Liên hợp quốc: 828 triệu người trên thế giới đang bị ảnh hưởng bởi nạn đói
Hiện nay, thế giới có khoảng 828 triệu người trên thế giới đang bị ảnh hưởng bởi nạn đói và con số này đã không ngừng tăng lên trong vài năm qua.
Trong khi đó, mất an ninh lương thực là một thách thức trong thập kỷ tới.
Trẻ em và phụ nữ là những nạn nhân ảnh hưởng lớn bởi nạn đói. Ảnh tư liệu: AFP/TTXVN
Tại Hội nghị quốc tế về công nghệ thực phẩm từ biển và sa mạc, các đại biểu đã nhấn mạnh các nước cần học hỏi kinh nghiệm lẫn nhau và chia sẻ kiến thức để giải quyết cuộc khủng hoảng lương thực toàn cầu hiện nay.
Video đang HOT
Hội nghị diễn ra từ ngày 18 – 20/10 tại thành phố Eilat (Israel) với chủ đề Biển tương lai. Đây là một sáng kiến của Bộ Nông nghiệp và phát triển nông thôn Israel nhằm thúc đẩy hợp tác và đổi mới trong nuôi trồng thủy sản và nông nghiệp sa mạc như một phần của nỗ lực toàn cầu nhằm giải quyết vấn đề mất an ninh lương thực.
Phát biểu tại hội nghị, Bộ trưởng Bộ Nông nghiệp và phát triển nông thôn Israel Oded Forer cho biết: “Trong số những thách thức trong thập kỷ tới, chúng ta đang chạm vào một trong những điểm quan trọng nhất đối với nhân loại. Đó là mất an ninh lương thực”.
Về phần mình, các chuyên gia cho biết nhiều quốc gia trên thế giới đã không thể tiếp tục sản xuất lương thực như trước đây do khí hậu thay đổi, Trái Đất nóng lên, dân số ngày càng tăng và thiếu tài nguyên. Do đó, nhu cầu về công nghệ và phương pháp tiên tiến mới trong nông nghiệp càng trở nên cấp thiết.
Trong bài phát biểu chính tại hội nghị, ông Vladimir Rakhmanin, trợ lý Tổng giám đốc Tổ chức Lương Nông Liên hợp quốc (FAO), cho biết hiện có khoảng 828 triệu người trên thế giới đang bị ảnh hưởng bởi nạn đói và con số này đã không ngừng tăng lên trong vài năm qua. Ngoài ra, năm 2021 có khoảng 2,3 tỷ người phải đối mặt với tình trạng mất an ninh lương thực ở mức độ vừa phải hoặc nghiêm trọng khiến số người không đủ khả năng tiếp cận một chế độ ăn uống lành mạnh lên tới 3,1 tỷ người, tương đương khoảng 40% nhân loại.
Ông Rakhmanin chỉ ra việc sử dụng tài nguyên biển thiếu khôn ngoan và lãng phí thực phẩm toàn cầu là hai thách thức lớn cần giải quyết. Ông nói thêm rằng nhiều quốc gia đang phát triển, đặc biệt là những quốc gia kém phát triển nhất, vẫn thiếu cơ sở hạ tầng, dịch vụ và giải pháp phù hợp để xử lý, bảo quản cá trên tàu và trên bờ.
Israel là một quốc gia được biết đến với thế mạnh về đổi mới, nhất là trong lĩnh vực nông nghiệp. Với điều kiện tự nhiên sẵn có, để giải quyết thách thức về khan hiếm lương thực, mới đây Chính phủ Israel cũng đã khởi động một chương trình tìm kiếm nguồn protein mới từ biển và sa mạc.
Các nhà lãnh đạo thế giới kêu gọi hành động khẩn cấp để đảm bảo an ninh lương thực
Đảm bảo an ninh lương thực trong bối cảnh thiếu nguồn cung là chủ đề được nhắc đến nhiều nhất trong phát biểu của các lãnh đạo thế giới tham dự Đại hội đồng Liên hợp quốc (ĐHĐ LHQ) khóa 77 diễn ra tại LHQ.
Đây cũng là chủ đề của hội nghị giữa Liên minh châu Âu (EU), Liên minh châu Phi (AU), Mỹ và Tây Ban Nha diễn ra bên lề ĐHĐ.
Thủ tướng Tây Ban Nha Pedro Sanchez. Ảnh: AFP/TTXVN
Trong phát biểu của mình, Thủ tướng Tây Ban Nha Pedro Sanchez cho rằng không có hòa bình khi còn đói kém và không thể chống đói kém khi hòa bình không tồn tại. Trong khi đó, Thủ tướng Đức Olaf Scholz cho rằng an ninh lương thực vẫn là vấn đề đặc biệt khẩn cấp dù Nhóm các nước công nghiệp phát triển hàng đầu thế giới (G7) tại một hội nghị cấp cao hồi tháng 6 tại Đức đã cam kết chi 5 tỷ USD cho mục tiêu này. Theo nhà lãnh đạo Đức, xung đột giữa Nga và Ukraine là một phần nguyên nhân và thúc đẩy một cuộc khủng hoảng đa chiều toàn cầu. Những nước ở khu vực phía Nam bán cầu chịu ảnh hưởng nặng nề nhất.
Về phần mình, Tổng thống Pháp Emmanuel Macron tuyên bố nước này sẽ tài trợ chuyến tàu vận chuyển bột mì của Ukaine tới Somalia - quốc gia đang đối mặt với nạn đói. Dự kiến, trong bài phát biểu tại ĐHĐ LHQ ngày 21/9, Tổng thống Mỹ Joe Biden sẽ công bố gói hỗ trợ mới của Mỹ trong lĩnh vực lương thực.
Trong một báo cáo chung vào tháng 7, Quỹ Nhi đồng LHQ (UNICEF) và Tổ chức Nông Lương LHQ (FAO) cho biết năm 2021 có từ 702 đến 828 triệu người bị ảnh hưởng của nạn đói, tương đương 9,8% dân số thế giới. Con số này tăng 46 triệu người so với năm 2020 và 150 triệu người so với năm 2019, cho thấy tác động nặng nề của đại dịch COVID-19 đối với "kho" lương thực thế giới.
Trong tuyên bố gần đây, Tổng Thư ký Liên hợp quốc Antonio Guterres khẳng định thế giới có đủ lương thực vào năm 2022 nhưng vấn đề thách thức hiện này là phân phối. Nếu tình hình không ổn định trong năm nay, thế giới "thực sự" có nguy cơ thiếu lương thực vào năm 2023.
Liên hợp quốc viện trợ 9,5 triệu USD ngăn chặn nạn đói ở Somalia Văn phòng điều phối các vấn đề nhân đạo của Liên hợp quốc (OCHA) đã cấp 9,5 triệu USD hỗ trợ khẩn cấp cho các cộng đồng tại những khu vực có nguy cơ xảy ra đói kém nghiêm trọng nhất ở Somalia. Người dân xếp hàng chờ được phát lương thực cứu trợ tại trại tị nạn ở Mogadishu, Somalia. Ảnh tư...