Liên hợp quốc lên án vụ thảm sát ít nhất 184 người ở Haiti
Cao ủy Liên hợp quốc về Nhân quyền Volker Trk lên án vụ thảm sát cuối tuần qua tại Haiti khiến ít nhất 184 người thiệt mạng, nâng tổng số nạn nhân của bạo lực băng nhóm tại quốc gia Caribe này từ đầu năm đến nay lên 5.000 người.
Cảnh sát siết chặt an ninh tại Port-au-Prince, Haiti ngày 9/3/2024. Ảnh: AFP/TTXVN
Phát biểu với báo giới ở Geneva (Thụy Sĩ), ông Trk kêu gọi cộng đồng quốc tế đặc biệt chú ý đến các loại vũ khí đang được thương mại để tránh những hành vi xâm phạm dân thường.
Trước đó, Mạng lưới Bảo vệ nhân quyền quốc gia Haiti (RNDDH) cho biết đa số những người bị sát hại vào cuối tuần qua ở khu Cite Soleil, thủ đô Port-au-Prince, đều trên 60 tuổi và là tín đồ của một tôn giáo lâu đời ở Haiti mà nay bị coi là “tà thuật”.
Video đang HOT
Đây là khu dân cư đông đúc cạnh cảng Port-au-Prince, cũng là một trong những khu vực nghèo và bạo lực nhất ở Haiti. Các băng nhóm vũ trang kiểm soát chặt chẽ khu vực này, bao gồm cả việc hạn chế sử dụng điện thoại di động, ngăn cản người dân chia sẻ thông tin về vụ thảm sát.
Haiti đã phải vật lộn để triệt phá các băng nhóm vũ trang trong và xung quanh thủ đô. Tháng 10 vừa qua, ít nhất 115 người đã bị sát hại ở thị trấn Pont-Sonde.
Chính phủ Haiti đã yêu cầu hỗ trợ an ninh quốc tế cho cảnh sát địa phương từ năm 2022, nhưng phái bộ được LHQ phê duyệt vào năm 2023 này mới chỉ được triển khai một phần và nguồn lực hạn chế.
Bạo lực băng đảng gia tăng tại thủ đô Haiti, hàng nghìn người phải di dời
Cơ quan Bảo vệ Dân sự Haiti thông báo ít nhất 2 người đã thiệt mạng và khoảng 5.000 người buộc phải rời bỏ nhà cửa khi các băng đảng tội phạm hoành hành tại các khu phố ở thủ đô Port-au-Prince.
Chuyển thi thể nạn nhân trong một vụ bạo lực băng nhóm ở Pétionville, Port-au-Prince, Haiti, ngày 18/3/2024. Ảnh: AFP/TTXVN
Tình trạng bạo lực băng đảng ở Haiti đã leo thang trong những tháng gần đây, làm trầm trọng thêm các khủng hoảng nhân đạo, an ninh và chính trị tại quốc gia nghèo đói này.
Kể từ đầu tháng 10, các băng nhóm đã nhắm vào nhiều khu vực ở Port-au-Prince, đặc biệt là ở Solino. Một trường học tại L'Estere cũng bị tấn công, khiến một phụ huynh thiệt mạng và một số học sinh bị thương.
Đầu tháng này, một cuộc tấn công băng nhóm tại thị trấn Pont-Sonde đã làm ít nhất 109 người thiệt mạng và hơn 40 người bị thương.
Tình trạng bạo lực vẫn tiếp diễn mặc dù có sự hiện diện của một phái bộ đa quốc gia được Liên hợp quốc (LHQ) bảo trợ, do Kenya dẫn đầu, nhằm hỗ trợ lực lượng cảnh sát Haiti. Quân số của phái bộ này vẫn chưa đạt được mục tiêu ban đầu là 2.500 cảnh sát.
Hiện tại, các băng nhóm đang kiểm soát khoảng 80% thủ đô Port-au-Prince và các tuyến đường chính của đất nước. Theo báo cáo của Cao ủy Nhân quyền LHQ vào cuối tháng 9, ít nhất 3.661 người đã thiệt mạng ở Haiti kể từ đầu năm nay.
Theo Tổ chức Di cư Quốc tế (IOM), tình trạng bạo lực và cuộc khủng hoảng nhân đạo đã buộc hơn 700.000 người, trong đó một nửa là trẻ em, phải rời bỏ nhà cửa.
Chuyên gia LHQ đánh giá Haiti cần khoảng 5.000 cảnh sát quốc tế trợ giúp Ngày 28/3, chuyên gia nhân quyền của Liên hợp quốc (LHQ) tại Haiti William O'Neill cho rằng quốc gia Caribe này hiện cần từ 4.000-5.000 cảnh sát quốc tế để giúp giải quyết bạo lực băng nhóm đang nhằm vào các cá nhân, bệnh viện, trường học, ngân hàng và các tổ chức quan trọng khác. Các phương tiện bị đốt cháy trong...