Liên hợp quốc bổ nhiệm tướng Gebremariam làm Tư lệnh UNISFA
Tổng thư ký Liên hợp quốc (LHQ) Antonio Guterres ngày 15/2 đã bổ nhiệm Thiếu tướng Mehari Zewde Gebremariam của Ethiopia làm Tư lệnh Lực lượng an ninh lâm thời của LHQ tại Abyei, Sudan (UNISFA).
Tổng thư ký Antonio Guterres phát biểu tại trụ sở Liên hợp quốc ở New York (Mỹ) ngày 12/4. Ảnh: THX/TTXVN
Theo thông cáo báo chí của văn phòng Tổng thư ký LHQ, Tướng Mehari Zewde Gebremariam sẽ kế nhiệm Thiếu tướng đồng hương Gebre Adhana Woldezgu, người sẽ hoàn thành nhiệm vụ vào ngày 23/4 tới.
Tổng thư ký LHQ đã cảm ơn “tinh thần cống hiến không biết mệt mỏi, phụng sự thiết thực và lãnh đạo có hiệu quả UNISFA” của Tướng Gebremariam.
Tướng Gebremariam có hơn 37 năm phục vụ trong quân đội Ethiopia, gần đây nhất là Cục trưởng Cục quản trị nhân lực trọng yếu của Lực lượng phòng vệ quốc gia Ethiopia. Ông đồng thời cũng là Ủy viên hội đồng của Bộ Phòng vệ quốc gia Ethiopia từ năm 2007. Ông có bằng Thạc sỹ khoa học của Đại học Greenwich của Anh.
UNISFA là lực lượng gìn giữ hòa bình của LHQ tại Abyei, khu vực đang giao tranh giữa Cộng hòa Sudan và Cộng hòa Nam Sudan vừa mới tách ra độc lập. Quân đội Ethiopia chiếm tỷ lệ đông nhất trong UNISFA.
Video đang HOT
Thanh Bình (TTXVN)
Theo Tintuc
Giải quyết khủng hoảng khí hậu - khôi phục niềm tin cử tri châu Âu
Ngày 27-1, khoảng 150.000 người châu Âu đã xuống đường tuần hành phản đối việc các chính phủ không có hành động ngăn chặn tình trạng biến đổi khí hậu.
Tuần hành của người dân Bỉ ở thủ đô Brussels
Đây là cuộc tuần hành do một liên minh các nhóm vận động được thành lập năm 2018 tổ chức, với mục tiêu tiến hành hàng tháng các hoạt động để kêu gọi các nhà lãnh đạo nhanh chóng hành động chống biến đổi khí hậu.
Đa dạng hóa hình thức đấu tranh
Các nhà tổ chức cho biết hơn 80.000 người đã tuần hành tại các thành phố và thị trấn của Pháp, trong khi cảnh sát Brussels xác nhận 70.000 người xuống đường tại thủ đô của Bỉ.
Ông Francois Dubreuil thuộc Liên minh vì sáng kiến khí hậu, nhấn mạnh phong trào tuần hành chống biến đổi khí hậu "đang bén rễ và đa dạng hóa". Nhiều gia đình mang con nhỏ tham gia các cuộc tuần hành với mong muốn đảm bảo cho thế hệ mai sau có một hành tinh sạch hơn. Một kiến nghị trực tuyến được các nhà tổ chức lập ra về vấn đề này tại địa chỉ laffairedusiecle.net, đã thu thập được hơn 2,1 triệu chữ ký ủng hộ.
Trong khi đó, tại Brussels, số người Bỉ tham gia tuần hành tăng so với con số hơn 65.000 người hồi tháng trước. Người dân từ khắp nước Bỉ bất chấp thời tiết mưa, lạnh để tham gia tuần hành và nhiều chuyến tàu bổ sung đã phải bố trí để đưa họ tới thủ đô. Đây là cuộc biểu tình về biến đổi khí hậu lần thứ 4 trong 2 tháng qua tại Brussels.
Đáng chú ý, chỉ 4 ngày trước, tại Brussels cũng diễn ra cuộc tuần hành chống biến đổi khí hậu của học sinh, sinh viên với hơn 35.000 người xuống đường. Các nhà tổ chức giơ cao những biểu ngữ như "tất cả các thảm họa đều bắt đầu bằng việc chính phủ phớt lờ giới khoa học", để kêu gọi các nhà lãnh đạo nhanh chóng hành động chống biến đổi khí hậu. Họ đặt mục tiêu tổ chức tuần hành hàng tháng về vấn đề này nhằm gây sức ép trước kỳ bầu cử của Liên minh châu Âu vào tháng 5 sắp tới.
Thách thức chính trị
Cuộc xuống đường ôn hòa của người dân châu Âu diễn ra chỉ vài ngày sau khi Tổng Thư ký Liên hiệp quốc (TTK LHQ) Antonio Guterres cảnh báo "thế giới sẽ thất bại trong cuộc đua chống tình trạng biến đổi khí hậu".
Phát biểu bên lề Diễn đàn Kinh tế thế giới (WEF) 2019 tại Davos, Thụy Sĩ ngày 24-1, ông kêu gọi chính phủ các nước cần có những cam kết mạnh mẽ hơn trong vấn đề biến đổi khí hậu và tình trạng nóng lên toàn cầu.
TTK LHQ Guterres đã phải thừa nhận nguy cơ cộng đồng quốc tế sẽ thất bại trong cuộc đua chống biến đổi khí hậu trong bối cảnh hiện không còn nhiều thời gian để cứu "Hành tinh xanh".
Mặc dù không quá hy vọng rằng các nước sẽ nhanh chóng tìm kiếm được giải pháp, song ông Guterres nhấn mạnh: "Chúng ta cần một quyết tâm chính trị và cần các chính phủ hiểu được ưu tiên quan trọng nhất của thời đại chúng ta".
Người đứng đầu LHQ cũng cho rằng những cam kết được đưa ra trong Hiệp định Paris về biến đổi khí hậu năm 2015 là "không đủ". Do đó, ông kêu gọi các nước cần đưa ra những cam kết mạnh mẽ và táo bạo hơn, cũng như triển khai những biện pháp để giảm nhẹ và tăng tính thích ứng với tình trạng biến đổi khí hậu, hỗ trợ tài chính cho các nước nghèo.
Việc Mỹ - một trong những quốc gia có lượng phát thải khí gây hiệu ứng nhà kính hàng đầu thế giới - tuyên bố rút khỏi Thỏa thuận Paris 2015 là một cú sốc đối với những nỗ lực của cộng đồng quốc tế trong cuộc chiến chống biến đổi khí hậu. LHQ trước đó từng cảnh báo thế giới đang chậm chân trong cuộc chiến toàn cầu mang tính cấp bách này.
Theo giới quan sát, chính phủ các nước châu Âu sẽ không giành được sự tin tưởng của dân chúng nữa cho đến khi họ có thể giải quyết được cuộc khủng hoảng khí hậu đang gia tăng. Do đó, 2019 sẽ là một năm mang tính chất quyết định đối với số phận của châu Âu chứ không phải là sự khởi đầu mới của khối này. Chiến thắng sẽ dành cho những người biết giữ lời hứa.
HẠNH CHI (tổng hợp)
Theo SGGP
EC không công nhận 'Tổng thống lâm thời' của Venezuela Ngày 24/1, Ủy ban châu Âu (EC), cơ quan hành pháp của Liên minh châu Âu (EU), đã thẳng thừng từ chối công nhận lãnh đạo phe đối lập Juan Guaido là tổng thống lâm thời của Venezuela. Ông Guaido vào ngày 23/1 đã tự nhận là Tổng thống lâm thời Venezuela. Ảnh: AFP Trả lời câu hỏi của phóng viên về lý...