Liên đoàn các nhà khoa học Mỹ đán.h giá về kho vũ khí hạt nhân của Nga
Theo dữ liệu từ Liên đoàn các nhà khoa học Mỹ (FAS), Nga hiện sở hữu khoảng 5.580 đầu đạn hạt nhân, chiếm 47% kho dự trữ toàn cầu.
Trong số đó, khoảng 1.710 đầu đạn được triển khai, nhiều hơn so với con số 1.670 của Mỹ.
Nga phóng thử một tên lửa đạn đạo liên lục địa của khả năng hạt nhân. Ảnh: TASS
Theo trang tin châu Âu Euronews.com, kho vũ khí hạt nhân của Nga đang trở thành tâm điểm chú ý sau khi một tên lửa đạn đạo tầm trung có khả năng mang đầu đạn hạt nhân được bắ.n vào lãnh thổ Ukraine.
Tổng thống Nga Vladimir Putin mới đây cho biết cuộc tấ.n côn.g chưa từng có bằng tên lửa đạn đạo tầm trung mới Oreshnik vào Ukraine, coi đây là phản ứng trực tiếp trước việc Kiev sử dụng tên lửa do Mỹ và Anh sản xuất để tấ.n côn.g các mục tiêu sâu trong lãnh thổ Nga.
Ông Putin cũng cảnh báo rằng các cơ sở quân sự của phương Tây cho phép Ukraine sử dụng vũ khí để tấ.n côn.g Nga có thể trở thành mục tiêu.
Động thái này diễn ra vài ngày sau khi Tổng thống Putin chấp thuận những thay đổi nhỏ nhưng quan trọng đối với học thuyết hạt nhân của Nga, cho phép nước này đáp trả bằng vũ khí hạt nhân đối với một cuộc tấ.n côn.g thông thường vào lãnh thổ của mình.
Quy mô kho vũ khí hạt nhân của Nga
Video đang HOT
Theo dữ liệu từ Liên đoàn các nhà khoa học Mỹ (FAS), Nga hiện sở hữu khoảng 5.580 đầu đạn hạt nhân, chiếm 47% kho dự trữ toàn cầu.
Trong số đó, khoảng 1.710 đầu đạn được triển khai, nhiều hơn so với con số 1.670 của Mỹ.
Cả hai quốc gia này đều có sức mạnh hạt nhân cần thiết để tấ.n côn.g lẫn nhau nhiều lần và có nhiều đầu đạn hơn đáng kể so với bảy quốc gia sở hữu vũ khí hạt nhân khác trên thế giới.
Trong số các loại vũ khí được triển khai của Nga, ước tính có 870 tên lửa đạn đạo trên đất liền, 640 tên lửa đạn đạo phóng từ tàu ngầm và khoảng 200 tên lửa ở các căn cứ máy bay né.m bo.m hạng nặng.
FAS cho biết không có dấu hiệu nào cho thấy Nga đang mở rộng đáng kể kho vũ khí hạt nhân của mình, nhưng họ cảnh báo về khả năng gia tăng trong tương lai khi nước này thay thế tên lửa đầu đạn đơn bằng loại có khả năng mang nhiều đầu đạn.
Trên bình diện thế giới, quy mô kho vũ khí hạt nhân toàn cầu đã giảm nhanh chóng trong bối cảnh hòa hoãn sau Chiến tranh Lạnh. Tuy nhiên, FAS cảnh báo rằng trong khi tổng số vẫn đang giảm, đầu đạn hoạt động lại đang tăng trở lại.
Nhiều quốc gia cũng đang nâng cấp tên lửa của họ để triển khai được nhiều đầu đạn cùng lúc. Hans M. Kristensen, Giám đốc Dự án Thông tin Hạt nhân tại FAS, cho biết: “Ở hầu hết các quốc gia sở hữu vũ khí hạt nhân đều có kế hoạch hoặc động thái đáng kể nhằm tăng cường lực lượng hạt nhân của họ”.
Điều gì có thể kích hoạt phản ứng hạt nhân từ Nga?
Học thuyết trước đó của Nga năm 2020 nêu rõ rằng vũ khí hạt nhân của nước này có thể được sử dụng để đáp trả một cuộc tấ.n côn.g bằng vũ khí hủy diệt hàng loạt khác “khi sự tồn tại của nhà nước bị đe dọa”. Hiện nay, các điều kiện để triển khai phản ứng hạt nhân đã thay đổi theo ba hướng quan trọng:
Thứ nhất, Nga sẽ cân nhắc sử dụng vũ khí hạt nhân nếu lãnh thổ của mình bị tấ.n côn.g bằng các loại vũ khí thông thường như tên lửa hành trình hoặc thiết bị bay không người lái hoặc máy bay tấ.n côn.g chiến thuật.
Thứ hai, Nga có thể tiến hành một cuộc đáp trả hạt nhân liên quan đến hành động tấ.n côn.g của một quốc gia phi hạt nhân với sự tham gia hoặc hỗ trợ của một quốc gia hạt nhân, như trường hợp của Ukraine.
Thứ ba, Nga cũng sẽ áp dụng các điều kiện tương tự đối với cuộc tấ.n côn.g vào lãnh thổ Belarus theo thỏa thuận với Belarus.
Khi Tổng thống Putin phê duyệt học thuyết hạt nhân cập nhật, nhiều nhà lãnh đạo phương Tây đã coi đó là hành động leo thang. Bộ trưởng Ngoại giao Đức Annalena Baerbock tuyên bố rằng Berlin và các đối tác sẽ “không bị đe dọa” và cáo buộc Moskva “trêu đùa với nỗi sợ hãi của chúng tôi”.
Tuy nhiên, sau khi Nga sử dụng tên lửa đạn đạo siêu vượt âm có khả năng mang đầu đạn hạt nhân trong cuộc tấ.n côn.g vào Dnipro của Ukraine, các nhà lãnh đạo châu Âu đã lên tiếng báo động. Thủ tướng Ba Lan Donald Tusk nhận định rằng nguy cơ xung đột toàn cầu là nghiêm trọng và có thật.
Tiếp đó, Tổng thư ký NATO Mark Rutte đã gấp rút gặp Tổng thống đắc cử Mỹ Donald Trump để thảo luận về tình hình leo thang gần đây. NATO và Ukraine cũng lên kế hoạch tổ chức một cuộc họp bất thường tại Brussels vào ngày 26/11 (giờ châu Âu) để bàn về tình hình và lên phương án phản ứng.
Công Thuận/Báo Tin tức
Ukraine nghiên cứu mảnh vỡ thu được từ tên lửa siêu vượt âm của Nga
Ngày 24/11, Tổng cục Tình báo Quân sự Ukraine (HUR) cho biết họ đã nghiên cứu mảnh vỡ thu đuợc từ loại tên lửa siêu vượt âm mới mà Nga dùng để tấ.n côn.g thành phố Dnipro vào ngày 21/11.
Theo hãng tin Reuters, HUR cho biết loại vũ khí này có khả năng thuộc tổ hợp tên lửa Kedr có liên quan đến hệ thống Oreshnik và được thử nghiệm lần đầu tiên vào tháng 6/2021.
Trong đán.h giá đầu tiên về tên lửa Oreshnik ngày 22/11, Ukraine nói rằng tên lửa Oreshnik đã tấ.n côn.g thành phố Dnipro vào ngày 21/11, đạt tốc độ tối đa hơn 13.000 km/h và mất khoảng 15 phút để đến mục tiêu từ vị trí phóng.
Trước đó, đài RT dẫn lời Tổng thống Nga Vladimir Putin xác nhận trong một bài phát biểu trên truyền hình rằng, Nga đã sử dụng hệ thống tên lửa đạn đạo siêu vượt âm mới nhất có tên là Oreshnik để tấ.n côn.g cơ sở công nghiệp quốc phòng của Ukraine tại Dnipro vào sáng 21/11. Tên lửa này thuộc thế hệ vũ khí tầm trung mới của Nga, có tốc độ đạt Mach 10 (2,5-3 km mỗi giây).
Tổng thống Putin nhấn mạnh rằng không có hệ thống phòng thủ tên lửa nào hiện nay, kể cả những hệ thống mà Mỹ triển khai ở châu Âu, có thể đán.h chặn được Oreshnik. Ông nói: "Hiện nay, không có biện pháp nào để đối phó với loại vũ khí này".
Theo ông Putin, cuộc tấ.n côn.g đã phá hủy thành công một trong những khu công nghiệp thời Liên Xô lớn nhất của Ukraine chuyên sản xuất công nghệ tên lửa.
Trong bài phát biểu, ông Putin nêu bật lợi thế chiến lược của công nghệ tên lửa mới của Nga, khẳng định các hệ thống phòng thủ phương Tây, bao gồm cả những hệ thống tại căn cứ Mỹ ở châu Âu, không thể đán.h chặn được. Ông coi việc triển khai hệ thống Oreshnik là phản ứng với các hành động ngày càng leo thang của NATO, như Mỹ rút khỏi Hiệp ước Lực lượng Hạt nhân Tầm trung (INF) năm 2019. Ông Putin nói: "Những tên lửa như Oreshnik là câu trả lời của chúng tôi đối với kế hoạch triển khai tên lửa tầm trung và tầm ngắn của NATO tại châu Âu và khu vực châu Á - Thái Bình Dương".
Sau vụ Nga tấ.n côn.g thành phố Dnipro, kênh CNN đã phát hình ảnh mảnh vỡ từ tên lửa Oreshnik mà một nguồn tin an ninh Ukraine cung cấp.
Mảnh vỡ tên lửa Nga mà nguồn tin Ukraine chia sẻ với kênh CNN.
Động thái của Nga diễn ra sau khi Ukraine lần đầu tiên bắ.n tên lửa tầm xa do Mỹ cung cấp vào lãnh thổ Nga. Vụ tấ.n côn.g xảy ra đêm 19/11 theo giờ địa phương, Ukraine đã dùng 6 tên lửa được cho là loại đất đối đất tầm xa ATACMS của Mỹ tấ.n côn.g vào tỉnh Bryansk của Nga. Tổng thống Putin ngay sau đó đã thông qua học thuyết hạt nhân sửa đổi, trong đó nêu rõ Nga sẽ xem mọi cuộc tấ.n côn.g của một nước không có vũ khí hạt nhân nhưng được hỗ trợ bởi một cường quốc hạt nhân là một cuộc tấ.n côn.g chung.
So sánh sự khác biệt trong cách đặt tên các loại vũ khí giữa Nga và phương Tây Tên gọi hoa mỹ nhưng đầy nguy hiểm: Các vũ khí của Nga như "Hoa lan dạ hương", "Hoa mẫu đơn", hay thậm chí là "Nụ cười" không chỉ gợi nhắc sự thanh bình mà còn che giấu sức mạnh khủng khiếp. Truyền thống đặt tên độc đáo này của Nga đối lập hoàn toàn với phong cách đặt tên đầy uy quyền...