Liên hợp quốc gia hạn Phái bộ tại Afghanistan
Theo phóng viên TTXVN tại châu Âu, Hội đồng Bảo an Liên hợp quốc (HĐBA LHQ) ngày 16/3 đã thông qua 2 nghị quyết gia hạn Phái bộ của LHQ tại Afghanistan (UNAMA) 1 năm và đề nghị Tổng Thư ký LHQ Antonio Guterres báo cáo về cách thức để cộng đồng quốc tế có thể tiếp tục sứ mệnh tại quốc gia Tây Nam Á này.
Toàn cảnh một cuộc họp của HĐBA LHQ tại New York, Mỹ, ngày 15/3/2023. Ảnh: THX/TTXVN
Nghị quyết thứ nhất được 15 thành viên HĐBA LHQ nhất trí thông qua đã nêu bật tầm quan trọng của việc duy trì sự hiện diện của UNAMA và các cơ quan của LHQ tại Afghanistan, theo đó sứ mệnh của phái bộ này sẽ được kéo dài đến ngày 17/3/2024 với nhiệm vụ được giữ nguyên nhằm nhấn mạnh vai trò quan trọng của LHQ trong tiến trình “thúc đẩy hòa bình và ổn định” ở Afghanistan.
Nghị quyết thứ hai đề nghị Tổng Thư ký Guterres hoàn thành “bản đánh giá độc lập” trước ngày 17/11 để đưa ra “những khuyến nghị hướng tới tương lai nhằm giúp tất cả các chủ thể chính trị, nhân đạo và phát triển, trong và ngoài LHQ có cách tiếp cận toàn diện và thống nhất”. Bản đánh giá này cũng sẽ đề cập đến những thách thức hiện tại của Afghanistan liên quan đến tình hình nhân đạo, nhân quyền, an ninh và khủng bố.
Trong nghị quyết trên, HĐBA LHQ đã bày tỏ quan ngại về việc những tiến bộ mà chính quyền Taliban ở Afghanistan đạt được vẫn chưa được như mong đợi của hội đồng.
Video đang HOT
Nghị quyết nhấn mạnh tầm quan trọng của việc tham gia đầy đủ, bình đẳng và có ý nghĩa của phụ nữ cũng như việc bảo vệ các quyền của con người, bao gồm các quyền của phụ nữ, trẻ em, dân tộc thiểu số và những người đang ở trong hoàn cảnh dễ bị tổn thương.
UNAMA được triển khai lần đầu tiên tại Afghanistan vào năm 2002 với các nhiệm vụ hỗ trợ nhân đạo, hợp tác chính trị và hợp tác trong khu vực. Trước khi Taliban giành quyền kiểm soát Afghanistan trong tháng 8/2021, UNAMA cũng có nhiệm vụ bảo vệ dân thường trong cuộc xung đột và thúc đẩy tiến trình hòa bình tại nước này. Việc HĐBA LHQ gia hạn UNAMA diễn ra vài ngày sau khi tổ chức khủng bố Nhà nước Hồi giáo (IS) tự xưng thừa nhận gây ra vụ đánh bom tại tỉnh Balkh của Afghanistan làm ít nhất 1 người thiệt mạng và 8 người bị thương.
Động đất tại Afghanistan: Cộng đồng quốc tế đẩy mạnh hoạt động hỗ trợ
Sau trận động đất kinh hoàng cướp đi sinh mạng của ít nhất 1.000 người và khiến hơn 1.500 người bị thương tại Afghanistan sáng 22/6, cộng đồng quốc tế tiếp tục gửi lời chia buồn và đẩy mạnh hoạt động hỗ trợ quốc gia Tây Nam Á này.
Nhà cửa bị phá hủy sau động đất ở tỉnh Paktika, Afghanistan, ngày 22/6/2022. Ảnh: AFP/TTXVN
Ngày 22/6, Tổng Thư ký Liên hợp quốc (LHQ) Antonio Guterres đã bày tỏ đau buồn trước những thiệt hại về người tại Afghanistan. Ông đã gửi lời chia buồn tới gia đình các nạn nhân, đồng thời cầu chúc những người bị thương sớm khỏi bệnh. Tổng Thư ký Guterres cho biết các nhân viên LHQ tại Afghanistan đã được huy động sẵn sàng đánh giá nhu cầu và hỗ trợ ban đầu. Người đứng đầu LHQ cũng kêu gọi cộng đồng quốc tế giúp đỡ hỗ trợ hàng trăm gia đình bị ảnh hưởng thiên tai, nhấn mạnh hiện là thời điểm của sự đoàn kết.
Trong khi đó, theo phó phát ngôn viên của Tổng Thư ký LHQ, ông Farhan Haq, Tổ chức Y tế thế giới (WHO) cùng một số tổ chức phi chính phủ đang triển khai các đội y tế lưu động, thuốc men và thiết bị y tế đến các tỉnh Paktika và Khost, ở miền Đông Afghanistan, cũng như huy động thêm nguồn cung cấp y tế. LHQ đã chuyển khoảng 10 tấn trang thiết bị y tế cần thiết tới nước này.
Quỹ Nhi đồng LHQ (UNICEF) đã triển khai ít nhất 12 nhóm nhân viên y tế đến huyện Giyan - bị ảnh hưởng nặng nề nhất trong trận động động đất ở Paktika, cùng một số đội y tế và dinh dưỡng lưu động đến huyện Barmal của Paktika và huyện Spera ở Khost. Chương trình Lương thực thế giới (WFP), cùng với các đối tác nhân đạo, đang đánh giá tác động của trận động đất tại các vùng sâu, vùng xa.
Theo các nhân viên hỗ trợ nhân đạo của LHQ, hiện chính quyền Taliban đang nỗ lực triển khai công tác tìm kiếm, cứu hộ các nạn nhân, nhưng thời tiết không thuận lợi (mưa to và gió lớn) đang cản trở nỗ lực này. Trực thăng cứu trợ đã không thể hạ cánh xuống các khu vực bị ảnh hưởng. Những người có nhà cửa bị phá hủy hoặc hư hại do trận động đất đã phải tìm nơi trú ẩn với gia đình và bạn bè, trong khi nhiều người đang sống trong tình cảnh "màn trời, chiếu đất".
Ông Farhan Haq nhấn mạnh hiện nơi trú ẩn khẩn cấp đang là ưu tiên khẩn cấp hàng đầu, tiếp đó các ưu tiên khẩn cấp, trong đó có chăm sóc chấn thương, các mặt hàng phi thực phẩm, hỗ trợ thực phẩm và hỗ trợ vệ sinh nước và vệ sinh môi trường.
Đặc phái viên LHQ tại Afghanistan Ramiz Alakbarov cho biết LHQ không có khả năng tìm kiếm và cứu hộ ở quốc gia Tây Nam Á và Thổ Nhĩ Kỳ "có vị trí tốt nhất" để cung cấp khả năng này. LHQ cũng đã trao đổi vấn đề trên với Đại sứ quán Thổ Nhĩ Kỳ tại Kabul và đang đợi đề nghị chính thức. Theo Đặc phái viên LHQ tại Afghanistan, chỉ có thể đưa ra yêu cầu chính thức sau khi thảo luận với chính quyền Taliban và dựa trên tình hình thực tế. Dù chính quyền Taliban chưa đưa ra đề nghị chính thức nào đối với các đội tìm kiếm và cứu hộ quốc tế, song LHQ đã thông báo với các nước trong khu vực để xem liệu nước nào có thể cung cấp khả năng này.
Ngay trong ngày 22/6, Iran đã điều 2 máy bay chở hàng cứu trợ đến Afghanistan. Đại sứ quán Iran tại Afghanistan cũng đã gửi lời chia buồn tới gia đình các nạn nhân, đồng thời cho biết sẽ tiến hành các biện pháp cần thiết để cung cấp hỗ trợ cho quốc gia láng giềng.
Văn phòng Thủ tướng Pakistan cũng thông báo gửi đồ viện trợ nhân đạo đến Afghanistan, trong đó có chăn, lều, thuốc men.
Trong khi đó, Cố vấn An ninh quốc gia Mỹ Jake Sullivan cho biết Tổng thống Mỹ Joe Biden đang theo dõi tình hình và đã chỉ đạo cho Cơ quan Phát triển quốc tế Mỹ cùng các đối tác xem xét việc hỗ trợ tới các khu vực bị ảnh hưởng nhiều nhất. Liên minh châu Âu (EU) thông báo sẵn sàng phối hợp và cung cấp hỗ trợ khẩn cấp cho người dân bị ảnh hưởng.
Thống kê cho thấy đã có trên 1.000 người thiệt mạng và 1.500 người bị thương trong trận động đất. Cơ quan Khảo sát địa chất Mỹ (USGS) cho biết trận động đất vào sáng 22/6 đã làm rung chuyển khu vực cách thành phố Khost - gần biên giới Pakistan, 44 km về phía Tây Nam. Tâm chấn của trận động đất ở độ sâu 50,83 km, ban đầu được xác định ở vị trí 33,1087 độ vĩ Bắc và 69,5285 độ kinh Đông. Theo Reuters, đây là trận động đất nghiêm trọng nhất tại Afghanistan kể từ năm 2002. Số người thiệt mạng nhiều khả năng còn tăng lên do có một số ngôi làng hẻo lánh ở vùng núi và sẽ cần thêm thời gian để thu thập thông tin tại những địa điểm này.
Tại Pakistan, giới chức nước này cho biết đã có một người thiệt mạng do trận động đất này.
Gần 70% dân số Afghanistan sống nhờ vào viện trợ nhân đạo Liên hợp quốc (LHQ) ước tính 28 triệu người dân Afghanistan, chiếm gần 70% dân số nước này, sẽ phải sống dựa vào viện trợ nhân đạo trong năm 2023. Trẻ em tại một trại tị nạn ở Qala-i-Naw, tỉnh Badghis, Afghanistan. Ảnh: AFP/TTXVN Phát biểu ngày 8/3 tại một cuộc họp của Hội đồng Bảo an LHQ, đặc phái viên của Tổng...