Liên hợp quốc triển khai phái bộ tới bệnh viện Al Shifa ở Gaza
Ngày 1/4, người phát ngôn của Tổng thư ký Liên hợp quốc (LHQ) Stephane Dujarric thông báo LHQ đang lên kế hoạch triển khai một phái bộ tới bệnh viện Al Shifa ở Dải Gaza sau khi quân đội Israel rút khỏi cơ sở này.
Người dân quay trở lại bệnh viện Al-Shifa ở Gaza sau khi Israel rút quân ngày 1/4/2024. Ảnh: AFP/TTXVN
Phát biểu với báo giới, ông Dujarric cho biết LHQ có kế hoạch triển khai phái bộ ngay sau khi đến bệnh viện Al Shifa để hỗ trợ chăm sóc y tế và đánh giá tình hình tại bệnh viện. Quyết định này được đưa ra sau khi có thông tin cho rằng Lực lượng Phòng vệ Israel đã rút khỏi bệnh viện Al Shifa.
Cũng theo quan chức trên, Tổ chức Y tế thế giới (WHO) đang đợi tình hình xung đột ở Gaza lắng dịu và Chính phủ Israel đưa ra các biện pháp đảm bảo an ninh phù hợp để có thể triển khai nhân viên đến Al Shifa. Tuy nhiên, theo đánh giá của Tổng giám đốc WHO Tedros Adhanom Ghebreyesus, triển vọng hiện nay khá ảm đạm. Hôm 31/3 vừa qua, quân đội Israel đã thực hiện cuộc tấn công vào bệnh viện Al-Aqsa ở Gaza khiến 4 người thiệt mạng và 17 người bị thương. Vụ việc xảy ra khi một nhóm nhân viên của WHO đang thực hiện các hoạt động nhân đạo.
Trước đó, cùng ngày 1/4, Israel cho biết lực lượng quân đội nước này đã rút khỏi bệnh viện Al Shifa ở Dải Gaza, sau cuộc đột kích kéo dài hai tuần. Theo các nhân chứng người Palestine tại khu vực, binh lính Israel đã rút quân vào sáng sớm 1/4 (giờ địa phương), để lại một vùng rộng lớn bị tàn phá với một số tòa nhà đã bị thiêu rụi. Hàng trăm người đã quay trở lại bệnh viện và khu vực xung quanh, nơi họ tìm thấy các thi thể phía bên trong và bên ngoài bệnh viện. Một nhân chứng cho biết vẫn còn bệnh nhân, nhân viên y tế và người dân đang phải trú ẩn bên trong cơ sở y tế này. Một số bệnh nhân đã được đưa đến bệnh viện Ahli gần đó.
Theo thống kê của Cơ quan y tế Gaza, kể từ khi cuộc xung đột bắt đầu, đã có hơn 32.000 người thiệt mạng và ít nhất 74.000 người khác bị thương, trong đó phụ nữ và trẻ em chiếm 2/3 số người thiệt mạng. Xung đột cũng đã khiến phần lớn dân số trên lãnh thổ phải di dời và đẩy 1/3 cư dân đến bờ vực nạn đói. Khu vực phía Bắc Gaza, nơi có bệnh viện Al Shifa, đã bị tàn phá nặng nề và bị cô lập phần lớn kể từ tháng 10 năm ngoái.
Video đang HOT
Lý do quân đội Israel quay trở lại bệnh viện Al-Shifa ở Bắc Gaza
Lực lượng Israel trong tháng 3 đã phát động một chiến dịch quân sự khác nhằm vào bệnh viện lớn nhất Gaza, Al-Shifa, khiến cơ sở y tế này lại trở thành thành tâm điểm chú ý.
Điều trị cho người bị thương tại bệnh viện Al-Shifa, ngày 29/2. Ảnh: AA/TTXVN
Kênh CNN (Mỹ) cho biết tính đến ngày 28/3, chiến dịch này đã kéo dài 11 ngày. Đây là lần thứ hai Israel khám xét bệnh viện Al-Shifa. Lực lượng Phòng vệ Israel (IDF) lần đầu đột kích Al-Shifa vào tháng 11/2023. Chiến dịch khi đó khiến tòa nhà chính của cơ sở y tế này hư hại nặng nề dẫn tới ngừng hoạt động.
Đến tháng 3 này, IDF quay trở lại bệnh viện Al-Shifa cho dù trước đó vào tháng 1 tuyên bố họ đã hoàn thành việc triệt phá cấu trúc chỉ huy của Hamas ở phía Bắc Gaza.
IDF tuyên bố người dân thường, bệnh nhân và đội ngũ nhân viên y tế tại Al-Shifa đều đã được sơ tán khi triển khai chiến dịch. Tuy nhiên, nhiều người Palestine trong bệnh viện Al-Shifa và gần đó khẳng định rằng có thương vong với người dân thường, họ còn bị bắt và cơ sở hạ tầng bên trong bệnh viện Al-Shifa bị tàn phá ở quy mô lớn.
Cả Israel và Hamas cùng người dân thường đều ghi nhận về giao tranh dữ dội quanh bệnh viện Al-Shifa. Trong khi đó, các quan chức Liên hợp quốc (LHQ) nhấn mạnh không thể biến bệnh viện thành chiến trường.
Lý do Israel quay trở lại
Bệnh viện Al-Shifa ở Dải Gaza. Ảnh: IRNA/TTXVN
Lực lượng Israel quay trở lại bệnh viện Al-Shifa từ ngày 18/3 và viện dẫn rằng họ đang tiến hành "các hoạt động tác chiến chính xác chống lại những kẻ khủng bố" ở cơ sở y tế này. Đây cũng chính là lập luận của Israel trong cuộc đột kích vào tháng 11/2023. Đáng chú ý, vào tháng 1 vừa qua, Bộ trưởng Quốc phòng Israel Yoav Gallant thông báo rằng giai đoạn hoạt động căng thẳng nhất ở phía Bắc Gaza đã hoàn tất.
Nhưng đến ngày 26/3 này, Bộ trưởng Gallant ca ngợi chiến dịch tại Al-Shifa, nói rằng các thành viên Hamas vẫn ẩn náu tại bệnh viện "đang cân nhắc về tương lai của chúng: đầu hàng hay là chết".
Quân đội Israel cho biết đã bắt giữ hàng trăm thành viên Hamas và phong trào Palestine Islamic Jihad (Thánh chiến Hồi giáo Palestine) trong và xung quanh bệnh viện Al-Shifa.
Ngày 28/3, IDF tuyên bố đã tiêu diệt khoảng 200 chiến binh trong khu vực bệnh viện kể từ khi bắt đầu chiến dịch. IDF cũng cáo buộc rằng những tay súng này đã bắn vào binh sĩ lực lượng này từ bên trong và bên ngoài tòa nhà cấp cứu tại bệnh viện.
Israel trong nhiều năm cáo buộc rằng các tay súng Hamas đang trú ẩn trong thánh đường Hồi giáo, bệnh viện và những nơi khác liên quan đến dân sự để tránh các cuộc tấn công của Israel. Hamas đã nhiều lần phủ nhận các cáo buộc này.
Cơ quan Y tế Gaza cho biết khoảng 3.000 người đang trú ẩn tại Al-Shifa vào thời điểm xảy ra cuộc khám xét gần đây. Cơ quan này cáo buộc rằng các tay súng bắn tỉa Israel và binh sĩ trên trực thăng đã nhắm bắn một số người cố gắng rời bệnh viện Al-Shifa.
Hamas chỉ trích Israel tấn công các mục tiêu mà không quan tâm đến bệnh nhân hoặc nhân viên y tế bên trong. Về phần mình, quân đội Israel cảnh báo rằng sẽ bắn những trường hợp rời bệnh viện mà không nhận được chỉ thị sơ tán trước.
Luật pháp quốc tế nghiêm cấm việc nhắm mục tiêu vào bệnh viện trong thời chiến, nhưng có ngoại lệ nếu các tay súng đối phương sử dụng cơ sở này để tấn công kẻ thù.
Phản ứng của cộng đồng quốc tế
Tổng Giám đốc Tổ chức Y tế Thế giới (WHO) Tedros Adhanom Ghebreyesus ngày 18/3 đăng lên mạng xã hội X, trước đây là Twitter: "Chúng tôi vô cùng lo lắng về tình hình tại bệnh viện Al-Shifa ở phía Bắc Gaza, đang gây nguy hiểm cho các nhân viên y tế, bệnh nhân và dân thường". Ông cũng kêu gọi bảo vệ các bệnh viện và chấm dứt chiến sự. WHO cùng nhiều nhóm nhân đạo khác đã cảnh báo về nạn đói đang đến gần ở phía Bắc Gaza.
Mỹ đã nhiều lần ủng hộ cáo buộc của Israel rằng Hamas sử dụng tổ hợp y tế của Al-Shifa làm trung tâm chỉ huy, nơi giam giữ con tin và cất vũ khí. Khi được hỏi về cuộc khám xét Al-Shifa, Cố vấn An ninh Quốc gia Mỹ Jake Sullivan ngày 18/3 nói rằng "Hamas đã quay trở lại Al-Shifa".
Bất ổn bao trùm và nguy cơ xảy ra nạn đói tại Haiti Theo phóng viên TTXVN tại New York, ngày 12/3, Chương trình Lương thực Thế giới (WFP) cảnh báo Haiti đang trên bờ vực khủng hoảng lương thực trầm trọng, trong bối cảnh Thủ tướng Ariel Henry chính thức đệ đơn từ chức trong khi các nhóm vũ trang kiểm soát thủ đô Port-au-Prince. Người biểu tình gây bạo loạn tại Port-au-Prince, Haiti sau...