Liên hoan Bánh dân gian
Liên hoan Bánh dân gian lần đầu tiên được tổ chức tại TP.Cần Thơ tối 16.1 đã thu hút sự quan tâm của đông đảo du khách và người dân Tây Đô.
Liên hoan bao gồm hơn 100 loại bánh dân gian, từ bánh tét, bánh ú, bánh bao, bánh xèo… đến các loại chè, do các nghệ nhân nổi tiếng thực hiện.
Nghệ nhân Nguyễn Thị Xiềm đem đến liên hoan món bánh xèo truyền thống nổi tiếng với thương hiệu bà Mười Xiềm; nghệ nhân Chín Cẩm giới thiệu món bánh bánh tét thập cẩm, đã được Cục Sở hữu trí tuệ cấp chứng nhận bảo hộ nhãn hiệu hàng hóa; “vua bếp” Lê Thị Hồng Dung đem đến nhiều món bánh ngon…
Liên hoan Bánh dân gian do Trung tâm Xuc tiên đâu tư – thương mai – du lich TP.Cân Thơ phối hợp cùng Trung tâm Nghiên cứu kinh doanh và hỗ trợ doanh nghiệp, Văn phòng đại diện Báo Sài Gòn Tiếp Thị tại TP.Cần Thơ và Công ty CP Thương nghiệp tổng hợp tổ chức.
Video đang HOT
Hơn 100 loại bánh đã được giới thiệu tại liên hoan
Không những được nếm thử, người dân còn được học cách làm các món bánh
Du khách thưởng thức các món bánh dân gian
Theo TNO
Xuân về nhớ mắm cá chốt
Tết đến, thịt, cá, bánh tét, bánh chưng ăn hoài thấy ngán. Mẹ tôi luôn có sẵn hũ mắm cá chốt để đổi vị cho gia đình trong những ngày Tết. Mắm cá chốt vừa thơm ngon, vừa mềm, không mặn lắm nhưng có độ dai của sớ cá và vị sừn sựt của trứng, tạo cảm giác thích thú khi ăn.
Tiếng đồn ở vùng Bạc Liêu, Châu Đốc cá chốt đầy sông. Ở Bạc Liêu chỉ cần vung một chài, cá chốt mắc đầy tay lưới, phải đem chài về nhà treo lên mà gỡ cá. Riêng ở Châu Đốc chỉ cần dùng mồi thơm nhử cá, chúng bu lại, đầu nổi lên lắc qua lắc lại, râu nhô lên mặt nước tua tủa. Bà con dùng ba ngón tay cái, trỏ và ngón giữa kẹp chúng lại nhanh chóng đưa lên xuồng, có khi một lần hai, ba con. Chỉ cần một tiếng đồng hồ bắt cá chốt là đủ làm một khạp nhỏ mắm rồi.
Mắm cá chốt ăn kèm các loại rau.
Để có hũ mắm cá chốt hấp dẫn, cá chốt bắt về ngâm nước lạnh chừng 2 giờ, chặt hai ngạnh to dính ở đầu, bỏ ruột, rửa sạch, để ngoài trời phơi nắng vừa ráo, xong đem vào ướp muối, đặc biệt muối cá chốt là muối rang hết nổ. Theo kinh nghiệm của bà con, cứ 1kg cá chốt cho vào 1ly rượu đế, ly đường, 1 ly thính, 1 muỗng muối rang.
Trộn thật đều cho vào hũ ém chặt lại, quá trình lên men từ 7 - 10 ngày là dùng được. Mắm ngon hay dở là do quyết định ở muối và rượu. Khi cá lên men thường chứa hơi nước, trước khi ăn nên ép bớt nước.
Mắm cá chốt thường dùng để ăn sống, một con mắm vừa một miếng ăn. Dĩa mắm cá chốt được ăn chung với riềng, gừng, ớt hiểm... bên cạnh là dĩa rau, chuối chát, khế, khóm thường hiện diện trong những bữa cơm quê nhà. Ngoài ra, mắm cá chốt còn dùng để ăn với cơm nguội, với khoai lang cũng không kém phần hấp dẫn
Hiện nay, cá chốt không còn nhiều như xưa, nhưng cá chốt từ món kho, nấu canh chua cho đến tô mắm đã trở thành đặc sản hấp dẫn với dân sành ăn, nhất là những người đi làm ăn xa, tìm ăn cho được mắm cá chốt để thương nhớ quê nhà.
Theo LĐO
[Chế biến]-Củ cải muối cho ngày Tết Nếu ngày Tết người miền Nam có dưa món để ăn kèm với bánh tét thì người miền Bắc lại có món hành muối và củ cải dầm để ăn với bánh chưng. Nguyên liệu - 800g củ cải tươi, 200g cà rốt - 250ml nước mắm ngon, 200g đường, 250ml nước - Lọ thủy tinh sạch. Cách làm Bước 1 Củ cải,...