Liên hợp quốc kêu gọi nguồn lực tài chính cứu đói cho Somalia và Nam Sudan
Ngày 12/4, Liên hợp quốc (LHQ) đã kêu gọi khẩn cấp cộng đồng quốc tế đóng góp tài chính để cứu đói cho hàng triệu người dân ở Somalia và Nam Sudan.
Người dân xếp hàng chờ nhận lương thực cứu trợ tại Mogadishu, Somalia. Ảnh: AFP/TTXVN
Theo phóng viên TTXVN tại New York, bốn cơ quan của LHQ gồm Tổ chức Lương Nông (FAO), Văn phòng điều phối các vấn đề nhân đạo (UNOCHA), Quỹ cứu trợ trẻ em LHQ (UNICEF) và Chương trình Lương thực Thế giới (WFP) cảnh báo có tới 40% người dân Somalia đang đối mặt với nạn đói do hạn hán, giá lương thực tăng cao và nguồn tài chính hỗ trợ bị thiếu trầm trọng.
Thông cáo chung của bốn cơ quan của LHQ đưa ra ngày 12/4 cho biết khoảng 6 triệu người Somalia đang thiếu lương thực trầm trọng, nạn đói có thể xảy ra ở 6 khu vực trên đất nước châu Phi này; còn tại Nam Sudan, khoảng 70% người dân cũng sẽ phải đối mặt nạn đói từ tháng Năm tới tháng Bảy sắp tới. LHQ kêu gọi các nước tài trợ hãy hành động ngay, hãy hỗ trợ nguồn lực tài chính để cứu người, đáp ứng nhu cầu ngày càng cấp thiết tại Somalia và Nam Sudan.
Các cơ quan cứu trợ LHQ đã tích cực hỗ trợ được khoảng gần 2 triệu người tại Somalia, tính tới hết tháng 2 vừa qua, nhưng tình trạng thiếu nguồn lực tài chính đang khiến tổ chức đa phương lớn nhất thế giới không thể đáp ứng nhu cần cần được hỗ trợ ngày càng lớn ở Somalia và Nam Sudan cũng như nạn đói đang có nguy cơ sẽ lan rộng.
Đây không phải lần đầu Somalia đối diện với khủng hoảng lương thực. Năm 2011, nạn đói đã cướp đi sinh mạng 250.000 người dân. Trong khi đó, tại Nam Sudan, tính riêng trong năm nay, khoảng 1,34 triệu trẻ em bị suy sinh dưỡng trầm trọng, chưa kể 600.000 phụ nữ có thai và cho con bú cũng bị suy dinh dưỡng.
Đại diện các cơ quan của LHQ thừa nhận, nếu không có thêm tài trợ từ cộng đồng quốc tế, LHQ không thể làm gì để hỗ trợ giải quyết cuộc khủng hoảng nhân đạo tại hai quốc gia châu Phi này và trẻ em dưới 5 tuổi đang chính là những nạn nhân bị ảnh hưởng nhiều nhất bởi các em thậm chí không có đủ sữa và thức ăn thiết yếu.
Liên hợp quốc và Cơ quan giám sát hòa bình kêu gọi ngừng bắn ở Nam Sudan
Theo phóng viên TTXVN tại châu Phi, ngày 24/3, Liên hợp quốc (LHQ) và Cơ quan giám sát hòa bình Nam Sudan đã kêu gọi các bên ngừng xung đột ở khu vực Upper Nile giàu dầu mỏ và chấp nhận đối thoại để giải quyết những bất đồng có nguy cơ phá hủy thỏa thuận hòa bình mong manh.
Binh sĩ thuộc UNMISS tuần tra tại Leer, Nam Sudan. Ảnh tư liệu: AFP/TTXVN
Trong các tuyên bố riêng biệt, Phái bộ Gìn giữ hòa bình của LHQ tại Nam Sudan (UNMISS) và Ủy ban Giám sát và Đánh giá hỗn hợp tái cấu trúc (RJMEC) đã kêu gọi tất cả các bên tuân thủ đầy đủ nội dung và tinh thần của thỏa thuận hòa bình. Người đứng đầu UNMISS Nicholas Haysom cho biết việc Phong trào Giải phóng Nhân dân Sudan (SPLM-IO) quyết định đình chỉ tham gia vào các cơ chế an ninh của thỏa thuận này là rất đáng lo ngại. Theo ông Haysom, UNMISS đã thừa nhận một số lo ngại do SPLM-IO gây ra, đặc biệt là tình trạng xung đột bạo lực gia tăng lên mức đáng báo động ở các bang Upper Nile và Unity, ảnh hưởng trực tiếp đến các địa điểm đóng quân của UNMISS cũng như những dân thường vô tội.
Ông Haysom cho biết thêm giai đoạn chuyển tiếp còn chưa đầy 12 tháng và điều quan trọng là tất cả các bên phải tiếp tục nỗ lực hết sức duy trì lệnh ngừng bắn và hướng tới việc thực hiện tất cả các tiêu chuẩn còn tồn tại để các cuộc bầu cử tự do và công bằng có thể diễn ra. Ông nhấn mạnh không có giải pháp quân sự nào cho cuộc xung đột ở Nam Sudan, tất cả các đảng phái chính trị cần gác lại những bất đồng vì các lợi ích lớn hơn, đó là hòa bình, tiến bộ và thịnh vượng.
Cũng theo người đứng đầu UNMISS, phái bộ này sẵn sàng mở rộng sự hỗ trợ của mình trong vấn đề trên.
Về phần mình, RJMEC lưu ý tới những quan ngại và hậu quả liên quan đến việc các bên liên quan đang rút khỏi thỏa thuận hòa bình, đồng thời kêu gọi tất cả các bên tuân thủ đầy đủ thỏa thuận này. Chủ tịch lâm thời RJMEC Charles Tai Gituai cho biết các giám sát viên đối với thỏa thuận ngừng bắn đã được chỉ đạo để điều tra các cuộc đụng độ ngày càng gia tăng giữa SPLA-IO và những người ly khai từ Lực lượng Phòng vệ Nhân dân Nam Sudan (SSPDF) tại các bang Upper Nile và Unity.
Theo ông Gituai, những hoạt động gây chia rẽ như vậy sẽ làm phức tạp quá trình thống nhất, làm mất tinh thần và gây ra sự ngờ vực trong quân đội. Một lực lượng thống nhất phụ thuộc vào sự gắn kết đối với khả năng hoạt động như một lực lượng chuyên nghiệp. Ông Gituai cũng kêu gọi chính phủ đoàn kết hoàn thành các Thỏa thuận An ninh chuyển tiếp, bao gồm việc giải quyết các vấn đề về tỷ lệ chỉ huy và lực lượng thống nhất, cũng như tái triển khai lực lượng này.
LHQ đánh giá cao đóng góp của Việt Nam trong hoạt động gìn giữ hòa bình Theo phóng viên TTXVN tại New York, ngày 2/2, Đại sứ Đặng Đình Quý, Trưởng Phái đoàn thường trực Việt Nam tại Liên hợp quốc (LHQ) đã có cuộc gặp, chào từ biệt Phó Tổng thư ký LHQ phụ trách hoạt động gìn giữ hòa bình, ông Jean Pierre Lacroix nhân dịp chuẩn bị kết thúc nhiệm kỳ. Phó Tổng thư ký LHQ...