Liên minh chống hàng giả Trung Quốc: Apple phải tôn trọng lệnh cấm bán iPhone của tòa án nước này
Liên minh đổi mới, chống xâm phạm và hàng giả Trung Quốc, gọi tắt là Liên minh chống hàng giả quốc gia Trung Quốc mới đây đã ra lời kêu gọi Apple cần tuân thủ lệnh cấm bán iPhone tại nước này.
Mới đây Liên minh chống hàng giả Trung Quốc đã kêu gọi Apple tuân thủ lệnh cấm bán iPhone của tòa án nước này. Trước đó vụ kiện giữa Qualcomm và Apple tại Trung Quốc đã có kết quả chính thức vào đầu tháng 12.
Theo lệnh cấm của tòa án, Apple sẽ phải ngừng bán 7 model từ iPhone 6s tới iPhone X vì vi phạm hai bằng sáng chế của Qualcomm. Phía Apple sau đó cũng đã kháng cáo lại lệnh cấm nhưng tòa án chưa có thêm phán quyết nào khác.
Nhưng ngay cả khi đang kháng cáo, Apple vẫn nhất quyết bỏ qua lệnh cấm. Apple cho rằng, họ chỉ cần cập nhật hệ điều hành cho các model iPhone lên iOS 12 và thay đổi hoạt cảnh của tính năng quản lý ứng dụng là có thể dễ dàng thoát án phạt.
Tuy nhiên sau đó, Qualcomm khẳng định lệnh cấm của tòa án không chỉ nhắc riêng hệ điều hành. Điều này cũng đồng nghĩa dù Apple có làm cách nào đi chăng nữa thì vẫn vi phạm lệnh cấm và chỉ làm mọi chuyện rắc rối hơn.
Không chỉ có Qualcomm bất bình với hành động của Apple mà cả Liên minh chống hàng giả Trung Quốc cũng ra tuyên bố cho biết:
Video đang HOT
“Apple phải tôn trọng tòa án thay vì bất chấp, thậm chí chà đạp lên luật pháp Trung Quốc bằng sức mạnh kinh tế và quyền lực mềm. Chúng tôi phát hiện thấy bốn công ty con của Apple tại Trung Quốc chưa thực hiện lệnh cấm, thậm chí còn từ chối nhận lệnh cấm bằng văn bản của tòa án. Hành động như vậy là không thể chấp nhận được. Nó đã gây sự chú ý và tạo ra các cuộc tranh luận nảy lửa tại Trung Quốc và nước ngoài trong thời gian qua”.
Liên minh chống hàng giả Trung Quốc là một tổ chức phi chính phủ hoạt động nhằm bảo vệ quyền sở hữu trí tuệ. Các thành viên của liên minh gồm một số hiệp hội thương mại, trường đại học và cả các hãng công nghệ như Alibaba, JD.com, Xiaomi. Liên minh này có trụ sở đặt tại Bắc Kinh và hàng loạt văn phòng ở Hàng Châu, Hạ Môn, Tokyo, Seoul và San Francisco.
Apple và Qualcomm hiện từ chối bình luận về phát ngôn trên.
Mới đây, CEO Tim Cook và ban lãnh đạo Apple đã hạ dự báo doanh thu Q4/2018 của công ty xuống thấp hơn 9 tỷ USD (từ 93 tỷ USD xuống chỉ còn 84 tỷ USD). Động thái trên của Apple khiến giới phân tích, nhà đầu tư và cả chuỗi cung ứng vô cùng bất ngờ, thậm chí có phần hoang mang vì giá cổ phiếu của Apple sụt giảm mạnh tới gần 10%.
Không chỉ vậy, Apple còn đón nhận một tin không vui khác khi tòa án Đức đã chính thức ra phán quyết cấm bán iPhone 7/7 Plus và iPhone 8/8 Plus tại thị trường này. Như vậy, Apple lại tiếp tục bị lỗ thêm một khoản đáng kể.
Theo Tri Thuc Tre
Sợ thua kiện, Qualcomm ngăn không cho tòa án Đức xem bằng chứng liên quan vụ kiện Apple?
Trong một vụ kiện chống lại Apple ở Đức, các luật sư của Qualcomm đã từ chối chấp nhận giữ bí mật bằng chứng, ngăn không cho nó được đánh giá bởi tòa án.
Chuyện sẽ không có gì đáng nói, nếu như cũng chính bằng chứng đó trước đây đã được giữ bí mật bởi các luật sư của Qualcomm trong một vụ kiện khác tại Mỹ, và sau đó người ta phát hiện ra là các bằng sáng chế của Qualcomm hoàn toàn không bị xâm phạm.
Sau khi thất bại trong vụ kiện nhà cung ứng Qorvo của Apple xâm phạm bằng sáng chế tại một phiên tòa ở Mỹ, Qualcomm đang điên cuồng tìm cách gây khó dễ cho tòa án ở những nơi khác trong việc đánh giá các căn cứ liên quan những khiếu nại bằng sáng chế của họ. Chiến thuật này đã được sử dụng trong vụ kiện hôm thứ Năm vừa qua tại Đức, khiến Apple bị cấm bán các mẫu iPhone 7 và iPhone 8 tại các cửa hàng bán lẻ ở nước này.
Josh Landau, một Luật sư chuyên về bằng sáng chế tại Hiệp hội Công nghiệp Máy tính và Truyền thông, cho biết " dù Apple được trao cơ hội để biện minh cho chính mình tại phiên xét xử, tòa án lại không nắm được bằng chứng chủ chốt - chính là sơ đồ thiết kế của con chip mà Qualcomm cáo buộc họ xâm phạm bản quyền, và lời khai của người đã thiết kế ra con chip đó".
Landau nói rằng, nhà thiết kế con chip, Qorvo, đã từng cung cấp bằng chứng tại một phiên tòa ở Mỹ, nhưng ở Đức, Qualcomm đã từ chối chấp nhận giữ bí mật bằng chứng, đồng nghĩa với việc họ có thể tiết lộ bí mật thương mại của Qorvo cho các kỹ sư của chính Qualcomm. Động thái này đã ngăn Apple không thể " trình bày bằng chứng liên quan cách thức hoạt động thực tế của con chip bị cáo buộc xâm phạm - bằng chứng đã từng giúp một phiên tòa ở Mỹ đi đến kết luận Apple không xâm phạm bản quyền".
Florian Mueller của FOSS Patents nêu chi tiết hơn vấn đề trong vụ án ở Đức, cho biết nó có liên quan đến 10 bằng sáng chế của Qualcomm: 8 bằng sáng chế nhắm đến tính năng tìm kiếm Spotlight của Apple, và 2 bằng sáng chế liên quan 'bằng sáng chế thiết kế chip theo dõi hiệu quả năng lượng' bởi Qorvo.
Tòa án Đức đã ban hành lệnh cấm bán các mẫu iPhone sử dụng chip Intel ra mắt trước iPhone X tại Đức.
" Tất cả chỉ vì Qualcomm cáo buộc và Apple không thể phủ nhận cáo buộc đó mà không xâm phạm đến các bí mật của Qorvo" - Mueller nhấn mạnh - " Tôi bị sốc vì chiến thuật của Qualcomm đã thành công - đầu tiên họ tiến hành tìm kiếm bằng chứng ở Mỹ để phục vụ mục đích trình bày sơ đồ chipset tại tòa án Đức, sau đó thay đổi hướng đi, yêu cầu tòa án Đức xét xử, và yêu cầu chuyên gia do tòa chỉ định phát biểu ý kiến mà chẳng nắm trong tay thông tin cụ thể nào"
" Nếu luật pháp và sự thật đứng về phía họ, họ xứng đáng chiến thắng, nhưng ở đây, họ đã muốn và vô tình đạt được một phán quyết dựa trên thứ mà người ta gọi là 'bằng chứng tối thiểu', một thứ hoàn toàn không thể hình dung nổi tại Mỹ với cơ chế tìm kiếm bằng chứng sâu rộng của nước này".
Mueller nói thêm rằng, " bởi cách mà mọi thứ đi chệch đường trong vụ án này, tôi không nghĩ phán quyết này sẽ được thi hành bởi phiên tòa kháng cáo - diễn ra tại Tòa án Cấp cao Munich - sẽ không đồng ý với tòa cấp dưới rằng bên giữ bằng sáng chế được thắng vì không cho phép tòa và chuyên gia do tòa chỉ định đánh giá cụ thể sơ đồ chipset".
Những nỗ lực của Qualcomm tại Đức nhằm ngăn tòa đánh giá bằng sáng chế xảy ra sau một vụ kiện bất ngờ mà công ty này thực hiện tại Trung Quốc, nơi Qualcomm đề nghị một phán quyết cấm bán iPhone mà không hề thông báo với Apple rằng họ đã vi phạm thứ gì, và không cho phép Táo khuyết phản ứng lại các khiếu nại liên quan các bằng sáng chế Qualcomm thâu tóm với mục đích chống lại Apple ở Trung Quốc.
Tòa án Trung Quốc đã ban hành một " phán quyết sơ bộ một phía - phán quyết được ban hành mà không thông báo cho bên bị kiện và không cho phép bất kỳ cơ hội phản kháng nào" - Landau nói - " Những phán quyết như vậy hoàn toàn bị cấm ở Mỹ chiếu theo Các luật lệ liên bang về thủ tục dân sự bởi nó hoàn toàn không đáp ứng được những giới hạn tối thiểu của quá trình tố tụng".
Qualcomm đang tích cực ghép nối từng mảnh lợi thế họ có thể sử dụng trong các phiên đàm phán với Apple và các nhà cung ứng của Táo khuyết, nhưng chiến thuật của Qualcomm ở Trung Quốc và Đức nhiều khả năng sẽ khiến họ "gậy ông đập lưng ông", đặc biệt khi mà công ty đã từng phàn nàn về quá trình tố tụng trong các phiên phòng vệ pháp lý liên quan đến các án phạt ban hành bởi Ủy ban Công bằng Thương mại Hàn Quốc.
Qualcomm đang phải đối mặt với một vụ kiện đòi bồi thường 9 tỷ USD từ các nhà sản xuất hợp đồng, cũng như một loạt các vụ kiện khác bởi các cơ quan quản lý nhà nước, bao gồm vụ kiện của Ủy ban Thương mại Liên Bang Mỹ dự kiến xét xử vào ngày 4/1/2019. Qualcomm còn đối mặt với một vụ kiện tập thể của người tiêu dùng dự kiến xét xử vào tháng 6/2019, trong đó 250 triệu người tiêu dùng khẳng định hành vi của Qualcomm gây tổn hại cho sự cải tiến vì mức tăng giá không công bằng đối với người dùng cuối.
Theo GenK
Đạt được lệnh cấm bán iPhone tại Đức, Qualcomm đang chơi một ván bài mạo hiểm với Apple Rất có thể Qualcomm mới là kẻ thua đậm trong ván bài này. Cuộc chiến tranh pháp lý giữa Apple và Qualcomm tiếp tục leo thang, khi mà tòa án tại Đức đã ban hành lệnh cấm bán đối với những mấu iPhone sử dụng modem Intel, vi phạm bằng sáng chế công nghệ của Qualcomm. Các cửa hàng Apple Store tại Đức...