Liên hợp quốc: Tiếng kêu cứu của 305 triệu người trên Trái Đất
Thế giới đang đối mặt với cuộc khủng hoảng nhân đạo chưa từng có. Các cuộc xung đột vũ trang, biến đổi khí hậu và bất bình đẳng xã hội đang đẩy hàng trăm triệu người vào cảnh khốn cùng.
Người tị nạn Sudan sơ tán tránh xung đột sang Adre, CH Chad. Ảnh: AFP/TTXVN
Theo Văn phòng Điều phối các vấn đề nhân đạo (OCHA) của Liên hợp quốc, năm 2025 sẽ là năm đầy thách thức khi các cuộc khủng hoảng nhân đạo vẫn kéo dài chưa có hồi kết. Tổ chức này đã kêu gọi hơn 47 tỷ USD để cung cấp viện trợ khẩn cấp cho 305 triệu người trên toàn cầu.
Báo cáo của LHQ đề cập đến một loạt nguyên nhân gây ra khủng hoảng nhân đạo như cuộc xung đột ở Gaza, Sudan và Ukraine đã cướp đi sinh mạng của hàng chục nghìn người và buộc hàng triệu người phải rời bỏ nhà cửa.
Video đang HOT
Trong khi đó, các hiện tượng thời tiết cực đoan như hạn hán, lũ lụt và bão lũ ngày càng trở nên thường xuyên và nghiêm trọng hơn, đe dọa an ninh lương thực và đẩy người dân vào cảnh nghèo đói. Khoảng cách giàu nghèo ngày càng lớn, khiến những người dễ bị tổn thương nhất phải gánh chịu hậu quả nặng nề nhất của các cuộc khủng hoảng.
Giám đốc OCHA Tom Fletcher chỉ ra hệ lụy nghiêm trọng khi người dân dễ bị tổn thương không được tiếp cận dịch vụ cứu trợ nhân đạo, đó là tuổi thọ giảm, tỷ lệ tiêm chủng giảm mạnh, giáo dục gặp khó khăn, tỷ lệ tử vong bà mẹ tăng vọt và “bóng ma” nạn đói gia tăng. Ông cảnh báo rằng thế giới cần hành động ngay để ngăn chặn tình hình trở nên tồi tệ hơn. Ông kêu gọi cộng đồng quốc tế tăng cường hỗ trợ tài chính và nhân đạo cho các nước đang gặp khó khăn.
Tuy nhiên, việc huy động đủ nguồn vốn đang là thách thức lớn. Tính đến thời điểm hiện tại, chỉ có 43% trong tổng số 50 tỷ USD kêu gọi quyên góp cho hoạt động cứu trợ nhân đạo năm 2024 được đáp ứng mà theo cơ quan này khoản tiền này chỉ đủ cứu trợ 189,5 triệu người bị tổn thương nhất. Ông Tom Fletcher thừa nhận rằng có khoảng 115.000 triệu người không thể tiếp cận dịch vụ cứu trợ nhân đạo của LHQ.
Điều gì đang làm leo thang căng thẳng mới giữa Azerbaijan và Armenia?
Các chuyên gia chỉ ra rằng vòng căng thẳng mới nhất giữa Azerbaijan và Armenia có nguy cơ leo thang thành xung đột vũ trang, đánh dấu sự khởi đầu của chiến tranh Nagorny - Karabakh lần thứ 3.
Xe tải chở hàng viện trợ nhân đạo tới Artsakh ngày 28/7/2023. Ảnh: AP
Theo tờ Izvestia (Nga) ngày 16/8, tình hình xung quanh khu vực Nagorny - Karabakh, hay Artsakh, bắt đầu xấu đi vào đầu tháng này. Azerbaijan đã thông báo việc triển khai binh lính và trang thiết bị tại Artsakh. Ngoài ra, các cuộc đàm phán hòa bình đã đưa Azerbaijan và Armenia ngồi lại với nhau để đàm phán nghiêm túc vào cuối mùa xuân và đầu mùa hè hiện rơi vào bế tắc. Các chuyên gia được Izvestia phỏng vấn chỉ ra rằng nguy cơ leo thang vũ trang đang gia tăng.
Có một số yếu tố góp phần vào sự xấu đi của tình hình. Đầu tiên, như đã đề cập ở trên, các cuộc đàm phán về hiệp ước hòa bình giữa Armenia và Azerbaijan đã bị đình trệ. Vấn đề về vị thế của người Armenia ở Artsakh đang là trở ngại chính, vì Yerevan muốn Baku cung cấp cho họ những đảm bảo an ninh nhất định và bắt đầu tiến hành đối thoại trực tiếp với họ.
Tuy nhiên, Azerbaijan coi những yêu cầu này là sự can thiệp vào công việc nội bộ của mình, với việc Tổng thống Ilham Aliyev tuyên bố rằng người Armenia ở Artsakh có sự lựa chọn đơn giản giữa việc trở thành công dân Azerbaijan hoặc rời khỏi vùng lãnh thổ này. Việc phong tỏa Artsakh là một mâu thuẫn quan trọng khác vì nó đã gây ra một cuộc khủng hoảng nhân đạo trong khu vực.
Chính vì vấn đề này, Hội đồng Bảo an Liên hợp quốc ngày 16/8 đã tổ chức một cuộc họp khẩn (theo đề nghị của Armenia) để thảo luận về tình hình nhân đạo ngày càng tồi tệ ở Nagorny - Karabakh, do việc phong tỏa hành lang Lachin (tuyến đường duy nhất nối Artsakh với Armenia và phần còn lại của thế giới) của Azerbaijan. Trong hơn 8 tháng, 120.000 người Armenia trong khu vực đã không thể tiếp cận với thực phẩm, thuốc men, nhiên liệu, điện và nước.
Andrey Areshev, một chuyên gia tại Quỹ Văn hóa Chiến lược, cho rằng rất có thể xảy ra một cuộc xung đột vũ trang khác trong khu vực.
"Armenia ở vị thế yếu hơn và có xu hướng thực hiện các hành động nhằm lôi kéo các tổ chức quốc tế và các bên khác can dự. Về phần mình, Azerbaijan tự cho là bên chiến thắng [sau thành công] trong cuộc xung đột Nagorny - Karabakh lần thứ 2 [vào năm 2020] và do đó tìm cách thực hiện một hiệp ước hòa bình với các điều khoản có lợi cho họ. Tuy nhiên, Baku không loại trừ khả năng sử dụng vũ lực để giải quyết vấn đề. Tôi nghĩ rằng cả hai bên sẽ kiềm chế sử dụng vũ lực trong tháng 8, nhưng sang tháng 9, tình hình có thể thay đổi", chuyên gia này nhấn mạnh.
Trong khi đó, Vladimir Novikov, người đứng đầu Bộ phận Kavkaz tại Viện các nước SNG (Cộng đồng các quốc gia độc lập), nói rằng những mâu thuẫn về rất nhiều vấn đề đã tích tụ giữa hai bên và cho đến nay, vẫn chưa giải quyết được một vấn đề nào trong số đó.
"Bạo lực có thể sẽ leo thang trong tương lai gần. Các cuộc đấu súng dữ dội có thể bắt đầu ở biên giới, người dân ở Nagorny - Karabakh sẽ rơi vào thảm họa nhân đạo và Baku sẽ hành động để buộc Artsakh đầu hàng. Tất cả điều này sẽ đánh dấu sự khởi đầu của cuộc xung đột Nagorny - Karabakh lần thứ 3, với những hậu quả mà tôi không thể đoán trước", chuyên gia Novikov kết luận.
Liên hợp quốc kêu gọi viện trợ 47 tỷ USD cho mục đích nhân đạo Liên hợp quốc kêu gọi các nước giàu viện trợ 47 tỷ USD trong năm 2025 để giúp đỡ khoảng 190 triệu người đang phải di tản do xung đột và chống chọi nạn đói. Người dân Palestine chờ nhận thức ăn cứu trợ tại trại tị nạn Jabalia ở phía Bắc Dải Gaza. (Ảnh: THX/TTXVN) Liên hợp quốc ngày 4/12 kêu gọi...