Liên Minh Huyền Thoại: Đằng sau ánh hào quang của “quỷ vương” Faker, luôn có chỗ dựa tinh thần vững chắc từ gia đình
Đằng sau sự thành công của Lee “Faker” Sanghyeok là cả một hậu phương vô cùng vững chãi, cũng là chỗ dựa tinh thần của anh sau những ngày thi đấu căng thẳng.
Khi nhắc tới Liên Minh Huyền Thoại, hầu hết người ta không thể không bàn đến Lee “Faker” Sanghyeok – “ quỷ vương bất tử”. Dưới màu áo của đội tuyển T1 (hay SKT T1) anh đã gặt hái được vô vàn thành tích cả trong nước và quốc tế. Faker đem về 3 chiếc cúp vô địch Chung kết thế giới ở mùa 3, mùa 5 và mùa 6, là niềm tự hào cho nền Liên Minh Huyền Thoại Hàn Quốc.
“Quỷ vương” Faker.
Thành công là vậy, nhưng không thể phủ nhận đăng sau “Quỷ Vương” là cả hậu phương vững chắc, luôn ủng hộ anh theo bước trên con đường game thủ.
Faker trong bữa ăn gia đình.
Lee “Faker” Sanghyeok sinh trưởng trong gia đình không khá giả tại thủ đô Seoul, Hàn Quốc. Ông Lee Kyungjoon – cha của Faker là người bố đơn thân. Vì phải liên tục đi làm để kiếm tiền nuôi con, nên Lee Sanghyeok cùng người em trai Lee Sanghoon được bà nội nuôi từ bé. Trong phim ngắn Legend Rising Ep 1 (2015), Faker cũng chia sẻ anh coi bà như người mẹ của mình.
Faker chia sẻ anh coi bà nội của anh như người mẹ thứ hai của mình.
Hồi bé, mức sống của gia đình Faker khá thấp so với trung bình của thành phố Seoul. Thậm chí gia cảnh đôi lúc còn thiếu thốn đến mức không đủ tiền chi trả hóa đơn tiền điện.
Khi Faker quyết định bước trên con đường game thủ chuyên nghiệp, gia đình của anh không những không cấm cản mà còn ủng hộ “quỷ vương” tiếp tục theo đuổi đam mê.
“Có lẽ nó sinh ra để làm điều này (game thủ).” Bà anh nói.
Ở tập phim The Chase Ep 1 (2018), cả gia đình với cha, ông bà, các cô chú đều rất tự hào khi theo dõi người con, người cháu Sang Hyeok của mình làm công việc mà nó yêu thích. Bà nội Kwon Ohyoon cũng chia sẻ rằng đã xem hết các giải đấu quốc tế của cháu mình và từng thức cùng Faker đến 4h sáng để xem anh chơi Liên Minh Huyền Thoại trên máy tính ở nhà.
“ Khi nó (Faker) ngồi trước máy tính thì sẽ không đi ngủ trước 4h sáng. Tôi ngồi cạnh nó, theo dõi từng game một. Khi giành chiến thắng, nó sẽ cười rất vui vẻ. Còn nếu không, Sang Hyeok sẽ rất buồn“, bà anh chia sẻ.
Faker chắc chắn là huyền thoại và biểu tượng của nền Liên Minh Huyền Thoại, nhưng anh cũng là một chàng thanh niên bình thường với những nỗi sợ và lo lắng rất đời thường.
Trong The Chase, cảnh quay bắt đầu chuyển sang phòng khám tâm lý. Ở đó, nhà tâm lý học Kim Misun đã đưa ra bài kiểm tra để đánh giá sự hồi phục tâm lý của “quỷ vương”. Anh bắt đầu gặp rắc rối khi nghĩ tới trận thua trước đối thủ KT Rolster ở vòng playoffs mùa Xuân 2018 và thất bại tại CKTG năm 2017.
Faker bật khóc sau khi hoàn thành xong bài kiểm tra.
Sau khi hoàn thành bài kiểm tra, Faker đã khóc. Chuyên gia quay lại với kết quả bài kiểm tra, thông báo rằng mức độ stress của anh đang ở mức cao nhất, có lẽ kí ức về sự thất bại trên sàn đấu quốc tế vẫn còn hiện hữu ở sâu bên trong “quỷ vương”.
Trước khi rời khỏi phòng khám, anh nhìn và camera và nói “ Đến lúc tôi phải tìm hướng đi đến nơi mình muốn tới rồi.”
Đến lúc tôi phải tìm hướng đi đến nơi mình muốn tới rồi.
Cuối tập phim là cảnh Faker làm đồ ăn cho gia đình mình. Họ dành khoảng thời gian bên nhau trước khi anh lại phải đi thi đấu. Cha của Faker nói rằng ông rất ghét khi con trai mình phải xa gia đình quá nhiều, nhưng ông vẫn tự hào khi anh đã làm việc chăm chỉ.
Có thể nói sau bao lần vấp ngã bởi thất bại, Lee “Faker” Sang Hyeok vẫn tìm về gia đình, như một liều thuốc xoa dịu cho tâm hồn đang kiệt sức của mình.
Cảnh gia đình Faker đang quây quần đầm ấm.
Mặt khác, vào năm 2013, Faker bắt đầu thi đấu chuyên nghiệp, anh mới nhận được thu nhập và dùng số tiền thưởng tại Chung kết thế giới năm đó để mua nhà cho cả gia đình. Ban đầu là một căn nhà chung cư khá chật, sau này anh đã mua thêm vài căn lớn hơn để ở.
Anh chàng này cũng là game thủ LMHT có thu nhập cao thuộc hàng nhất thế giới. Mỗi năm, Faker kiếm không dưới 5 triệu USD (tương đương 110 tỷ đồng) thu nhập từ tiền lương, giải đấu và quảng cáo. Anh chàng này cũng đã đầu tư cổ phần vào T1 – thương hiệu eSports nổi tiếng toàn cầu.
Faker là tuyển thủ có mức lương cao nhất Hàn Quốc.
Với mức thu nhập “khủng” như vậy, nhưng anh lại nổi tiếng là người tiết kiệm với chi tiêu khoảng 200.000 won (hơn 4 triệu đồng/tháng). Hầu hết số tiền dành dụm của anh đều giúp cho người thân của mình có một cuộc sống tốt hơn hoặc đóng góp vào các trung tâm từ thiện.
Hiện nay, căn hộ mà gia đình Faker ở là một khu chung cư cao cấp tại quận Gangseo, thủ đô Seoul.
Tóm lại, gia đình luôn là chỗ dựa tinh thần để Lee “Faker” Sang Hyeok có được thành tích đáng tự hào như hiện tại. Nơi đó luôn luôn chào đón và ủng hộ anh tiếp bước trên con đường thể thao điện tử chuyên nghiệp.
Gia Minh
Ambition: 'Ngày xưa cùng team với Faker là auto được gánh, giờ mà gặp Hide on bush trong rank thì thôi, toang'
"Anh Ambition nói quý mình, mà suốt ngày đi nói xấu mình, thế mà là quý mình à? Thế là ghét mình rồi!", Faker said.
Dân gian thường nói "thương nhau lắm thì cắn nhau đau", câu thành ngữ này có vẻ như rất phù hợp để mô tả mối quan hệ giữa Faker và Ambition. Mới đây, cựu tuyển thủ Gen.G Esports lại tiếp tục công cuộc trêu chọc người đàn em mà anh tuyên bố rằng "rất mực ngưỡng mộ và yêu quý", bằng cách lôi thành tích leo rank của Faker ra để cảnh báo các fan hâm mộ - đừng tưởng chung team với Faker là sướng nhá!
"Ngày xưa hồi mùa 3, mùa 4 hay mùa 5 ấy, gặp được Faker trong team mình khi đánh rank là sung sướng thôi rồi, kiểu như 'game này nhàn rồi vì kiểu gì cũng có người gánh', còn giờ mà gặp thằng nhóc này thì đồng đội cứ xác định đi là vừa, nó chưa quăng game là may."
Và Faker cũng chẳng phải dạng vừa, khi đội trưởng T1 ngay lập tức có một màn đáp trả ông anh "xấu tính". Trong một màn phỏng vấn trực tuyến với Korizon, khi được hỏi rằng "Đâu là khoảnh khắc mà bạn cảm thấy ấn tượng nhất trong sự nghiệp của mình?", Quỷ Vương đã trả lời:
- Đó chắc chắn là trận đấu chuyên nghiệp đầu tiên, khi tôi hạ gục anh Ambition. Pha solokill đầu tiên của tôi với tư cách tuyển thủ chuyên nghiệp vẫn còn được mọi người nhắc mãi cho đến bây giờ, và rõ ràng đó là một khoảnh khắc đáng nhớ rồi. Bên cạnh đó thì lần đầu tiên vô địch CKTG tại Bắc Mỹ cũng là một khoảnh khắc vô cùng tự hào đối với tôi.
Trong clip kỷ niệm cột mốc 2000 mạng hạ gục tại LCK của Faker, Ambition cũng tiếp tục bị... réo tên, và lý do thì vẫn chỉ có một, đó chính là pha solokill để đời của Faker trước người đàn anh. Cũng may mà sự nghiệp của Ambition sau này vẫn còn đạt được thành công, chứ không thì anh cũng bị mang ra chế ảnh chẳng kém gì Ryu rồi.
Throwback Thursday #6: Faker's FIRST PROFESSIONAL GAME! - CJ Blaze vs SKT T1 #2 - Highlights
Rõ ràng, nói về khoảnh khắc đáng nhớ thôi thì cứ nhắc đến trận thắng đầu tiên là được rồi, nhưng Faker phải nhấn mạnh rằng pha solokill đầu tiên trong sự nghiệp là để hạ gục Ambition cơ. Có vẻ như hai anh em Ambition và Faker chưa thể giải quyết duyên nợ với nhau trên đấu trường chuyên nghiệp nên bỗng nhiên nảy sinh niềm đam mê "cà khịa" đối phương mọi lúc mọi nơi thì phải.
Loris CarryUs
Giải mã câu chuyện bên trong cuốn sổ tay của Faker: Vinh quang, nước mắt và sự trở lại của quỷ vương bất tử! Mới đây, T1 đã đăng tải video kỷ niệm mạng hạ gục thứ 2000 của Faker. Trong đó, hình ảnh cuốn sổ tay để lại cho fan của anh nhiều cảm xúc. Hạ gục 2000 mạng trong LMHT là con số đáng nhớ đối với mỗi người chơi chuyên nghiệp. Tháng 3 vừa qua, Faker cũng đã có trong tay kỷ lục này....