Liên Minh Huyền Thoại: Bao giờ FFQ mới hết trở thành “gánh xiếc”?
FFQ đang khiến cho các fan hâm mộ vô cùng thất vọng khi phong độ sa sút tệ hại với chuỗi 3 trận thua liên tiếp.
Trận thua trắng 2-0 mới đây của FFQTV Gaming trước EVOS Esports vào ngày chủ nhật vừa qua (3/3) đã đánh dấu trận thua thứ 3 liên tiếp của đội tuyển này và trận thua thứ 4 trong cả mùa giải. Khởi đầu giải VCS Mùa Xuân 2019 với 3 chiến thắng 2-0 liên tiếp, FFQ được đánh giá rất cao bởi các BLV và cả những người hâm mộ. Ai cũng nghĩ là họ sẽ nắm chắc top 2 và chỉ phải lo lắng trước PVB.
Tuy nhiên khi gặp SGD, FFQ đã vỡ mộng thật sự. Chuỗi chiến thắng của họ bị chấm dứt một cách lạnh lùng bởi sự tính toán và phối hợp của SGD. FFQ đã thua 0-2, họ vớt vát được 1 chút trong trận đấu với FTV khi mà thắng 2-1. Nhưng đây cũng là trận thắng duy nhất trong 3 tuần thi đấu gần đây của họ. Gặp PVB, FFQ thua 1-2. Gặp CES, họ cũng thua 1-2. Và mới đây, trước EVS, đội đã bị họ đánh bại 2-0 ở lượt đi, thì lại thua trắng 0-2. Lí do là tại đâu?
Phong độ cá nhân đi xuống
Dạo gần đây, DNK đã không thể làm tròn nhiệm vụ của mình
Kể từ trận thua trước SGD, phong độ của các thành viên chủ chốt của FFQ đã có sự đi xuống một cách rõ rệt. DNK, người đi rừng hay tạo đột biến và giúp đồng đội giành lợi thế đã không thể làm được nhiệm vụ của mình. Thay vào đó, anh chàng này lại mắc nhiều sai lầm hoặc trở nên hoàn toàn vô hại, chẳng đóng góp được gì cho đội tuyển. Và một khi rừng đi xuống, đường giữa cũng bị ảnh hưởng theo.
Điều này khiến cho Artifact bị ảnh hưởng rõ rệt
Thậm chí Artifact còn xuống phong độ nhiều hơn cả DNK. Các sai lầm cá nhân như xử lý lỗi (hụt hiệu ứng khống chế, sử dụng kỹ năng sai,…), di chuyển “ngáo” (tách đội, đi vào nơi không có tầm nhìn,…) liên tục xảy ra. Khi không mắc sai lầm cá nhân thì Artifact lại trở nên vô hại hoàn toàn. Tiêu biểu là trong ván 1 ở trận đấu mới đây với EVS. Cầm Leblanc trong tay nhưng Artifact lại chẳng tạo được sức ép cần thiết và đóng góp rất ít cho đội tuyển. Sang đến ván thứ 2, Artifact vẫn cầm Leblanc và tình hình đã khả quan hơn nhưng Hani lại xuống phong độ.
Sau đó thì KingJ chấn thương và Hani, tuyển thủ có phong độ yếu hơn rất nhiều phải vào thay..
Ngay trước 2 trận thua mới đây, KingJ, tuyển thủ đường trên chính của FFQ lại bị chấn thương tay. Điều này đã khiến cho Hani phải ra trận thay anh chàng này. Điểm yếu của Hani chính là phong độ không ổn định, khả năng đi đường kém và hay mắc sai lầm. Vì vậy, FFQ thường để anh chàng này đánh các vị tướng an toàn và không ảnh hưởng quá nhiều đến đội hình. Trong trận thua mới đây trước EVS, FFQ đã sai lầm khi đặt niềm tin vào Renekton của anh chàng này trong ván đầu tiên. Nó quả thực là 1 trời 1 vực khi so với Renekton trong tay Stark ở ván 2.
Ở đường dưới, Venus cùng Celebrity cũng có phần đi xuống so với trước
Giờ thì nói đến bộ đôi đường dưới, Celebrity cùng Venus chính là 2 người của phong độ ổn nhất trong đội hình của FFQ ở thời điểm hiện tại. Khả năng gắng gượng và lật kèo sau các sai lầm của đội tuyển phụ thuộc rất nhiều vào hai thành viên này. Trong trận thua trước FFQ, Venus chính là người mắc sai lầm nhiều nhất. Tiêu biểu là 2 pha tự sát với Tahm Kench trong ván 1 khi dùng chiêu cuối đi tới chỗ không nên tới và bốc hơi.
Celebrity thì cũng có cố gắng hết sức với Ezreal nhưng độ chính xác đối với kỹ năng định hướng của anh chàng này đã không được tốt lắm. Khiến cho FFQ thiếu khá nhiều sát thương trong các giao tranh quan trọng. Còn sang tới ván 2 thì Celebrity và Venus cũng bất lực khi mà Renekton trong tay Stark quá xanh….
Chiến thuật yếu kém
Hani đánh kém nhưng FFQ vẫn chọn đội hình xoay quanh anh chàng này
Xem xét 2 trận thua gần đây nhất, ta có thể thấy khâu cấm chọn của FFQ có khá nhiều vấn đề. Họ chưa bao giờ có được một đội hình phù hợp với các thành viên trong đội tuyển cả. Mặc dù phong độ không ổn định, FFQ vẫn sử dụng đội hình gồm các tướng có độ khó cao và đầy tham vọng. Nó lại còn không phát huy được điểm mạnh của các thành viên. Ví dụ như ván 1 trong trận đấu với EVS. Thay vì đặt niềm tin vào Artifact và Celebrity thì FFQ lại lấy kèo trên cho Hani. Kèo dưới cho Celebrity, kèo hòa đường cho Artifact.
Và họ hoàn toàn không thể vận hành nổi
Họ cố gắng lăn cầu tuyết ở nửa phía trên bản đồ nhưng trừ chiến công đầu, mọi thứ chẳng hề có tiến triển. Bên cạnh đó, trong giai đoạn sau, việc vận dụng Du Ngoạn Thủy Ngục (R) của Tahm Kench để bắt lẻ cũng chẳng thấy đấu mà toàn là để phản ứng lại các pha xử lý của EVS hoặc cứu viện đồng đội một cách thừa thãi. Rõ ràng, FFQ không hề biết vận hành đội hình nhưng chẳng hiểu sao, HLV vẫn để họ sử dụng những con tướng như thế.
Khả năng đánh giá tình hình kém của FFQ đã tạo cơ hội cho Noway tỏa sáng liên tục trong 2 ván đấu
Tiếp theo chúng ta có điểm yếu thứ 2 về mặt chiến thuật của FFQ, đó chính là khả năng đánh giá tình hình. Cả 2 giao tranh khiến cho FFQ thất bại trong ván đầu tiên chính là hệ quả từ việc này. Họ không tính toán được sát thương của mình và chẳng biết lúc nào nên rút, nên đánh. Pha Sứ Giả Khe Nứt còn đỡ thảm họa khi chỉ mất 1 mạng. Nhưng pha Baron thì đúng là….FFQ lúc đó chẳng hề có sự quyết đoán, muốn ăn Baron sớm, Renekton nên hi sinh chiêu cuối và cả đội tập trung đánh Baron rồi rút.
Trong ván 2, tình hình cũng chẳng có gì khác
Cơ mà lại tiếc và đánh kiểu nửa vời không dồn sát thương trong khi Noway ở ngoài cấu rỉa rồi bắn tan tác với Kai’Sa. Ở ván 2, điều này cũng xảy ra nhiều lần, từ pha cố gắng bắt lẻ Stark, RonOP hay ăn Baron của FFQ. Do đó, mỗi lần tới gần với quyền kiểm soát trận đấu, FFQ lại quăng nó đi ngay lập tức. Kết quả là EVS đạt ngưỡng sức mạnh và đè bẹp FFQ trong giao tranh cuối cùng.
Lời kết
Những thứ mà FFQ hiện giờ đang gặp phải chính là vấn đề mà 4 đội tuyển hạng dưới cũng đang phải đối mặt. Họ cần phải lo xử lý phong độ cá nhân cùng sai lầm của các tuyển thủ trước rồi bắt đầu tính đến chuyện cải thiện chiến thuật. Bên cạnh đó, cũng cần sớm đưa KingJ trở lại đội hình chính không thì Hani sẽ là một lỗ hổng lớn khiến cho nhiều đội tuyển lợi dụng khai thác. Nếu cứ tình hình như thế này, chuyện CEShay GAM thay thế vị trí top 4 của FFQ cũng không phải là không thể xảy ra.
Theo xemgame
FFQ 'truyền lửa' cho game thủ Cần Thơ tại GG Gaming Center
Team eSports nổi tiếng FFQ đã có một buổi giao lưu cùng fan khu vực Cần Thơ tại GG Gaming Center và truyền tải những trải nghiệm thi đấu chuyên nghiệp đầy thú vị.
Ngoài ý nghĩa từ một trận đấu giao hữu và Fan Meeting, sự xuất hiện của FFQ tại GG Gaming Center - trung tâm giải trí game đa nền tảng lớn nhất Cần Thơ - đã tiếp thêm ngọn lửa đam mê cho cộng đồng game thủ nơi đây trong hành trình chuyên nghiệp hóa và vươn lên trở thành một địa phương mạnh về eSports.
Giải đấu Liên Minh Huyền Thoại đầu tiên của GG Gaming Center
Giải đấu "GG Legend Tournament" là sân chơi Liên Minh Huyền Thoại bán chuyên do GG Gaming Center - trung tâm giải trí game đa nền tảng gây sốt trong cộng đồng game thủ Cần Thơ từ vài tháng qua - đứng ra tổ chức. Đây cũng là lần đầu bộ môn này được GG Gaming Center đưa vào thi đấu, trước đó, đội ngũ của iCafe cao cấp này đã rất thành công với giải PUBG hấp dẫn, thu hút sự quan tâm của hàng trăm game thủ.
Chỉ sau một thời gian phát động ngắn ngủi, "GG Legend Tournament" đã thu hút được 32 đội tuyển tham dự, trong đó có khá nhiều tập thể/cá nhân có tên tuổi trong cộng đồng game thủ bán chuyên Cần Thơ. Tổng giá trị giải thưởng đạt mức 20 triệu Đồng, đủ hấp dẫn để khiến 32 đội tuyển thi đấu căng thẳng suốt 4 vòng đấu.
Một trong những yếu tố quan trọng tạo sự thu hút cho "GG Legend Tournament", đến từ chính khu vực đấu trường độc nhất vô nhị của GG Gaming Center. Khu vực máy thi đấu độc đáo này đã tạo sự cuốn hút, những điểm nhấn riêng khó lầm lẫn trong suốt quá trình diễn ra giải.
Cuối cùng, sau nhiều vòng đấu gay cấn, ngôi vô địch chung cuộc đã thuộc về "Net Chuối" - cùng với 5 triệu Đồng tiền thưởng và tấm vé quan trọng: được đối đầu với FFQ trong sự kiện Fan Meeting diễn ra vào ngày 4.11!
FFQ cũng xém "phơi áo"
Đúng 8g30 sáng ngày 4.11, "đoàn quân" FFQ đã có mặt với sự xuất hiện của toàn những cái tên quen thuộc với cộng đồng game thủ Việt Nam: Venus, Celebrity, Artifact, KingJ, DNK, Kriss, HLV Junie và thành viên sắm vai MC Chi Chi (Top 4 The Face). Đây đều là những cái tên làm nên thành công hiện tại cho FFQ, sở hữu lượng fan đông đảo khắp cả nước.
Cuộc họp mặt Fan Meeting "nóng" ngay từ những thời điểm đầu tiên, sân khấu giao lưu (khu vực cafe ngoài trời của GG Gaming Center) cũng chật kín không còn chỗ trống. Trước đó, đội tuyển PUBG của FFQ cũng tạo nên những hiệu ứng tương tự trong ngày khai trương cách đó không lâu. Điều này cho thấy, game thủ Cần Thơ có sự quan tâm lớn như thế nào đối với tổ chức eSports lừng danh này.
Sau màn giao lưu, hỏi đáp, chia sẻ kinh nghiệm thi đấu cũng như những Mini game khá hài hước, FFQ bước vào nội dung được quan tâm nhất trong ngày: trực tiếp "thực chiến" và thử tài với game thủ Cần Thơ.
Ở thể thức đấu 1 VS 1 tại khu vực GG Stadium, FFQ sẽ cử từng thành viên thi đấu solo với các game thủ có mặt tại sự kiện. Khá thú vị là dù giữ kết quả thắng nhỉnh hơn, nhưng cũng đã có đến hai thành viên của FFQ phải chịu thua trận là KingJ và Celebrity - đây đều là những game thủ có kỹ năng rất cao trong làng eSports Việt ở thời điểm hiện tại.
Bất ngờ lớn nhất xảy ra ở trận đấu ARAM 5 VS 5, các thành viên trong đội tuyển FFQ Lofi đã phải chịu thua trước 5 game thủ đại diện cho GG Gaming Center. Chiến thắng bất ngờ này cho thấy rằng, dù có chênh lệch trình độ, điều gì cũng có thể xảy ra tại đấu trường ARAM ngẫu hứng và có nhịp độ sôi nổi này.
Dù vậy, khi bước sang trận đấu theo thể thức chính thống Summoner Rift, khả năng thật sự của tập thể FFQ đã được "kích hoạt". Bước vào trận đánh, đội vô địch "GG Legend Tournament" là "Net Chuối" đã hào hứng nhập cuộc với sự quyết tâm cao độ, dù vậy, quyết tâm thôi là chưa đủ so với đẳng cấp cách biệt của FFQ. Chỉ sau 18 phút, tập thể FFQ đã chiếm lĩnh toàn bộ thế trận và nhanh chóng kết liễu trận đấu, trong đó ghi nhận hai sự tỏa sáng của Irilia trong tay Artifact và Camile trong tay Kriss (đạt tỉ số KDA lên đến 13/1).
Sự kiện khép lại với nhiều tiếng cười và kỷ niệm đáng nhớ, đồng thời cho thấy niềm đam mê về eSports rất lớn của game thủ Cần Thơ. Sau giải PUBG và Liên Minh Huyền Thoại, GG Gaming Center nhiều khả năng sẽ tiếp tục tổ chức nhiều giải đấu hấp dẫn khác.
Theo motgame
Sau 1 ngày bình chọn, "Ma Vương" Zeros và FFQ Artifact bỏ xa các đối thủ còn lại để tiến với Allstar 2018 Ngoài việc giải đấu CKTG 2018 đang diễn ra khá sôi động thì Riot cũng đang rục rịch tiến hành tổ chức bình chọn cho các game thủ chuyên nghiệp sẽ góp mặt tại Allstar 2018 sắp tới: Như đã biết, ngoài 2 đến 3 game thủ LMHT (streamer hay những người nổi tiếng trong khu vực) Việt Nam sẽ được Garena lựa...