Liên minh châu Âu thử nghiệm đồng Euro điện tử
Ngân hàng Trung ương châu Âu (ECB) hiện đang tiến hành thử nghiệm đồng Euro điện tử, với kỳ vọng hỗ trợ số hóa nền kinh tế châu Âu và khuyến khích sự đổi mới trong thanh toán bán lẻ.
Theo ECB, quá trình thử nghiệm đồng Euro điện tử đã bắt đầu từ tháng 7.2021, dự kiến kéo dài đến cuối năm 2023. Sau đó, các nước trong khối sẽ cùng họp bàn và xem xét lưu thông đồng tiền này vào năm 2025.
Đồng Euro điện tử đang trong giai đoạn thử nghiệm. Ảnh ECB
Tuy nhiên, ECB khẳng định đồng Euro điện tử sẽ là “một trong nhiều lựa chọn giúp người dân thực hiện thanh toán tiện lợi và dễ dàng hơn”. Hay nói cách khác, đồng Euro điện tử sẽ được phát hành song song với tiền Euro giấy hiện tại chứ không thay thế hoàn toàn.
Video đang HOT
Đồng Euro điện tử được kỳ vọng là sẽ giải quyết các vấn đề thanh toán không tiền mặt và giảm sự lệ thuộc vào các phương tiện thanh toán kỹ thuật số được phát hành và kiểm soát từ bên ngoài khu vực đồng tiền chung Euro – điều có thể làm suy yếu sự ổn định tài chính và chủ quyền tiền tệ của khu vực.
Theo thông báo trên trang chủ, ECB đang phối hợp cùng các ngân hàng trung ương quốc gia của khu vực sử dụng đồng tiền chung Euro nhằm tìm hiểu những lợi ích và rủi ro của đồng Euro điện tử, cũng như mức độ tác động đối với thị trường và những điều thay đổi cần thiết đối với luật pháp châu Âu. Ngoài ra, ECB cam kết việc bảo vệ quyền riêng tư sẽ là ưu tiên hàng đầu để đồng Euro điện tử có thể giúp duy trì niềm tin vào các khoản thanh toán trong thời đại kỹ thuật số.
Nghiên cứu và xây dựng công nghệ ứng dụng tiền điện tử đang là mối quan tâm rất lớn của nhiều chính phủ. Tại Trung Quốc, đồng Nhân dân tệ điện tử đã được phát hành thử nghiệm và phục vụ tại Thế vận hội Olympic Bắc Kinh mùa đông 2022. Trong khi đó, Nhật Bản sắp phát hành Progmacoin – một đồng Yên điện tử ổn định.
Mặc dù các hoạt động đầu tư tiền số chưa được pháp luật công nhận và bảo vệ tại Việt Nam, vào tháng 6.2021, Ngân hàng Nhà nước đã được giao nhiệm vụ nghiên cứu, thí điểm sử dụng tiền điện tử dựa trên công nghệ chuỗi khối trong giai đoạn 2021 – 2025.
Châu Âu sắp cạn kho khí đốt
Liên minh châu Âu (EU) đã tiêu thụ hơn 95% lượng khí đốt mà họ dự trữ vào mùa Hè năm ngoái.
Các bể chứa khí đốt tại Grain, Anh. Ảnh: AFP/TTXVN
Trích dẫn dữ liệu từ Cơ sở hạ tầng khí đốt châu Âu, Tập đoàn năng lượng và nhà xuất khẩu khí đốt lớn của Nga Gazprom ngày 19/2 cho biết các cơ sở lưu trữ khí đốt ngầm (UGS) ở EU đã dùng hết 95,3% kể từ hai ngày trước đó. Điều này có nghĩa là châu Âu hiện chỉ còn 4,7% trữ lượng khí đốt cho quãng thời gian còn lại của mùa Đông.
Khối lượng khí còn lại tại các kho chứa ít hơn 21% (8,3 tỷ mét khối) so với cùng thời điểm năm ngoái. Tổng cộng, châu Âu đã tiêu thụ 44,8 tỷ mét khối khí đốt trong mùa Đông này.
Theo Gazprom, trữ lượng khí đốt tại các cơ sở lưu trữ dưới lòng đất ở Ukraine cũng ở mức tối thiểu, đã giảm xuống 10,6 tỷ mét khối, tức là ít hơn 45% so với năm ngoái.
Ngoài ra, vào đầu tuần này, các nhà chức trách ở Đức - một trong những quốc gia có công suất lưu trữ ngầm lớn nhất ở châu Âu - cũng báo cáo về việc lượng lưu trữ giảm xuống xuống mức thấp nhất trong nhiều năm.
Trong bối cảnh căng thẳng leo thang xung quanh vấn đề Ukraine, phương Tây vẫn quan ngại về nguy cơ gián đoạn dòng chảy khí đốt từ Nga đến lục địa này. EU vừa tuyên bố nguồn dự trữ khí đốt của họ đủ để kéo dài thêm vài tuần nữa trong trường hợp Nga ngừng vận chuyển dòng khí đốt. Hiện giới chức EU và Mỹ vẫn đang tìm kiếm các nguồn cung thay thế.
Nguồn cung khí đốt của Nga cho các nước châu Âu đã bắt đầu giảm vào giữa năm 2021 và giảm mạnh hơn nữa từ đầu năm 2022. Tuy nhiên, Gazprom liên tục khẳng định rằng họ vẫn đang cung cấp khí đốt cho châu Âu theo đúng các hợp đồng hiện có.
Mặc dù vậy, Chủ tịch Ủy ban châu Âu (EC) Ursula von der Leyen ngày 19/2 đã lên tiếng chỉ trích chính sách cung cấp khí đốt của Gazprom. "Gazprom đang cố gắng tích trữ và phân phối ít nhất có thể trong khi giá cả và nhu cầu đang tăng vọt", bà phát biểu tại Hội nghị An ninh Munich.
Theo EC, cho đến gần đây, EU đã đáp ứng gần một phần tư (24%) nhu cầu tiêu thụ năng lượng bằng khí đốt, 90% trong số đó được nhập khẩu. Khoảng 40% lượng khí đốt nhập khẩu này là của Gazprom.
Châu Âu cố ý chưa yêu cầu Nga tăng nguồn cung khí đốt Nga có thể tăng lượng khí đốt tự nhiên cho các nước châu Âu khi có yêu cầu, hiện điều này chưa được triển khai do giá khí đốt giao ngay trên thị trường cao, Đại diện thường trực Nga tại EU Vladimir Chizhov nói với Sputnik tại một cuộc phỏng vấn. Ảnh minh họa Tuần trước, Chủ tịch Ủy ban châu Âu...