Liên hợp quốc chuẩn bị triển khai phái đoàn hỗ trợ an ninh quốc tế tới Haiti
Liên hợp quốc bày tỏ quan tâm đến việc tiếp tục chuẩn bị triển khai phái đoàn hỗ trợ an ninh quốc tế tới Haiti và khẳng định đây là “ nhu cầu cấp bách,” trong khi cuộc khủng hoảng ngày càng tồi tệ.
Cảnh sát tuần tra trên đường phố Port-au-Prince, Haiti. (Ảnh: AFP/TTXVN)
Tổng thư ký Liên hợp quốc Antonio Guterres vừa bày tỏ quan ngại trước những tiến bộ hạn chế trong đối thoại ở Haiti nhằm khôi phục các thể chế dân chủ của nước này.
Người phát ngôn của Tổng thư ký Stéphane Dujarric cho biết ông Guterres lo ngại về “tiến bộ hạn chế trong cuộc đối thoại giữa Haiti hướng tới một giải pháp chính trị lâu dài và toàn diện nhằm khôi phục các thể chế dân chủ của đất nước.”
Tổng thư ký Liên hợp quốc nhấn mạnh tầm quan trọng của việc đạt được thỏa thuận cho vấn đề này, bao gồm việc tổ chức các cuộc bầu cử “đáng tin cậy, có sự tham gia và toàn diện” để đạt được một nền pháp quyền và khôi phục an ninh trong nước. Tổng thư ký Liên hợp quốc kêu gọi tất cả các nhà hoạt động chính trị ở Haiti gặp gỡ để đạt được thỏa thuận.
Video đang HOT
Ông Guterres cũng bày tỏ quan tâm đến việc tiếp tục chuẩn bị triển khai phái đoàn hỗ trợ an ninh quốc tế tới Haiti và khẳng định đây là “nhu cầu cấp bách,” trong bối cảnh cuộc khủng hoảng ngày càng tồi tệ.
Người đứng đầu Liên hợp quốc hoàn toàn ủng hộ những nỗ lực của Cộng đồng các Quốc gia Caribe (Caricom) và Văn phòng Liên hợp quốc tại Haiti (BINUH) nhằm tạo điều kiện thuận lợi cho các giải pháp bền vững cho cuộc khủng hoảng chính trị của quốc gia châu Mỹ này.
Trước đó, Mỹ cũng đã nhiều lần thúc giục tổ chức một phái bộ quốc tế tới Haiti với lý do “tình hình an ninh ngày càng xấu đi” và cuộc khủng hoảng nhân đạo “thảm khốc” sau vụ ám sát Tổng thống Haiti Jovenel Moise vào năm 2021.
Đất nước nghèo khó với gần 11,5 triệu dân này đã chứng kiến thực trạng gia tăng mạnh vấn nạn tội phạm và bất ổn, bao gồm bắt cóc, cướp của và giết người. Các băng nhóm vũ trang thậm chí còn chiếm giữ một số cảng chính của Haiti và gây ra tình trạng thiếu hụt hàng hóa quan trọng.
Chính quyền Port-au-Prince đã nhiều lần kêu gọi sự giúp đỡ từ cộng đồng quốc tế kể từ vụ sát hại Tổng thống Jovenel Moise.
Thủ tướng Haiti Ariel Henry lần đầu tiên đề xuất sứ mệnh an ninh vào tháng 10/2022, kêu gọi “triển khai ngay lực lượng vũ trang chuyên dụng” để đối phó với “các băng nhóm vũ trang” và dập tắt tình trạng bất ổn đang diễn ra./.
LHQ phản đối 'trừng phạt tập thể người Palestine', Israel nêu mục tiêu ở Gaza
Tổng thư ký Liên Hợp Quốc tuyên bố, Israel không thể coi vụ đột kích đẫm máu của nhóm Hamas vào nước này ngày 7/10 là cái cớ để "trừng phạt tập thể người dân Palestine".
Trong cuộc phỏng vấn với đài CNN hôm 12/11, Tổng thư ký Liên Hợp Quốc Antonio Guterres nhấn mạnh, ngay từ đầu ông đã lên án Phong trào Hồi giáo Hamas vì "các cuộc tấn công khủng bố, tàn sát phụ nữ và trẻ em".
Tổng thư ký Liên Hợp Quốc Antonio Guterres. Ảnh: Reuters
"Tuy nhiên, đối với tôi có một nguyên tắc cơ bản. Hamas không phải là người dân Palestine... Vì vậy, không thể lấy những điều khủng khiếp mà Hamas đã làm là lí do để trừng phạt tập thể người dân Palestine", ông Guterres nói.
Lãnh đạo Liên Hợp Quốc cũng mô tả cuộc khủng hoảng nhân đạo thảm khốc ở Dải Gaza vì giao tranh giữa Israel - Hamas. Ông tiết lộ đã yêu cầu Iran gây áp lực buộc Hamas phóng thích các con tin, đồng thời cảnh báo nhóm vũ trang Hezbollah không kéo Lebanon vào cuộc xung đột này.
Thủ tướng Israel nêu mục tiêu chính của chiến dịch quân sự ở Gaza
Trong một cuộc phỏng vấn riêng rẽ cùng ngày với CNN, Thủ tướng Israel Benjamin Netanyahu tái nhắc lại việc nước này sẽ không đồng ý ngừng bắn trên toàn bộ Dải Gaza cho đến khi tất cả con tin Do Thái đang bị giam giữ tại đây được trả tự do.
Thủ tướng Israel Benjamin Netanyahu. Ảnh: CNN
Trước câu hỏi liệu Tel Aviv có cân nhắc thực hiện các đợt dừng bắn lâu hơn để cho phép sơ tán thêm dân thường khỏi các điểm nóng giao tranh ở Gaza hay không, ông Netanyahu đáp điều đó chỉ có lợi cho Hamas và "về cơ bản làm tiêu tan cuộc chiến chống lại nhóm".
Thủ tướng Israel cũng nêu các mục tiêu chính của nước này trong chiến dịch quân sự ở Gaza. Một là loại bỏ Hamas để nhóm không thể tái tấn công Israel như vụ đột kích ngày 7/10 được nữa. Hai là thiết lập "vùng bao trùm quân sự của Israel" để đảm bảo "chủ nghĩa khủng bố" không tái diễn ở Gaza sau xung đột. Ba là đảm bảo bất kỳ chính quyền dân sự nào nắm quyền kiểm soát Gaza trong tương lai sẽ đồng ý "phi quân sự hóa và phi cực đoan hóa" vùng đất này.
Ông Netanyahu cũng cáo buộc Chính quyền Palestine (PA), vốn từng kiểm soát Gaza và hiện cắm chốt ở khu vực Bờ Tây bị chiếm đóng, đã thất bại "trên cả hai mặt". Ông Netanyahu ám chỉ không ủng hộ PA tham gia quản lý Gaza sau xung đột.
Trùm băng nhóm mạnh nhất Haiti kêu gọi đảo chính Cuộc khủng hoảng nhân đạo nghiêm trọng nhất hiện nay tại châu Mỹ đang chuyển sang bước ngoặt mới sau khi trùm băng nhóm mạnh nhất Haiti xuống đường kêu gọi nổi dậy lật đổ thủ tướng bằng vũ trang. Thủ lĩnh băng nhóm Jimmy Chérizier (giữa) dẫn đầu cuộc biểu tình phản đối Thủ tướng Ariel Henry hôm 19.9. Ảnh REUTERS Hôm...