Liên hợp quốc khởi động kế hoạch viện trợ nhân đạo cho Cameroon
Theo phóng viên TTXVN tại châu Phi, ngày 16/4, Văn phòng Điều phối các vấn đề nhân đạo của Liên hợp quốc (OCHA) tại Cameroon đã khởi động kế hoạch viện trợ nhân đạo nhằm giải quyết các nhu cầu cấp thiết của 2,3 triệu người dễ bị tổn thương nhất ở quốc gia Trung Phi này.
Người dân tại khu vực Kerawa, Cameroon, ngày 7/8/2023. Ảnh: THX/TTXVN
Kế hoạch trên cần nguồn kinh phí tổng cộng khoảng 371,4 triệu USD để tài trợ cho những người bị ảnh hưởng do bạo lực, thiên tai, các cuộc khủng hoảng liên quan đến khí hậu và dịch bệnh.
Theo OCHA, phụ nữ và trẻ em chiếm phần lớn số người cần được hỗ trợ nhân đạo ở Cameroon.
Video đang HOT
Tại sự kiện khởi động kế hoạch này ở thủ đô Yaounde của Cameroon, Điều phối viên về nhân đạo của Liên hợp quốc (LHQ) tại Cameroon Coulibaly Siaka nêu rõ: “Cam kết đổi mới từ toàn bộ cộng đồng nhân đạo và các nhà tài trợ là cấp thiết để đáp ứng các nhu cầu nhân đạo quan trọng”.
Cameroon đang phải đối mặt với xung đột vũ trang kéo dài ở vùng Viễn Bắc, nơi nhóm phiến quân Boko Haram vẫn đang tiếp tục thực hiện các vụ tấn công nhằm vào quân đội và dân thường, cũng như ở các vùng nói tiếng Anh ở phía Tây Bắc và Tây Nam, nơi các hoạt động nổi dậy đang diễn biến theo chiều hướng xấu đi.
Theo OCHA, gần 1 triệu người ở Cameroon phải sơ tán, trong khi nước này cũng tiếp nhận gần nửa triệu người tị nạn và người xin tị nạn. OCHA ước tính khoảng 2,5 triệu người tại Cameroon vẫn phải đối mặt với tình trạng mất an ninh lương thực trầm trọng trong năm 2024.
LHQ cáo buộc Israel chặn xe chở lương thực viện trợ nhiều hơn các hàng hóa khác
Ngày 9/4, Liên hợp quốc (LHQ) cho biết Israel đang chặn xe chở viện trợ lương thực nhiều hơn so với xe chở các loại viện trợ khác cho Gaza, bất chấp nạn đói đang rình rập ở đây.
Chiếc xe chở nhân viên cứu trợ nước ngoài của tổ chức World Central Kitchen (WCK) sau khi trúng không kích của Israel tại Dải Gaza ngày 2/4/2024. Ảnh: AFP/TTXVN
Người phát ngôn cơ quan nhân đạo LHQ, ông Jens Laerke dẫn số liệu thống kê từ tháng 3 cho thấy việc được thông quan để vận chuyển thực phẩm khó khăn hơn nhiều so với các loại viện trợ khác vào Gaza. Phát biểu với báo giới tại Geneva, ông Laerke cho biết: "Các đoàn xe thực phẩm lẽ ra phải được quyền di chuyển đặc biệt về phía Bắc Gaza, nơi 70% người dân phải đối mặt với nạn đói, nhưng khả năng bị từ chối cao gấp 3 lần so với bất kỳ đoàn xe nhân đạo nào chở các loại hàng hóa khác".
Theo người phát ngôn Laerke, "một nửa số đoàn xe mà chúng tôi cố gắng gửi lương thực tới phía Bắc (vào tháng 3) đã bị Israel từ chối". Ông Laerke nhấn mạnh rằng "nghĩa vụ của các bên xung đột là tạo điều kiện thuận lợi và đảm bảo việc tiếp cận nhân đạo không chỉ dừng lại ở biên giới".
Israel đang phải đối mặt với áp lực quốc tế ngày càng tăng về việc cho phép thêm viện trợ vào Gaza, nơi đang phải đối mặt với thảm họa nhân đạo 6 tháng sau khi bùng phát xung đột. Tuy nhiên, Israel cáo buộc rằng vấn đề chính là việc phân phối viện trợ của LHQ ở Gaza.
Trong một diễn biến khác, cùng ngày, một nguồn tin Chính phủ Israel cho biết nước này đang mua 40.000 lều để làm nơi trú ẩn cho gần nửa triệu người dân Gaza trước khi mở cuộc tấn công trên bộ vào nơi mà họ tuyên bố là "pháo đài cuối cùng" của Hamas ở Rafah, một thành phố ở biên giới với Ai Cập.
Theo đề xuất được công bố trên trang web của Bộ Quốc phòng Israel, nước này đã mời thầu các khu lều, mỗi lều có sức chứa 12 người, tương đương khoảng 480.000 người. Quân đội Israel ước tính Hamas có 4 tiểu đoàn ở Rafah, nơi có trên 1,5 triệu người tị nạn.
Trước đó, Thủ tướng Benjamin Netanyahu cho biết một cuộc tấn công trên bộ vào Rafah đã được lên kế hoạch, bất chấp sự phản đối kịch liệt của quốc tế.
Khủng hoảng Haiti: Trên 53.000 người rời thủ đô trong ba tuần Trong ba tuần đầu của tháng 3, trên 53.000 người đã rời bỏ thủ đô của Haiti vì xung đột giữa các băng đảng vũ trang đã gây ra nhiều tổn thương cho dân thường. Người dân chạy trốn khỏi khu vực xảy ra đụng độ ở Port-au-Prince, Haiti ngày 20/3/2024. Ảnh: AFP/TTXVN Theo ước tính của Liên hợp quốc công bố hôm...