Liên hoan phim Venice: Tôn giáo và sex
Các chủ đề nóng bỏng như sex và Scientology sẽ hiện diện đậm nét trong LHP Venice lần thứ 80, kéo dài từ 29/8 – 8/9.
Diễn ra ngay trước thềm LHP Toronto, một LHP non trẻ nhưng lớn mạnh rất nhanh, LHP lâu đời nhất thế giới Venice phải đối mặt với việc cạnh tranh để giành giật về cho mình những bộ phim đặc sắc nhất cùng những ngôi sao lớn nhất cho sự kiện thảm đỏ. Không nhưng thế, sự ra đi của vị giám đốc nghệ thuật khả kính Marco Mueller cũng là một khó khăn nữa cho Venice.
Trẻ hóa để cạnh tranh
Giám đốc nghệ thuật mới, ông Aberto Barbera, tỏ ra khá thức thời khi đưa vào liên hoan lần này một thị trường phim nhỏ, nhằm giúp Venice tăng tính thương mại, thu hút các hãng phim. Tuy vậy, vẫn còn nhiều nghi ngờ về khả năng sinh lời từ hoạt động này. Dù sao thì nhiệm vụ chính của Barbera trong vai trò mới vẫn là thu hút được một tuyển tập các phim chất lượng nhất với những diễn viên ngôi sao hạng A, cùng sự lan tỏa rộng rãi về mặt truyền thông từ một nguồn ngân sách hạn hẹp.
The Master, phim về đạo Scientology được chú ý tại LHP Venice
Trước giờ khai mạc, có vẻ như điều đó đầy hứa hẹn. Ở Venice lần này không có những tên tuổi lớn như George Clooney, những ngôi sao giải trí như Angelina Jolie hay Johnny Depp. Nhưng bù lại, có một đội ngũ diễn viên mới sẽ giúp xua đi phần nào đó hình ảnh một Venice già cỗi. Đó là Zac Efron và Shia Laboeuf, những nghệ sĩ Mỹ nổi tiếng ở độ tuổi 20, đang kỳ vọng xóa đi hình ảnh quen thuộc của họ từ phim ca nhạc High school musical hay bom tấn Transformers. Đó còn là nữ ca sĩ/diễn viên Selena Gomez đến để quảng bá chuỗi phim mà cô vừa thực hiện trong năm. Đại diện cho thế hệ hớn hơn có Robert Redford, Julie Christie. Cùng với Rachel McAdam, Ben Affleck, Joaquin Phoenix, họ sẽ là những tên tuổi lớn xuất hiện trong các cuộc phỏng vấn, chụp hình quảng bá phim.
Sex và tôn giáo
Video đang HOT
Trong 18 phim tranh giải chính thức, bộ phim được nói đến nhiều nhất ở Venice có lẽ là The Master của đạo diễn Paul Thomas Anderson. Phim nói về sự sùng bái một dòng tôn giáo, trong đó có nhiều chi tiết tương đồng với đạo Scientology (đạo khoa học giáo mà Tom Cruise là một tín đồ). Đạo diễn Anderson cho biết vai Lancaster Dodd ( Philip Seymour Hoffman đóng) được lấy cảm hứng từ Ron Hubbard, người sáng lập ra nhà thờ Scientology. Nhà phát hành Weinstein Co. trong một bài viết trên website cũng gọi The Master là một bộ phim bi về đạo Scientology.
Cùng với chủ đề tôn giáo là sex, được đề cập đến trong bộ phim kinh dị Passion của Brian De Palma. Sex và tôn giáo cũng hội tụ trong Pieta của vị đạo diễn Hàn Quốc nổi tiếng Kim Ki-duk, trong khi đạo diễn Mỹ Terrence Malick trở lại với To the wonder, sau chiến thắng tại Cannes 2011 với The tree of life. Bộ phim mới của ông được xếp hàng “R” về cảnh nude và sex.
Ngoài vòng tranh giải, công chúng sẽ có dịp xem bộ phim kinh dị The company you keep của Redford, trong đó đạo diễn đồng thời đóng vai một cựu binh Mỹ thuộc cánh tả, bị truy đuổi bởi một phóng viên trẻ (Shia LaBoeuf). Bộ phim mở màn cho LHP là The Reluctant Fundamentalist của Mira Nair, xoay quanh cuộc sống một người nhập cư Pakistan tại Mỹ sau vụ 11.9. Bộ phim tài liệu Bad 25 của Spike Lee, kỷ niệm 25 năm ngày ra đời album Bad của vua nhạc pop Michael Jackson cũng được nhắc đến nhiều. Tại LHP Venice năm ngoái, giải thưởng Sư tử vàng đã thuộc về Faust của đạo diễn Nga Alexander Sokurov.
Theo Đất Việt
LHP Venice không dành đất diễn trên thảm đỏ cho sao
BTC cho biết năm nay Venice không phải là sàn catwalk cho các ngôi sao, bởi đã đến lúc các LHP phải quay trở lại với vai trò ban đầu là khám phá, thúc đẩy sự đổi mới.
Các gương mặt gạo cội và những ngôi sao mới trên bầu trời điện ảnh thế giới đã đổ về Venice (Italy) để tham dự Liên hoan phim (LHP) Venice lần thứ 69. Lễ hội điện ảnh lâu đời nhất thế giới khai mạc ngày 29/8 với nhiều điều mới mẻ.
Hai diễn viên nổi tiếng Ben Affleck và Rachel McAdams trong To the wonder của đạo diễn Terrence Malick.
Chủ đề chính của LHP Venice 2012 rất thời sự là "Cuộc khủng hoảng kinh tế tại các nước phương Tây, cách mạng Mùa xuân Ả Rập và chủ nghĩa cực đoan". Chủ tịch ban giám khảo năm nay là đạo diễn Mỹ Michael Mann, tác giả của những bộ phim hành động xuất sắc như Collateral, Manhunter, Heat hay Miami Vice...Danh sách thành viên ban giám khảo còn có đạo diễn Hong Kong Peter Chan, nữ diễn viên Anh Samantha Norton, diễn viên - người mẫu Pháp Laetitia Casta... Họ sẽ lựa chọn các bộ phim thắng giải Gấu vàng, Gấu bạc, cúp Volpi vào ngày 8/9.
Ngoài những tên tuổi lớn, LHP Venice 2012 còn trình làng nhiều gương mặt mới mẻ đến từ những khu vực khác nhau trên thế giới, đặc biệt là thế giới Ả Rập. Theo báo The National, Giám đốc LHP Venice Alberto Barbera cho biết, số lượng phim trình chiếu tại LHP năm nay có giảm so với các năm trước. Ðây là một điều lạ bởi các LHP quốc tế đang ngày càng phình to ra. Nguyên nhân bởi giám đốc Barbera muốn tập trung vào chất lượng hơn là số lượng.
Vai trò khai phá
Rất nhiều tên tuổi lớn từ Hollywood và các nền điện ảnh khác đã đổ về LHP Venice. Trong đó, phải kể đến đạo diễn huyền thoại Terrence Malick, đạo diễn Paul Thomas Anderson, Kim Ki Duk (Hàn Quốc), Takeshi Kitano (Nhật), Spike Lee, đạo diễn Jonathan Demme từng đoạt giải Oscar với bộ phim kinh dị T he silence of the lambs (Sự im lặng của bầy cừu), các diễn viên nổi tiếng Ben Affleck, Kate Hudson, Selena Gomez, Zac Efron, Shia LaBeouf, đạo diễn Robert Redford...
Tuy nhiên ông Alberto Barbera khẳng định LHP Venice không phải là sàn catwalk cho các ngôi sao. "Các LHP phải quay trở lại với vai trò ban đầu là khám phá, thúc đẩy sự đổi mới", Giám đốc Barbera nhấn mạnh.
Ông cho biết, ban tổ chức "đã mạo hiểm khi lựa chọn nhiều đạo diễn tên tuổi tranh tài cùng những gương mặt trẻ, chưa được nhiều người biết đến ở các quốc gia không có truyền thống điện ảnh lâu đời". Ngoài Mỹ và châu Âu, LHP Venice năm nay thu hút phim đến từ Philippines, Trung Quốc, Thổ Nhĩ Kỳ, Palestine...
Một trong những bằng chứng khác của sự đổi mới là theo báo Hollywood Reporter, LHP Venice 2012 chứng kiến sự trỗi dậy mạnh mẽ của các nữ đạo diễn. Ước tính trong tổng số 52 phim trình chiếu tại LHP Venice, các nhà làm phim nữ thực hiện 21 phim, một con số cao chưa từng thấy trong lịch sử LHP lâu đời nhất thế giới. Bộ phim mở màn LHP Venice 2012 là The reluctant fundamentalist của nữ đạo diễn Ấn Ðộ thành danh tại Hollywood Mira Nair. Bà từng nhiều lần được đề cử giải Oscar, Quả cầu vàng, BAFTA...
The reluctant fundamentalist là câu chuyện về một chàng trai trẻ người Pakistan đứng trước hai lựa chọn lớn của cuộc đời: Phố Wall hay quê hương. Một gương mặt nữ khác được chú ý đặc biệt là đạo diễn Haifaa al-Mansour người Saudi Arabia, nơi điện ảnh bị cấm đoán và phụ nữ bị phân biệt đối xử. Tác phẩm Wadjda của bà kể về một cô gái nhỏ rất muốn có một chiếc xe đạp dù bị cấm.
Nữ đạo diễn Hinde Boujemaa đến từ Tunisia mang tới LHP Venice bộ phim đầu tay It was better tomorrow, kể về một người phụ nữ gặp nhiều khó khăn để thay đổi cuộc sống khi cuộc cách mạng Mùa xuân Ả Rập nổ ra ở Tunisia. Những nữ đạo diễn nổi bật khác tại LHP Venice năm nay là Djamila Sahraoui của Algeria, Jazmin Lopez của Argentina hay Rama Burshtein của Mỹ. "Ðây có lẽ là dấu hiệu cho thấy cuối cùng đã có sự thay đổi trong thế giới điện ảnh, nơi tất cả chúng ta đều biết là rất phân biệt giới tính", Giám đốc LHP Venice Barbera nhận định.
Những tác phẩm nổi bật
Ðúng với vai trò một thánh đường của điện ảnh, LHP Venice 2012 có rất nhiều tác phẩm nổi bật về chất lượng nghệ thuật. Ðầu tiên phải kể To the wonder của đạo diễn Terrence Malick, người đoạt giải Cành cọ vàng tại LHP Cannes 2011 với tác phẩm Tree of life (Cây đời). Bộ phim tâm lý lãng mạn này kể câu chuyện về một người đàn ông khám phá lại tình cảm với người cũ sau cuộc hôn nhân thất bại. Ðây mới là bộ phim thứ bảy của đạo diễn Malick kể từ khi ông khởi đầu sự nghiệp vào năm 1969.
Ðối thủ cạnh tranh với To the wonder là The master - tác phẩm của đạo diễn Mỹ Paul Thomas Anderson, người từng năm lần được đề cử Oscar. Giới quan sát dự báo The master sẽ gây một cơn bão tranh luận dữ dội tại Mỹ và châu Âu bởi nó mô tả những năm đầu của giáo phái Khoa luận giáo (Scientology).
Hai đại diện lừng lẫy của điện ảnh châu Á là Kim Ki Duk và Takeshi Kitano cũng đem tới LHP Venice các phim mới nhất của họ. Tác phẩm Pieta của đạo diễn Kim Ki Duk là câu chuyện về mối quan hệ bí ẩn giữa một người đàn ông tàn bạo làm việc cho những kẻ chuyên cho vay nặng lãi với một người phụ nữ trung niên. Tại Hàn Quốc, Pieta đang gây tranh cãi dữ dội bởi hai yếu tố tình dục và tôn giáo đan xen. Ðạo diễn Kitano một lần nữa trở lại với đề tài mafia Nhật (yakuza) với tác phẩm Outage beyond.
Ngoài ra, không thể bỏ qua bộ phim hành động, báo thù Passion của đạo diễn Brian De Palma với hai nữ diễn viên chính Rachel McAdams và Noomi Rapace. Ðáng chú ý còn có Spring breakers của Harmony Korine, phim hành động chính trị The company you keep của đạo diễn Robert Redford, At any price của ngôi sao trẻ Zac Efron...
Theo Tuổi Trẻ
Tranh giải Sư tử Vàng 2012: Điện ảnh Mỹ chiếm ưu thế Sau khi không tìm được tác phẩm nào gây ấn tượng sâu sắc tại LHP Cannes năm nay, người yêu điện ảnh và giới phê bình đang hướng tới LHP Venice lần thứ 69 - diễn ra từ ngày 29/8 đến ngày 8/9. Giám đốc nghệ thuật Alberto Barbera - người đã "cầm trịch" LHP Venice từ năm 1998 đến năm 2001 và...