Liên minh Big Tech phát triển hộ chiếu ‘vắc-xin Covid-19 kỹ thuật số’
Mục đích của sáng kiến này là tạo điều kiện cho chính phủ, hãng hàng không và doanh nghiệp kiểm tra xem liệu các cá nhân đã tiêm vắc-xin Covid-19 hay chưa.
Hộ chiếu vắc-xin được phát triển bởi liên minh bao gồm các gã khổng lồ công nghệ Oracle, Microsoft và tổ chức y tế Mayo Clinic
Theo The Hill, một liên minh bao gồm các gã khổng lồ công nghệ Oracle, Microsoft và tổ chức y tế Mayo Clinic hôm 14.1 thông báo họ đang cùng hợp tác một chương trình gọi là Sáng kiến Chứng nhận Tiêm chủng (Vaccination Credential Initiative – VCI) để phát triển hộ chiếu kỹ thuật số về tiêm chủng vắc-xin Covid-19. Mục đích của việc này là để xác nhận tình trạng tiêm chủng trong trường hợp chính phủ yêu cầu cá nhân nào đó cung cấp bằng chứng rằng họ đã được tiêm vắc-xin để đủ điều kiện du lịch.
“Hy vọng công nghệ mới sẽ cho phép mọi người chứng minh tình trạng sức khỏe để có thể du lịch, làm việc, học tập và sinh hoạt an toàn trở lại, đồng thời cũng có thể bảo vệ quyền riêng tư về dữ liệu”, trích lời liên minh thực hiện VCI.
Liên minh nêu trên đang sử dụng sản phẩm từ tài liệu kỹ thuật số quốc tế của Commons Project, tổ chức phi lợi nhuận được thành lập với sự hợp tác của Quỹ Rockefeller, tài liệu này ghi nhận dữ liệu xác minh một người đã được xét nghiệm có kết quả âm tính với Covid-19. Hiện hệ thống của Commons Project đang được ba hãng hàng không lớn sử dụng.
Video đang HOT
Giám đốc điều hành Paul Meyer của Commons Project cho biết, liên minh đang trong quá trình thảo luận với một số chính phủ để tạo ra một chương trình yêu cầu mọi người hoặc phải có bằng chứng đã tiêm chủng, hoặc phải được xét nghiệm âm tính với Covid-19 để được phép nhập cảnh vào một quốc gia cụ thể nào đó.
“Mục tiêu của VCI là trao cho các cá nhân quyền truy cập kỹ thuật số vào hồ sơ tiêm chủng của họ để họ có thể sử dụng các công cụ như ứng dụng CommonPass để du lịch, làm việc, học tập và sinh hoạt an toàn trở lại, đồng thời bảo vệ quyền riêng tư về dữ liệu của họ”, ông Paul Meyer nói trong thông cáo.
Mike Sicilia, phó chủ tịch điều hành Global Business Units của Oracle, nói rằng hộ chiếu vắc-xin “cần phải có cách sử dụng dễ dàng như ngân hàng trực tuyến”. “Chúng tôi cam kết sẽ làm việc với cộng đồng công nghệ, y tế, và các chính phủ toàn cầu để đảm bảo mọi người có quyền truy cập an toàn vào thông tin ở mọi lúc, mọi nơi khi họ cần”, ông Mike Sicilia nói thêm.
Lợi dụng tâm lý sợ hãi, những kẻ lừa đảo hét giá mua vắc-xin Covid-19 trên dark web lên tới 1000 USD bằng đồng bitcoin
Công ty an ninh mạng Check Point cho biết, người lẻ lừa đảo trên dark web đã đăng quảng cáo bán vắc-xin Covid-19, đồng thời yêu cầu thanh toán bằng bitcoin nhưng không hề giao hàng.
Theo công ty an ninh mạng Check Point, một số người đã rao bán vắc-xin Covid-19 trên dark web và yêu cầu người mua phải thanh toán bằng bitcoin. Tuy nhiên điều đáng nói là họ đã không thực hiện lời hứa giao hàng.
Dark web (tạm dịch là web tối) cho đến nay vẫn là một nơi bí ẩn ẩn trên mạng Internet, nơi người dùng khó có thể tìm kiếm thông qua các công cụ tra cứu của Google hay Microsoft. Để có thể tiếp cận dark web, người tham gia phải dùng phần mềm đặc biệt. Đây cũng có thể coi là "chợ đen", nơi có nhiều giao dịch mua bán ma túy, súng và các hàng hóa bất hợp pháp khác.
Tuy nhiên sẽ thật nguy hiểm nếu đây là nơi lộng hành của những kẻ lừa đảo. Lợi dụng việc nhiều quốc gia chạy đua triển khai chương trình tiêm chủng vắc-xin Covid-19, những kẻ lừa đảo cơ hội đã tìm ra cách rao bán vắc-xin trên dark web và dụ những người nhẹ dạ cả tin mua của chúng bằng bitcoin.
Sau khi thực hiện các tìm kiếm về vắc-xin trên dark web mới nhất, công ty Check Point đã tập hợp được hơn 340 quảng cáo và dài 34 trang. Con số này đã tăng nhanh so với chỉ 8 trang kết quả từ một truy vấn tương tự vào đầu tháng 12.
Theo đó, mức giá trung bình trung bình cho một liều vắc-xin được rao bán trên dark web là 250 USD (5,7 triệu đồng). Nhưng hiện mức giá đó đã tăng gấp đôi hoặc gấp 4 lần và lên 500 USD (11,5 triệu đồng) hoặc thậm chí là 1000 USD (23 triệu đồng).
Các nhà nghiên cứu đã thử đặt hàng liều vắc xin từ một nhà cung cấp họ liên hệ qua ứng dụng nhắn tin mã hóa Telegram. Cụ thể họ chọn một loại vắc-xin sản xuất tại Trung Quốc với giá 750 USD quy ra bitcoin. Sau khi các nhà nghiên cứu thanh toán và gửi địa chỉ giao hàng, tài khoản của người bán bất ngờ bị xóa và cho đến nay họ vẫn chưa nhận được hàng.
Check Point cho biết, những người rao bán vắc-xin đều yêu cầu thanh toán bằng bitcoin. Trước đây, bitcoin từng được coi là một hình thức thanh toán ẩn danh nhưng gần đây nó đã được hợp thức hóa nhiều hơn.
Check Point cho biết, tình trạng lừa đảo mua vắc-xin trực tuyến này sở dĩ có đất sống vì nhiều người không muốn chờ đợi lâu hơn nữa. Nhưng họ không hề hay biết, họ đã vô tình mắc bẫy của những kẻ lừa đảo.
Chia sẻ trên bài đăng blog, Check Point cho biết: "Chúng tôi tin rằng, tình trạng lừa đảo này là do nhu cầu tăng vọt từ những cá nhân không muốn đợi hàng tuần hoặc hàng tháng để nhận được vắc xin từ chính phủ các quốc gia của họ".
Theo Check Point, một số người bán tuyên bố cung cấp liều lượng lớn vắc xin thay vì đơn lẻ vài lọ. Một nhà cung cấp cho biết họ có thể cung cấp đơn hàng lên tới 10.000 lọ với tổng giá trị lên tới 30.000 USD.
Đặc biệt có nhiều bên rao bán đưa ra thông tin mâu thuẫn với hướng dẫn y tế chính thức về liều lượng. Check Point tiết lộ, một nhà cung cấp đã liên hệ đề nghị bán một loại vắc-xin Covid-19 không xác định với giá khoảng 300 USD quy ra tiền bitcoin và tuyên bố cần phải tiêm tới 14 liều để chống lại virus. Trong khi đó hầu hết các loại vắc-xin hiện nay đều chỉ phê duyệt tiêm 2 liều.
Kết luận trong blog, công ty Check Point lên án hành vi lợi dụng mối quan tâm của mọi người về đại dịch Covid-19 để thỏa mãn sự tham lam và hành vi ác ý của họ, đồng thời cảnh báo tới tất cả mọi người không được mắc bẫy của những kẻ lừa đảo.
Kìm cương Big Tech: Bài toán bức thiết nhưng nan giải Liệu CEO một hãng công nghệ có quyền buộc một Tổng thống đương nhiệm phải 'câm lặng'? Làm thế nào để kìm hãm sức mạnh vượt tầm kiểm soát của Big Tech? Đây quả thực là những câu hỏi khó có lời đáp. Twitter cấm vĩnh viễn tài khoản Tổng thống Trump do kích động bạo lực. Trong một tuần vừa qua, giới...