Liên hợp quốc tái khẳng định sự ủng hộ đối với WHO
Liên hợp quốc (LHQ) tiếp tục khẳng định ủng hộ công việc của Tổ chức Y tế Thế giới (WHO) trong bối cảnh có thông tin Tổng thống đắc cử Donald Trump có kế hoạch rút Mỹ khỏi cơ quan này.
Trụ sở Tổ chức Y tế thế giới (WHO) tại Geneva, Thụy Sĩ. Ảnh: THX/TTXVN
Trả lời họp báo ngày 23/12, Phó phát ngôn của LHQ, bà Stephanie Tremblay nêu rõ WHO đang thực hiện công việc rất quan trọng đối với sức khỏe cộng đồng thế giới và LHQ tiếp tục ủng hộ mọi công việc của tổ chức y tế này.
Tuyên bố trên được đưa ra một ngày sau khi báo Financial Times đưa tin đội ngũ chuyển giao của ông Trump đã lên kế hoạch rút Mỹ khỏi WHO vào “ngày đầu tiên” ông nhậm chức tổng thống. Trước đó, vào tháng 5/2020, trong nhiệm kỳ tổng thống đầu tiên của mình, ông Trump đã tuyên bố Mỹ sẽ rút khỏi WHO sau khi ch.ỉ tríc.h phản ứng của tổ chức này trước sự bùng phát đại dịch COVID-19. Tuy nhiên, Tổng thống kế nhiệm Joe Biden đã đảo ngược quyết định của ông Trump vào ngày đầu tiên nhậm chức.
Hiện Mỹ là quốc gia tài trợ lớn nhất cho WHO, đóng góp khoảng 16% ngân sách trong giai đoạn 2022-2023. Nếu Mỹ rút khỏi WHO có thể khiến tổ chức này mất đi nguồn lực quan trọng để ứng phó với các cuộc khủng hoảng y tế.
WHO lạc quan về thỏa thuận toàn cầu ứng phó với các đại dịch tương lai
Ngày 2/12, các quốc gia đang cố gắng đàm phán một thỏa thuận toàn cầu về việc xử lý các đại dịch trong tương lai đã bắt đầu một tuần họp mới trong vòng đàm phán thứ 12.
Trụ sở Tổ chức Y tế thế giới (WHO) tại Geneva, Thụy Sĩ. Ảnh: THX/TTXVN
Phiên họp tại trụ sở của Tổ chức Y tế Thế giới (WHO) ở Geneva diễn ra 3 năm sau quyết định soạn thảo thỏa thuận trên được đưa ra trong bối cảnh cuộc khủng hoảng COVID-19 đang ở giai đoạn căng thẳng. Các cuộc đàm phán ngày 2/12 tập trung vào nghiên cứu và phát triển, tài trợ bền vững, chuyển giao công nghệ và bí quyết sản xuất các sinh phẩm, sản phẩm y tế liên quan đến phòng ngừa và giám sát dịch bệnh, cũng như hướng tới trọng tâm của thỏa thuận là hệ thống tiếp cận mầm bệnh và chia sẻ lợi ích được đề xuất.
Phát biểu trước các nhà đàm phán của 194 quốc gia thành viên Liên hợp quốc (LHQ), Tổng giám đốc WHO Tedros Adhanom Ghebreyesus khích lệ tất cả các nước về những tiến bộ đã đạt được trong 3 năm qua, đồng thời cho rằng họ nên tin tưởng mục tiêu phòng ngừa, chuẩn bị ứng phó với các đại dịch tương lai đang gần ngay trước mắt và các nước có thể hoàn tất những vấn đề còn tồn đọng trước khi kết thúc năm nay. Tổng Giám đốc WHO cũng cho rằng để thỏa thuận ứng phó với các đại dịch tương lai có ý nghĩa, các nước cần thống nhất những điều khoản phòng ngừa mạnh mẽ, công bằng và có khả năng phục hồi.
Nếu so với tiến trình và tốc độ đàm phán nhiều hiệp ước trước đây thì việc các nước thành viên LHQ có thể đi đến ký kết một thỏa thuận quốc tế trong hơn ba năm một chút đồng nghĩa tốc độ khá nhanh chóng.
Phiên họp kéo dài một tuần lần này là phiên họp tiếp theo của vòng đàm phán thứ 12, diễn ra từ ngày 4-15/11 năm nay. Theo kế hoạch, vào ngày 6/12 tới, các quốc gia sẽ đán.h giá và quyết định xem đã đạt được đủ tiến triển để triệu tập phiên họp đặc biệt của Đại hội đồng Y tế Thế giới nhằm thông qua thỏa thuận đã hoàn tất hay chưa.
Thông thường, một phiên họp đặc biệt của cơ quan ra quyết định hàng đầu của WHO này diễn ra trong vòng 35 ngày.
WHO cảnh báo hạn chế về năng lực xét nghiệm bệnh đậu mùa khỉ Phóng viên TTXVN tại châu Phi dẫn đán.h giá của Tổ chức Y tế Thế giới (WHO) ngày 14/9 cho rằng năng lực xét nghiệm bệnh đậu mùa khỉ (mpox) đang rất hạn chế ở tâm dịch CHDC Congo và chính điều này khiến cho phạm vi xét nghiệm chỉ thực hiện được ở mức nhỏ. Nhân viên y tế làm việc tại...