tuyển thủ châu Âu ít mắc lỗi hơn rất nhiều. Đó chính là điểm nhấn để đưa Châu Âu vươn tầm quốc tế.
Đội tuyển tạo ấn tượng nhất: Unicorns of Love.
Đêm qua, loạt trận chung kết Bo5 LCS cuối cùng đã kết thúc. Sau 5 ván đấu đầy hồi hộp và gay cấn, Fnatic đã lên ngôi vô địch trong sự reo hò của hàng chục ngàn cổ động viên trong địa điểm thi đấu. Dù con bài của UoL khá dị và gây được nhiều bất ngờ nhưng với sự dứt khoát trong lối chơi cùng khâu call team chuẩn xác của đội trường YellOwStaR, Fnatic dứt điểm trận 5 để bước lên ngôi vô địch. Sau trận đấu này, chúng tôi phải công nhận tâm lí của Fnatic vô cùng vững vàng và cái tài thao lược của YellOwStaR.
Cảm giác hạnh phúc khi lên ngôi vô địch.
MVP giải đấu năm nay xứng đáng thuộc về YellOwStar, một đội trưởng vực dậy tập thể còn non trẻ, một chỗ dựa tinh thần vững chắc, một nhạc trưởng tài tình dẫn dắt lối chơi.
đội trưởng tài ba - YellOwStaR.
II. LCS Bắc Mỹ
Khác với mọi năm, LCS Bắc Mỹ 2015 có vẻ không hấp dẫn như trước dù có thêm một số đội tham gia bởi các đội tuyển được đánh giá rất cao lại thể hiện bộ mặt không ổn ở giai đoạn vòng loại như Winterfox, Team Liquid. Dù ở vòng chung kết, LCS Bắc Mĩ đã về đúng vị thế các team mạnh nhất nhưng chúng tôi có cảm giác họ chơi bằng phong độ hơn thực lực chính. Diễn biến giải đấu cũng không thể hấp dẫn như LCS Châu Âu ngoại trừ thánh dị "Keane" của team Gravity.
Khác với Châu Âu, Bắc Mỹ năm nay hấp dẫn hơn ở cách lựa chọn tướng vừa dị vừa mới nhưng tuân theo một chiến thuật nhất định. Chúng ta có thể điểm qua như Vladimir, Rumble, Urgot đường giữa, Corki cũng đi đường giữa nhưng lên đồ theo hướng Semi Ad-Ap. Ngoài ra, các đội tuyển khu vực Bắc Mĩ có phong độ rất thất thường ở mọi thời điểm của giải đấu. Ngoài Team SoloMid, các đội tuyển khác không còn là chính mình ở khu vực chứ chưa nói biển lớn trên đấu trường quốc tế.
Thánh dị Keane.
Đêm qua, Team SoloMid lại giành thêm chức vô địch nữa. Ngoài game đấu thứ nhất mắc chút lỗi trong áp đặt lối chơi, TSM áp đảo Cloud 9 ở 3 game đấu còn lại để lên ngôi vô địch. Một chiến thắng thuyết phục cho TSM bởi họ thi đấu quá tốt trong khoảng thời gian từ vòng bảng cho đến Knock-out. Hy vọng Team SoloMid sẽ đập vỡ thế thống trị của người Hàn Quốc trong chung kết thế giới mùa 5.
TSM nâng cao chiếc cúp vô địch.
MVP của LCS Bắc Mỹ năm nay xứng đáng thuộc về Bjergsen. Thi đấu ổn định ở đường giữa, nắm rõ bản chất đi đường, anh gần như cân 1,5-2 đối phương để tạo khoảng trống cho những đồng đội phía sau tỏa sáng. Chỉ cần tạo thêm ảnh hưởng một chút về kiểm soát bản đồ và phối hợp đồng đội, Bjergsen sẽ sánh ngang với Faker trong làng Liên Minh Huyền Thoại chuyên nghiệp thế giới.
Game thủ xuất sắc nhất LCS Bắc Mĩ Bjergsen.
Theo Gamek
LCS Mùa Đông: Biến động, biến động và biến động! Các đội ở LCS Bắc Mĩ đều có sự biến động rất lớn về nhân sự và Curse có rất nhiều tiềm năng ở giải năm nay. Thêm một người Hàn Quốc nữa gia nhập Curse Gaming Kim "Miso" Jae-hun - người chơi từng đi đường trên cho đội tuyển Jin-Air Green Wings Falcons tại OGN mùa Hè sẽ là người chơi tiếp...