Liên Minh Huyền Thoại: Hướng dẫn chơi Nami ở đẳng cấp cao
Nami hiện tại đang là tướng hỗ trợ toàn diện bậc nhất Liên Minh Huyền Thoại.
Sở hữu đủ các mọi thứ như khả năng bảo kê xạ thủ, hỗ trợ đồng đội, mở giao tranh, chống khả năng lao vào của đối phương,… vị tướng này đang tìm được vị thế nhất định trong Liên Minh Huyền Thoại. Rất nhiều game thủ đã đặt thương hiệu cho bản thân bằng Nami như Mata, Lustboy,… Hiện tại, họ là những hỗ trợ hàng đầu trên thế giới.
1. Tổng quan
Nami là một hỗ trợ toàn diện bậc nhất Liên Minh Huyền Thoại nhưng tương đối khó chơi với những game thủ từ tầm trung trở xuống. Nếu xét về sức mạnh, Nami không quá nhỉnh hơn Thresh, Leona ở sát thương và khả năng chống chịu, không bảo kê mạnh như Janna hoặc Morgana, tuy nhiên vị tướng này có một số điểm rất mạnh mà các game thủ chuyên nghiệp có thể tận dụng đó là khả năng cấu rỉa máu khi đi đường.
Khi đi đường dưới, các game thủ nếu không có chủ định khô máu hoặc farm hòa, thọt là chuyện không phải bàn cãi.
Hơn nữa, Nami còn có khả năng chống đối phương càn lên cực tốt. Khi đối phương có ý định băng vào, chiêu cuối Sóng Thần sẽ phát huy tối đa hiệu quả. Trong lúc đó, đồng đội có đầy đủ thời gian để xếp hình các vị trí, chuẩn bị giao tranh và chọn mục tiêu hợp lí.
Ngoài ra, vị tướng này cũng có khả năng bảo kê tương đối mạnh với bộ kĩ năng của mình. Nếu cứ bám sát xạ thủ, Nami luôn gây được sự khó chịu cho những kẻ lao vào bên đối phương bằng bộ kĩ năng của mình. Nếu hàng trên của Team ổn định, giao tranh thắng không vượt quá tầm tay của thành viên.
Mata – Người đưa Nami lên đỉnh của vinh quang.
2. Bộ kĩ năng, cách tăng kĩ năng
3. Bảng bổ trợ, Ngọc bổ trợ, Phép bổ trợ, Hướng lên trang bị
Bảng bổ trợ:
Bảng 0-9-21 được đánh giá phù hợp với Nami. (Có thể lấy 4-5-21 vào điểm hồi chiêu ở Công).
Ngọc bổ trợ:
Picture 2
Đỏ: Giáp, Vàng : Máu, Xanh : Kháng Phép, Tím : Sức Mạnh Phép Thuật.
Phép bổ trợ:
Tốc biến và Kiệt Sức là 2 phép bổ trợ hợp lí nhất với Nami. Việc Kiệt Sức được buff cũng là tín hiệu đáng mừng khi cô nàng này có thể tránh khỏi tình huống bị dồn sát thương khi bị các hiệu ứng từ đối thủ.
Hướng lên trang bị:
Những trang bị lúc đầu cần có theo thứ tự.
Video đang HOT
Trang bị cuối cùng cần có theo thứ tự.
Lưu ý: Thay Song Sinh Ma Quái bằng Giáp Thiên Thần, Dây Chuyền Chữ Thập, Sách Chiêu Hồi Mejai hoặc Lá Cờ Zeke tùy theo sở thích và tình huống hiện tại của trận đấu.
4. Cách chơi
Như chúng tôi đề cập ở bên trên, Nami là vị tướng không hề dễ chơi. Tại sao lại như vậy? Hãy bắt đầu với cách đi đường.
Đi đường:
Khi đi đường, Nami phải tận dụng được khả năng cấu rỉa máu của mình. Hãy liên lạc với xạ thủ của mình rằng phải lên cấp độ 2 trước. Nami thường xuyên phải lên cao để sử dụng những đòn đánh thường, sau khi bị đối phương chống trả và mất máu từ lính, hãy sử dụng Thủy Triều (W) để hồi máu bản thân và cấu rỉa thêm từ kẻ địch. Làm như vậy nhiều lần, đối phương sẽ bị cấu rỉa nhiều máu và không thể lên cao farm.
Tuy nhiên, vấn đề đặt ra là: “Phải né các kĩ năng định hướng của đối phương thật tốt, tránh lao lên quá cao và phải ward đầy đủ để tránh rừng đối phương”. Hơn nữa, Nami có thể buff chiêu Ước Nguyện Tiên Cá (E) lên xạ thủ để họ có khả năng cấu rỉa mạnh. Ngoài ra, nếu có khả năng liên lạc với xạ thủ, hãy để xạ thủ hổ báo trước, Buff E, W lên xạ thủ có thể đạt hiệu quả nhất định. Tóm lại, Nami là vị tướng đi đường mạnh ở khoản cấu rỉa máu và hồi phục. Nếu tận dụng tốt cùng xạ thủ ưu điểm này, Nami thực sự là ác mộng với bộ đôi đường dưới đối phương.
Hãy luôn lên cao để rỉa máu.
Giao tranh tổng:
Nami gần như không có khả năng mở giao tranh dù chiêu Sóng Thần có phạm vi xa nhưng lại bay rất chậm. Vì vậy, hãy ôm xạ thủ và pháp sư hết mức có thể. Là một tướng hỗ trợ theo khuynh hướng phép, Nami có những kiểu lên đồ mang thiên hướng bảo kê hơn là khả năng chống chịu. Hãy nhớ rằng, vị tướng này không hợp với đồng đội có thiên hướng lao vào giao tranh. Chính vì thế, nếu đối phương có ý muốn khô máu thì chắc chắn sẽ không đạt hiệu quả.
Với bộ kĩ năng thiên về bảo kê, kèm theo những Item như Yêu Sách Băng Hậu, Hòm Bảo Hộ Mikael, Dây Chuyền Iron Solari và Song Sinh Ma Quái (Nếu có), đối phương dù có 3 đầu 6 tay cũng không thể làm gì được xạ thủ, trừ khi khoảng cách chênh lệch quá lớn. Tóm lại, Nami rất hợp với phong cách hỗ trợ bảo kê tận răng trong giao tranh tổng.
Pha sóng thần tuyệt vời của Mata khi có Mưa Tên Lửa của Looper ép góc.
5. Mẹo chơi Nami
Nami không có quá nhiều mẹo nhưng yêu cầu chơi ko hề nhỏ. Thứ nhất, yêu cầu người chơi Nami né kĩ năng định hướng rất cao. Điều này giúp đường dưới dễ thở hơn rất nhiều. Thứ hai, động tác người chơi Nami phải thanh thoát. Thanh thoát ở đâu? Đó chính là sử dụng xen kẽ đòn đánh thường vào các kĩ năng. Animation của Nami tương đối tệ, hãy tập luyện nhiều để thành thục tối đa.
Vào giao tranh, lưu ý tuyệt đối không sử dụng chiêu cuối mở giao tranh trừ một số trường hợp đối phương bị ép vào góc. Hãy cố gắng lựa chọn những thời điểm nhạy cảm như Kha’zix nhảy vào, Leesin bay theo Vô Ảnh Cước, Tristana dùng Cú Nhảy Tên Lửa, Pantheon dùng Zeonia Hộ Mệnh (W),… để sử dụng chiêu Sóng Thần (R). Hiệu quả của kĩ năng sẽ được tăng lên gấp bội.
6. Đồng đội và kẻ thù
Đồng đội
Nói chung Nami hợp với gần như tất cả các vị tướng xạ thủ. Nami từng rất khét tiếng với 2 vị tướng xạ thủ có sải tay dài như Jinx và Caitlyn. Bộ đôi này luôn tạo được lợi thế ở giai đoạn đi đường nhờ khả năng cấu rỉa máu mạnh kèm theo những hiệu ứng khó chịu. Rất tiếc, cả Caitlyn và Jinx đều không tìm được vị trí của mình trên đấu trường công lí chuyên nghiệp.
Ở hiện tại, Lucian và Nami thường kết hợp với nhau vì chúng đều có khả năng đi đường mạnh để khắc phục những điểm yếu ở cuối trận đấu.
Ngoài ra, Nami còn bảo kê rất tốt những vị tướng yếu ở đầu trận như Twitch, Vayne, Tristana, Ezeal để có một tương lai tươi sáng hơn ở giai đoạn giữa và cuối trận đấu.
Kẻ thù
Nami với Thresh là kèo kĩ năng. Tuy nhiên, Thresh vẫn rất đáng sợ bởi chiêu Con Đường Tăm Tối. Nami thường phải lên cao, nếu bị trúng án tử ở đường, khi giao tranh 2vs2 thì có thể chưa có vấn đề gì xảy ra nhưng nếu có kẻ thứ 3, Nami dễ lên bảng vì thường ưu tiên bị ngắm đến.
Kèo đấu phụ thuộc vào đồng đội tương đối nhiều.
Braum cũng là tướng có thể khắc chế Nami ở một số điểm. Braum là vị tướng rất dễ khô máu, nếu đi với các xạ thủ mạnh như Lucian và Corki mà Nami mắc lỗi vị trí thì cô nàng này rất dễ lên bảng đếm số. Tuy nhiên, các game thủ chơi Nami gặp kèo này thường chơi cẩn thận thì Nami có tác dụng hơn rất nhiều so với Braum ở giai đoạn sau trận đấu.
Chúc các bạn thành công với vị tướng Nami – Nàng Tiên Cá.
Theo Gamek
LMHT: Tổng quan sức mạnh của các vị trí trong phiên bản 4.11
Như chúng ta đã biết thì LMHT mới đây đã ra mắt phiên bản 4.11 với rất nhiều thay đổi. Liệu meta game hiện tại sẽ phù hợp với những vị tướng nào? Cùng Game4V đánh giá sức mạnh của các vị trí trong phiên bản 4.11 nhé!
LMHT: Riot Games công bố phiên bản cập nhật 4.11 sắp ra mắt tại Việt Nam
I. Sức mạnh ở đường trên
1. Kayle - Pháp sư số 1 ở đường trên:
Sự thống trị của Kayle ở đường trên xuất phát từ việc có thể đi đường tốt trong mọi trường hợp từ solo đến 1 vs 2, mà vẫn có thể lên được những trang bị cần thiết. Trong trường hợp solo với những vị tướng nổi bật ở đường trên như Jax và Shyvana, Kayle luôn nắm giữa thế chủ động và dồn ép đối phương rất hiệu quả ngay từ lúc đầu với kỹ năng Công Lý Thịnh Nộ (E).
Khi rơi vào tình cảnh 1 vs 2, việc băng trụ giết Kayle gần như không thể, khi mà vị tướng này sở hữu 2 kỹ năng đặc biệt là Ban Phước và Bất Tử Hộ Thân. Ngoài ra, Kayle lại có thể đẩy lính nhanh cũng như fam dưới trụ bằng kỹ năng tầm xa Công Lý Thinh Nộ. Vậy nên, dù phải đối mặt với bất kể trường hợp nào, Kayle vẫn có thể gây ra một lượng sát thương lớn trong giao tranh cũng như khả năng bảo kê những vị tướng damge chính của đội.
2. Shyvana - Đỡ đòn phổ biến nhất hiện tại:
Riot giường như không thể ngừng việc hạ sát cô nàng hóa rồng này. Dù không còn thống trị như nửa đẩu mùa 4, Shyvana vẫn được ưu ái ở khu vực đường trên trong meta game hiện tại. Với khả năng dễ dàng thích nghi ở mọi tính huống và có thể thay đổi nhiều lối chơi bằng nhiều loại trang bị, thực sự đã biến cô nàng hóa rồng này thành vị trí quan trọng nhất của team vào giai đoạn giữa và cuối trận đấu.
3. Gragas - Pháp sư đỡ đòn:
Trong khi nhiều game thủ chuyên nghiệp vẫn chưa tìm ra cách lên những trang bị tối ưu cho Gã Bợm Rượu, thì khả năng ảnh hưởng của Gragas trong mọi trận đấu là không thể chối cãi. Mặc dù, không mạnh trong khả năng đi đường, nhưng mà kĩ năng của Gragas lại rất phù hợp với những pha combat, đặc biệt là về cuối game.
Ví dụ đội có Yasuo, sau khi tung Thùng Rượu Nổ (R), thì Yasuo có thể dùng chiêu cuối với tất cả đối phương bị hất văng. Tuy nhiên, Gragas thực sự phù hợp với những đội hình mạnh về cuối game. Với sức mạnh ổn định như vậy, chúng ta có thể sẽ thấy xuất hiện nhiều người chơi Gragas hơn ở đấu trường quốc tế.
II. Sức mạnh của vị trí đi rừng
1. Evelynn - Vũ điệu đi rừng
Với việc sở hữu nội tại Tàng Hình giúp Evelynn có thể gây áp lực lên toàn bộ bản đồ. Điều này dẫn đến việc sử dụng Evelynn sẽ gây áp lực lên mọi vị trí của đối phương. Chiến thuật duy nhất dành cho những ai muốn có một đường lane hoàn hảo khi đối đầu với 1 vị tướng đi rừng có khả năng tàng hình như Evelynn, đó là mắt tím phải được cắm liên tục và phải hối hợp với đồng đội để theo dõi từng đường đi, nước bước của Evelynn.
2. Jarvan IV - Đi rừng ổn định nhất
Đây có lẽ đã và đang là một vị tướng được rất nhiều người yêu thích. Sự trở lại của anh chàng này cũng nhờ việc Kog'Maw nổi lên như một siêu xạ thủ ở giai đoạn cuối trân đấu. Jarvan rất mạnh với chiêu cuối Đại Địa Chấn có thể bắt được những vị tướng không có khả năng cơ động hoặc mất Flash. Bên cạnh đó, Hoàng Kim Giáp giúp cho Jarvan trở nên cứng cáp như một trang bị mặc định. Tất cả những điều này khiến đối phương phải tốn không máu não cũng để xử lý hoặc những chiêu thức để có thể chạy thoát, và đặc biệt rất khó để kết liễu Hoàng Tử Demacia.
3. Rengar -Sát thủ bóng đêm
Sự nguy hiểm của Rengar đã được chứng minh rất nhiều trong các trận đấu lớn. Mặc dù đây là một sự lựa chọn không được đánh giá cao so với Elise và LeeSin, nhưng Rengar sẽ trở thành một quái vật chỉ với một chút thời gian giảm hồi chiêu. Cú Ném Bola khi cường hóa có thể khoá mục tiêu ngay tức khắc, cũng như nội tại Khao Khát Săn Mồi giúp Rengar mạnh mẽ với khả tiếp cận những vị trí chủ lực của đối phương chỉ bằng một cú nhảy, khi đứng ở trong bụi cỏ.
III. Sức mạnh ở đường giữa.
1. Yasuo - Sức mạnh của mọi pha combat
Hiện tại yasuo là vị tướng áp sát mạnh nhất ở đường giữa. Yếu điểm và lí do anh chàng này không được cấm chọn mỗi trận đấu là vì Yasuo phụ thuộc rất nhiều vào đồng đội trong những pha combat. Sức mạnh trong giao tranh tổng thực sự bộc lộ khi trong đội có những vị tướng như Malphite, Gragas hay Shyvana. Tuy nhiên, nếu không có những vị tướng mở giao tranh tốt thì Yasuo vẫn có thể phát huy sức mạnh của mình, nhưng LMHT là trò chơi đồng đội và cần thiết một đội hình có sự gắn kết.
2. Twisted Fate - Pháp sư cơ động
Sự trở lại của anh chàng phá bạc này nhờ những thay đổi của meta game, như tăng sức mạnh trụ và buff trở lại sau khi bị nerf hơi nặng trong các phiên bản trước. Ngoài ra thì Twisterd Fate được trở lại cũng nhờ sự giảm sút của những sát thủ đường giữa như Leblanc. Với sự lựa chọn mới cho phép bổ trợ là Tốc Biến/Tăng Tốc, phần nào đã giúp che lấp đi những điểm yếu của Twisted Fate, giúp anh có thể tận dụng tối ưu kỹ năng ulti của mình để hỗ trợ đồng đội và chọn được những vị trí thuận lợi sử dụng bài vàng.
3, Fizz - Sự khó chịu đến từ đường giữa
Cùng với việc giảm sức mạnh và khả năng snowball của những sát thủ đi mid, chú cá này đã có thể bảo toàn mạng sống và sử dụng tối đa sức mạnh của mình. Vậy nên, việc trở lại của Chú Cá Tinh Nghịch không gây quá nhiều ngạc nhiên cho game thủ. Đây là sự lựa chọn khi đối đầu những vị tướng có khả năng cơ động kém. Đặc biệt là khả năng đảo đường của Fizz cũng rất tốt, khi sở hữu những kỹ năng có thể rút ngắn khoảng cách và dồn sát thương vào một mục tiêu khá tốt.
IV, Sức mạnh của những Xạ thủ
1, Kog'maw - Xạ thủ mới nổi
Điểm nhấn trong phiên bản 4.10 đó là sự hồi sinh của Kog'maw. Khi đóng cặp với các vị tướng hỗ trợ và bảo kê tốt ADC như Braum hay Thresh, Kog'maw trở thành một con quái vật trong giao tranh, nếu biết chọn vị trí. Sự thay đổi sức mạnh của các item Xạ Thụ trong phiên bản 4.10 đã giúp Kog'maw cải thiện được tốc độ bắn và đặc biệt trong số iteams đó là Gươm Của Vô Danh - được tăng sát thương theo % máu. Thiên thời - Địa lợi - Nhân hòa đã giúp Kog'maw đang là một ADC mạnh mẽ trong phiên bản 4.11.
2, Lucian - Xạ thủ có khả năng bùng nổ tốt nhất
Đây vẫn luôn là siêu xạ thủ dù trong bất cứ trận đấu nào, nếu được nằm trong tay của cao thủ. Việc giảm sức mạnh của iteams quan trọng đối với xạ thủ như Huyết Kiếm, khiến lượng sát thương của Lucian không còn kinh khủng như trước, nhưng bù lại, trang bị Gươm Của Vô Danh cũng như Kiếm Ma Yomuu, đã phần nào giúp anh chàng này vẫn là một sự lựa chọn an toàn ở đường dưới.
V, Sức mạnh ở vị trí Hỗ trợ.
1, Barum - Hỗ trợ mới nổi.
Đây gần như là vị tướng hỗ trợ được đánh giá - Một cho tất cả. Braum mang tới bức tường thành vững chắc, kĩ năng khống chế, khả năng ép góc và khả năng chọn vị trí, điều này khiến hắn là một sự lưa chọn tối ưu dù bị giảm sức mạnh. Một vị tướng duy nhất có thể mang lại nhiều khả năng hơn là Thresh, đây là 2 quân bài đội nào cũng muốn sở hữu khi những vị tướng hỗ trợ đang bị giới hạn dần.
2, Nami - Hỗ trợ khó chơi dễ trúng thưởng.
Nami là vị tướng có khả năng trụ đường tốt nhất trong tất cả tướng hỗ trợ. Có khả năng cấu rỉa máu, cũng như hồi máu và kết hợp với kĩ năng khống chế mạnh, đã giúp Nami phù hợp với mọi loại đội hình. Mặc dù là vị tướng thiên về kỹ năng, nên sở hữu lượng máu và giáp rất kém, thế nhưng Nami vẫn là một sự lựa chọn rất tốt ở meta game hiện tại.
Theo VNE
Lư hương sôi sục không phải là vật phẩm LMHT đáng mua ame thủ vẫn có thể lên Lư hương sôi sục, nhưng chỉ trong những tình huống nhất định và những đội hình nhất định chứ không phải là một trang bị được khuyến khích lên cho tướng Hỗ Trợ. Lư hương sôi sục là trang bị mới được Riot bổ sung vào danh sách các trang bị dành cho vị trí Hỗ Trợ...