Liên hợp quốc hỗ trợ Somalia tiêm phòng sởi và bại liệt cho trẻ em
Ngày 1/9, Tổ chức y tế thế giới (WHO) và Quỹ Nhi đồng LHQ (UNICEF) thông báo bắt đầu một chiến dịch kéo dài 3 ngày với mục tiêu tiêm chủng cho 400.000 trẻ em dưới 5 tuổi ở Somalia nhằm chống lại bệnh bại liệt và bệnh sởi.
Cho trẻ em uống vaccine phòng bại liệt tại Mogadishu, Somalia. Ảnh: AFP/TTXVN
Trong chiến dịch của WHO và UNICEF, 1.200 nhân viên y tế cũng sẽ cung cấp vitamin A và thuốc tẩy giun tại các địa điểm cố định và tiếp cận với cộng đồng ở Mogadishu của Somalia.
Đại diện WHO ở Somalia, Mamunur Malik kêu gọi các cộng đồng ở Somalia và người lớn có trách nhiệm giúp trẻ em nước này có cuộc sống khỏe mạnh. Ông nói: “Tôi muốn khuyến khích các bậc cha mẹ, người chăm sóc và tất cả người lớn ở Banadir và các khu vực lân cận tận dụng tối đa cơ hội này và đưa trẻ em đến các điểm tiêm chủng để đảm bảo mọi trẻ em dưới 5 tuổi đều được tiêm vắc xin phòng bệnh bại liệt và bệnh sởi, đồng thời mọi trẻ em đều được bổ sung các vi chất bổ sung để giữ cho chúng khỏe mạnh”.
Video đang HOT
Trong suốt chiến dịch, các nhân viên y tế sẽ tuân thủ nghiêm ngặt các biện pháp phòng ngừa lây nhiễm COVID-19, như rửa tay thường xuyên và đeo khẩu trang, nhằm giữ an toàn cho người dân. Ngoài ra, các nhân viên y tế sẽ chia sẻ thông tin với người dân về cách ngăn chặn gia tăng lây nhiễm của COVID-19.
Trưởng bộ phận chăm sóc sức khỏe của UNICEF ở Somalia, Penelope Campbell cho biết trong khi tiếp tục đối phó với đại dịch COVID-19, điều quan trọng là đồng thời phải duy trì các đợt tiêm chủng. Bà nói: “Sởi và bại liệt là những bệnh có thể phòng ngừa bằng vắc xin và thông qua chiến dịch này, chúng ta có thể ngăn chặn sự gia tăng các trường hợp nhiễm bệnh và cứu sống nhiều trẻ em”.
Theo LHQ, có khoảng 744 trẻ em ở Banadir đã được ghi nhận nhiễm bệnh sởi, chiếm khoảng một nửa tổng số ca bệnh trên khắp Somalia kể từ đầu năm đến nay. Việc thực hiện thành công chiến dịch tiêm chủng phòng bệnh sởi và bại liệt trong bối cảnh đại dịch COVID-19 đang diễn ra ở Somalia sẽ không chỉ bảo vệ cho khoảng 400 nghìn trẻ em Somalia, mà còn nhấn mạnh đến tầm quan trọng của các dịch vụ chăm sóc sức khỏe thiết yếu.
Vaccine bại liệt 'cứu' nhân loại thế nào
Vaccine ra đời giúp ngăn chặn hơn 10 triệu ca nhiễm và trên 500.000 ca tử vong vì bệnh bại liệt trên toàn thế giới, tính từ năm 1988.
Không chỉ giúp giảm tỷ lệ tử vong, sự ra đời của vaccine bại liệt còn góp phần vào lợi ích kinh tế, nhất là ở các nước đang phát triển.
Theo các chuyên gia y tế thế giới, nhờ có vaccine bại liệt, việc "thanh toán" căn bệnh này nằm trong tầm tay. Không chỉ giúp giảm chi phí, vaccine còn là giải pháp ngăn ngừa khuyết tật và cứu sống nhiều người.
Theo CDC Việt Nam, bệnh bại liệt (tên tiếng Anh là Poliomyelitis) là bệnh nhiễm virus cấp tính lây truyền theo đường tiêu hóa, do virus Polio ( Poliovirus) gây nên và có thể lan truyền thành dịch. Bệnh được nhận biết qua biểu hiện của hội chứng liệt mềm cấp (Acute Flaccid Paralysis: AFP).
Virus Polio sau khi vào cơ thể sẽ đến hạch bạch huyết. Tại đây một số ít virus sẽ xâm nhập vào hệ thống thần kinh trung ương, gây tổn thương ở các tế bào sừng trước tủy sống và tế bào thần kinh vận động của vỏ não. Từng có thời điểm bệnh bại liệt được gọi bằng tên chứng tê liệt ở trẻ sơ sinh, mặc dù căn bệnh này không chỉ ảnh hưởng đến trẻ nhỏ, cả người lớn cũng có thể nhiễm virus Polio.
Khoảng 98% trường hợp nhiễm virus Polio dẫn đến mắc bệnh bại liệt được chẩn đoán nhẹ, không có triệu chứng. Số người mắc bệnh bại liệt bị tê liệt thậm chí ít hơn 1-2% tổng số ca ghi nhận. Tuy nhiên với những trường hợp nghiêm trọng, cổ họng và ngực người bệnh có thể bị tê liệt, thậm chí khiến người đó tử vong nếu bệnh nhân không được hỗ trợ hô hấp.
Bệnh bại liệt dường như là một căn bệnh tương đối hiếm gặp trong những năm 1800. Song vào những năm 1900, số ca bệnh lại có dấu hiệu gia tăng tương đối cao ở một số nước.
Hầu hết trẻ em sống cùng nhà hoặc tiếp xúc với người mang mầm bệnh có thể bị nhiễm virus Polio. Đối tượng có nguy cơ cao nhất bị nhiễm là những người chưa được tiêm phòng vaccine bại liệt. Trẻ em, nhất là trẻ nhỏ dưới 5 tuổi, thuộc nhóm có nguy cơ cao.
Các nhà khoa học đưa ra giả thuyết cho rằng, trong quá khứ, trẻ sơ sinh nhiễm virus Polio chủ yếu qua nguồn nước bị ô nhiễm. Hầu hết các trẻ mắc bệnh đều còn rất nhỏ. Hệ thống miễn dịch của trẻ sơ sinh vốn được hỗ trợ bởi các kháng thể thừa hưởng từ mẹ. Chúng vẫn còn tồn tại trong máu của trẻ và có thể nhanh chóng đánh bại virus bại liệt, sau đó phát triển khả năng miễn dịch lâu dài với loại bệnh này.
Tuy nhiên, điều kiện và môi trường chăm sóc vệ sinh tốt hơn khiến cuộc "đối đầu" giữa hệ miễn dịch của trẻ với bệnh bại liệt bị trì hoãn. Các kháng thể thừa hưởng từ mẹ cũng dần suy giảm. Khi mất đi sự hỗ trợ này, trẻ sẽ dễ bị tổn thương và có nguy cơ nhiễm bệnh cao hơn.
Tại Mỹ, trẻ em 2-4 tháng tuổi được khuyến nghị tiêm vaccine bại liệt bất hoạt và tiêm bổ sung thêm hai lần trước khi vào tiểu học. Ảnh: UNICEF.
Cho đến năm 1994, khi chương trình tiêm chủng ngừa bệnh bại liệt được lan rộng, căn bệnh này mới được loại bỏ khỏi khu vực Tây bán cầu. Đến năm 2016, bệnh bại liệt lại tiếp tục xuất hiện ở Afghanistan và Pakistan, thỉnh thoảng lan sang các nước láng giềng.
Các chương trình tiêm chủng mạnh mẽ được tiến hành để loại bỏ những tàn dư bệnh bại liệt cuối cùng này. Mũi tiêm phòng bại liệt vẫn được khuyến cáo trên toàn thế giới để tránh nguy cơ lây nhiễm từ những nguồn bệnh bên ngoài lãnh thổ.
WHO khuyến cáo về độ tuổi trẻ em nên đeo khẩu trang phòng chống Covid-19 Tổ chức Y tế Thế giới hy vọng đại dịch Covid-19 sẽ ngắn hơn đại dịch cúm Tây Ban Nha 1918 và kéo dài ít hơn 2 năm, ông Tedros Adhanom Ghebreyesus, người đứng đầu WHO, nói trong một cuộc họp báo tại Geneva - Thụy Sĩ. Ông Tedros nhấn mạnh tình hình trên chỉ diễn ra nếu thế giới đoàn kết và...