Liên hợp quốc cảnh báo về các thách thức toàn cầu
Tổng Thư ký Liên hợp quốc (LHQ) Antonio Guterres cảnh báo cuộc xung đột tại Ukraine có thể gây ra sự hỗn loạn trong xã hội và kinh tế trên toàn thế giới, theo đó làm trầm trọng thêm hậu quả của những cuộc khủng hoảng khác mà toàn cầu đang phải đối mặt gồm biến đổi khí hậu, đại dịch COVID-19 và sự bất bình đẳng.
Tổng thư ký Liên hợp quốc Antonio Guterres. Ảnh: IRNA/TTXVN
Người đứng đầu LHQ đã đưa ra cảnh báo trên trong buổi họp báo công bố báo cáo thứ hai của Nhóm Ứng phó với khủng hoảng lương thực, năng lượng và tài chính toàn cầu trong cuộc xung đột Ukraine. Ông nhấn mạnh cuộc xung đột, cùng với các cuộc khủng hoảng khác, đang đe dọa gây ra “một làn sóng đói kém chưa từng có, kéo theo sự hỗn loạn về kinh tế và xã hội”. Ông nhấn mạnh không một quốc gia nào có thể thoát khỏi vòng xoáy của cuộc khủng hoảng giá sinh hoạt hiện nay.
Trong báo cáo này, Nhóm Ứng phó với khủng hoảng lương thực, năng lượng và tài chính toàn cầu trong cuộc xung đột Ukraine đã làm rõ thực tế rằng tác động mang tính hệ thống của xung đột đối với an ninh lương thực, năng lượng và tài chính đang diễn ra với tốc độ nhanh và mức độ nghiêm trọng. Cụ thể, giá thực phẩm đang ở mức cao kỷ lục, trong khi giá phân bón tăng gấp đôi đang ảnh hưởng nặng nề đến hoạt động sản xuất lương thực. Báo cao cũn nhấn mạnh nếu không có phân bón, tình trạng giảm năng suất cây lương thực sẽ xảy ra trên diện rộng, ảnh hưởng tới cuộc sống của hàng tỷ người ở châu Á và Nam Mỹ.
Trong khi đó, giá năng lượng không ngừng tăng cao đã gây ra tình trạng mất điện và thiếu hụt nhiên liệu ở tất cả các nơi trên thế giới, đặc biệt là ở châu Phi. Tổng Thư ký LHQ cũng đặc biệt lưu ý đến sự chênh lệch giữa các nước trong giai đoạn phục hồi sau COVID-19 và cuộc khủng hoảng do khí hậu… Đề cập đến khó khăn của người lao động, ông Guterres cho biết trên toàn thế giới, trung bình cứ 5 công nhân thì có 3 người thu nhập bị giảm so với trước đại dịch COVID-19. Cân bằng ngân sách thu chi không chỉ là vấn đề quốc gia mà còn là vấn đề gây đau đầu của từng hộ gia đình. Các gia đình đang bị buộc phải đưa ra những quyết định khó khăn như đóng cửa các cơ sở kinh doanh, bán gia súc hay cho con cái nghỉ học.
Do đó, Tổng Thư ký Guterres kêu gọi một giải pháp chính trị cho cuộc khủng hoảng Ukraine phù hợp với luật pháp quốc tế và Hiến chương LHQ. Tuy nhiên, nhiệm vụ cấp bách không thể chậm trễ lúc này là ổn định thị trường lương thực và năng lượng toàn cầu, cung cấp các nguồn lực ngay lập tức để hỗ trợ các quốc gia và cộng đồng dân cư nghèo nhất.
Nhà lãnh đạo tổ chức đa phương lớn nhất thế giới này cũng nhấn mạnh các chính phủ phải được hỗ trợ tài chính (có thể dưới hình thức tín dụng) để duy trì nền kinh tế phát triển và đảm bảo cuộc sống của người dân. Theo ông, sẽ không thể có giải pháp nào cho cuộc khủng hoảng toàn cầu này nếu không có giải pháp cho cuộc khủng hoảng kinh tế ở các nước đang phát triển. Hệ thống tài chính toàn cầu phải vượt lên trên những hạn chế của và sử dụng tất cả các công cụ theo ý mình, với sự linh hoạt và đúng cách nhất, để hỗ trợ cho các quốc gia và người dân dễ bị tổn thương.
Báo Politico: Mỹ không dỡ bỏ trừng phạt Nga để hỗ trợ tháo gỡ khủng hoảng lương thực
Báo Politico (Mỹ) dẫn lời các quan chức tại nước này cho biết Washington sẽ không dỡ bỏ các biện pháp trừng phạt Nga để hỗ trợ thông thương xuất khẩu ngũ cốc từ Ukraine.
Ngũ cốc sau khi được thu hoạch tại một nông trại ở vùng Odessa, Ukraine, ngày 22/5/2022. Ảnh: AFP/TTXVN
Theo đó, một quan chức Mỹ cho biết những lời kêu gọi từ phía Nga về việc nới lỏng các biện pháp trừng phạt trong bối cảnh khủng hoảng lương thực toàn cầu không nhận được phản hồi tích cực phía Washington. Theo quan chức này, Washington sẽ không đồng ý với thỏa thuận liên quan xuất khẩu ngũ cốc, trong đó bao gồm các bước dỡ bỏ trừng phạt Nga. Trong khi đó, báo trên cũng dẫn lời một quan chức Liên hợp quốc (LHQ) phát biểu ngày 5/6 đánh giá các đề xuất của Nga làm "phức tạp" thêm các cuộc đàm phán vốn "mong manh" đang diễn ra giữa 2 bên. Hiện các quan chức Mỹ đang theo dõi chặt chẽ các cuộc đàm phán giữa Nga và LHQ, cũng như những cuộc thảo luận riêng rẽ giữa Nga và Thổ Nhĩ Kỳ liên quan vấn đề tạo hành lang xuất khẩu ngũ cốc an toàn từ Ukraine trong bối cảnh xung đột.
Nga và Ukraine là những nước đóng góp khoảng gần 1/3 sản lượng lúa mỳ và lúa mạch toàn thế giới cũng như cung cấp 50% sản lượng dầu hướng dương toàn cầu. Các nước phương Tây cáo buộc Nga chặn xuất khẩu ngũ cốc từ Ukraine. Tuy nhiên, Moskva liên tục bác bỏ cáo buộc này. Cuối tuần qua, phát biểu trên đài Rossiya 24 Tổng thống Nga Vladimir Putin cho biết không hề có trở ngại nào với hoạt động xuất khẩu ngũ cốc từ Ukraine. Các tàu chở lúa mỳ sẽ có thể rời khỏi Biển Đen mà không gặp vấn đề ngay khi Kiev dỡ bỏ toàn bộ thủy lôi ở các cảng. Tuần trước, trong cuộc điện đàm với Thủ tướng Italy Mario Draghi, Tổng thống Putin cho biết Nga sẵn sàng đóng góp tích cực cho các nỗ lực nhằm tháo gỡ cuộc khủng hoảng lương thực toàn cầu thông qua xuất khẩu ngũ cốc và phân bón nhưng các nước phương Tây cũng cần dỡ bỏ các biện pháp hạn chế. Nhà lãnh đạo Nga nhấn mạnh tình hình khủng hoảng lương thực ngày càng trầm trọng là do ảnh hưởng từ các biện pháp trừng phạt mà Mỹ và Liên minh châu Âu (EU) áp dụng nhằm cô lập Nga sau khi Moskva triển khai chiến dịch quân sự đặc biệt tại Ukraine.
"Trong diễn biến liên quan, ngày 6/6, Đại sứ Mỹ tại Moskva John J.Sullivan kêu gọi Nga không nên đóng cửa đại sứ quán Mỹ trong bối cảnh khủng hoảng tiếp diễn vì hai bên cần tiếp tục đối thoại. Cụ thể, phát biểu với hãng tin TASS (Nga), Đại sứ Mỹ tại Moskva John J.Sullivan nhấn mạnh Nga và Mỹ đơn giản là không nên cắt đứt các mối quan hệ ngoại giao. Hai bên phải duy trì khả năng đối thoại song phương. Ông khẳng định phía Mỹ cũng sẽ không bao giờ cắt đứt toàn bộ các mối quan hệ với Nga. Dù thừa nhận có khả năng hai bên sẽ đóng cửa các đại sứ quán tại mỗi nước nhưng ông Sullivan cho rằng đây sẽ là một sai lầm lớn. Đại sứ Mỹ tại Nga cho rằng một nguyên nhân duy nhất có thể dẫn đến khả năng đóng cửa đại sứ quán Mỹ tại Nga là vì điều kiện làm việc không đủ an toàn. Về tương lai quan hệ song phương, ông Sullivan hy vọng có một ngày hai bên sẽ có mối quan hệ hữu nghị nhưng cũng dự báo kịch bản này khó có thể xảy ra trong tương lai gần.
LHQ phối hợp mở lộ trình vận chuyển lương thực ở Ukraine Theo phóng viên TTXVN tại Trung Đông, hãng thông tấn quốc gia Anadolu của Thổ Nhĩ Kỳ ngày 2/6 dẫn các nguồn tin ngoại giao cho biết nước này cùng với Nga, Ukraine và Liên hợp quốc (LHQ) đang chuẩn bị lộ trình mở một hành lang để các tàu vận tải lương thực rời khỏi Ukraine một cách an toàn. Ngũ cốc...