Liên Hợp Quốc: Triều Tiên hành quyết công khai tù nhân đào tẩu
Theo báo cáo của Liên Hợp Quốc, tù nhân Triều Tiên cố gắng trốn thoát hay ăn cắp bị xử tử công khai, một số người khác bị bạo lực tình dục và đánh đập bằng côn hoặc thanh kim loại.
Theo Tổng thư ký Liên Hợp Quốc António Guterres, từ tháng 9/2018 đến tháng 5/2019, văn phòng nhân quyền của Liên Hợp Quốc đã phỏng vấn hơn 330 tù nhân Triều Tiên, phần lớn là phụ nữ cố gắng đào tẩu đến Trung Quốc.
“Có nhiều báo cáo về các vụ hành quyết công khai tù nhân cố gắng đào tẩu, ăn cắp hoặc có hành vi phạm tội khác trong thời gian bị giam”, ông Guterres nói, theo Guardian.
Các tù nhân bị thẩm vấn, đôi khi tới một tháng hoặc lâu hơn, và buồng giam đông người đến mức họ không có chỗ để nằm.
Theo báo cáo của ông Guterres, quản giáo tại trại giam buộc tù nhân Triều Tiên phải cởi quần áo và liên tục rà soát cơ thể họ để tìm tiền hay đồ vật bị giấu đi.
Một người lính canh tại trại giam gần sông Yalu, Triều Tiên. Ảnh: Reuters.
Video đang HOT
Những người từng bị giam giữ cáo buộc quản giáo có hành vi “vi phạm quyền sống còn, quyền tự do và an toàn của công dân”, ông Guterres nói.
Triều Tiên từng nhiều lần bác bỏ các cáo buộc này. Vào tháng 5, đại sứ Triều Tiên tại Thụy Sĩ Han Tae Song, cho biết chính phủ đã “nỗ lực hết mình vì lợi ích của người dân”, và “vi phạm nhân quyền, dưới bất kỳ hình thức nào, đều không thể chấp nhận được”.
Tuy nhiên, Triều Tiên đã từ chối cấp thị thực cho các quan chức nhân quyền của Liên Hợp Quốc, ngoại trừ một lần vào năm 2017, khi nước này cấp thị thực cho một điều tra viên nghiên cứu về tình trạng người khuyết tật.
Theo ông Guterres, những người từng bị giam giữ nói rằng họ phải ăn ở trong điều kiện cực kỳ mất vệ sinh, không có đủ thực phẩm gây ra suy dinh dưỡng, bệnh tật và đôi khi là tử vong.
Tổng thư ký Liên Hợp Quốc cho biết có tình trạng “quản giáo trại giam bạo hành tình dục tù nhân nữ, thông qua việc rà soát cơ thể để kiểm tra”.
Lính canh buộc tù nhân phải ngồi hoặc quỳ cả ngày, chỉ “cho phép họ duỗi chân tay trong hai phút mỗi giờ”. Nếu đi lại mà không có sự cho phép, tù nhân sẽ bị phạt riêng hoặc theo nhóm, ông Guterres nói.
Theo Zing.vn
Tổng Thống Trump coi nhẹ Triều Tiên thử tên lửa, hết lời khen ông Kim
Tổng thống Donald Trump ngày 2/8 tỏ ý coi nhẹ các vụ thử vũ khí của Triều Tiên, đồng thời khen lãnh đạo Kim Jong Un là người bạn "có tầm nhìn vĩ đại và đẹp đẽ cho nước mình".
Tổng thống Mỹ Donald Trump vẫn luôn khẳng định quan hệ cá nhân giữa mình và nhà lãnh đạo của Triều Tiên là một thành công, dù viễn cảnh Bĩnh Nhưỡng từ bỏ chương trình hạt nhân sau hàng thập kỷ nỗ lực vẫn còn xa vời.
Các tweet mới nhất của Trump dùng ngôn từ thận trọng tránh lên án ông Kim. Ông Trump viết rằng các đợt thử tên lửa tầm ngắn gần đây không vi phạm các cam kết mà hai lãnh đạo đạt được trong cuộc gặp lịch sử tháng 6/2018 ở Singapore, dù chúng có thể vi phạm một nghị quyết Liên Hợp Quốc.
"Có thể có vi phạm một nghị quyết của Liên Hợp Quốc, nhưng lãnh đạo Kim đã không muốn làm tôi thất vọng bằng cách phá vỡ lòng tin", ông Trump nói trên Twitter cá nhân hôm 2/8. "Có rất nhiều thứ Triều Tiên có thể đạt được - tiềm năng của một quốc gia, dưới sự lãnh đạo của Kim Jong Un, là không giới hạn".
Ông Trump nói lãnh đạo Triều Tiên chỉ có thể đạt được tầm nhìn "vĩ đại và đẹp đẽ cho đất nước mình" nếu tổng thống Mỹ là ông Trump. "Ông ấy sẽ làm điều đúng đắn bởi vì ông ấy rất thông minh, và ông ấy không muốn làm thất vọng người bạn của mình, chính là Tổng thống Trump!", ông viết.
Tổng thống Mỹ Donald Trump (trái) gặp lãnh đạo Triều Tiên Kim Jong Un ở làng Bàn Môn Điếm bên trong Khu Phi quân sự tại biên giới hai miền Triều Tiên ngày 30/6. Ảnh: AP.
Ông Trump thường xuyên tự ca ngợi việc đối thoại với Triều Tiên là thành công và giúp hai nước tránh một cuộc chiến tranh.
Sau một cuộc họp kín của Hội đồng Bảo an Liên Hợp Quốc, Anh, Pháp và Đứcđã lên án các cuộc thử tên lửa mới đây của Triều Tiên là vi phạm các lệnh trừng phạt, và hối thúc Bình Nhưỡng tham gia "đàm phán có ý nghĩa" với Mỹ trong việc loại bỏ vũ khí hạt nhân.
Đặc phái viên về Triều Tiên của Tổng thống Trump, Stephen Biegun, đã hy vọng sẽ gặp đại diện Triều Tiên ở Thái Lan ngày 2/8. Song Triều Tiên đã không đến hội nghị các nước ASEAN.
Sau đàm phán bất thành tại hội nghị thượng đỉnh lần hai ở Hà Nội cuối tháng 2/2018, hai lãnh đạo Mỹ - Triều bất ngờ gặp lại nhau vào tháng 6 khu phi quân sự tại biên giới Triều Tiên - Hàn Quốc. Các quan chức Mỹ đã kỳ vọng đàm phán sẽ nối lại sau đó vài tuần, nhưng điều đó chưa diễn ra.
Trong bối cảnh đó, Triều Tiên đã tiến hành 3 vụ thử nghiệm liên tiếp, mới nhất là hôm 2/8 với "các vật thể bay không xác định" được phóng ra biển Nhật Bản. Bình Nhưỡng đến nay vẫn chưa lên tiếng về vụ việc song quân đội Hàn Quốc và Mỹ có chung nhận định rằng đây có thể là các tên lửa đạn đạo mới phát triển của Bình Nhưỡng.
Trước đó, Triều Tiên đã bắn hai tên lửa đạn đạo tầm ngắn vào ngày 25/7 cũng như tiến hành vụ thử nghiệm vũ khí mà nước này nói là hệ thống phóng rocket mới hôm 31/7. Theo hãng thông tấn KCNA của Bình Nhưỡng, nhà lãnh đạo Kim Jong Un đã giám sát vụ thử hôm 31/7 và nói vũ khí mới sẽ "gây ra sự khốn khổ không thể tránh được cho các lực lượng đang trở thành mục tiêu lớn của vũ khí này".
Theo Zing
Ngoại trưởng Mỹ: Mở mắt là đọc tin về Trung Quốc Ngoại trưởng Mỹ Mike Pompeo nói rằng phân tích Trung Quốc là ưu tiên hàng đầu với chính sách đối ngoại của Mỹ trong bối cảnh căng thẳng hiện tại. "Về mặt ưu tiên, mỗi sáng, việc đầu tiên tôi làm là đọc tin về Trung Quốc. Tôi dành thời gian nói về tất cả các vấn đề rộng lớn mang lại cơ...