Lịch trình di chuyển của nữ tiếp viên Korean Air nhiễm Covid-19
Sự việc tiếp viên nhiễm Covid-19 khiến hãng hàng không Korean Air phải đóng cửa một văn phòng gần sân bay quốc tế Incheon.
Nữ tiếp viên hàng không Korean Air từng bay đến Israel trước khi dương tính với virus.
Liên quan đến vụ việc một tiếp viên của Hãng hàng không Korean Air đã cho kết quả dương tính với virus Covid-19, Yonhap cho biết phi hành đoàn hãng Korean Air đã thực hiện chuyến bay giữa Incheon và Los Angeles (Mỹ) trong ngày 19-20/2, sau đó thì nữ tiếp viên đường không được xác nhận nhiễm Covid-19.
Còn ở chuyến bay trước đó nữa, nữ tiếp viên của Korean Air đã thực hiện hành trình giữa Incheon và Tel Aviv (Israel). Có khả năng cô đã lây nhiễm virus từ một nhóm tín đồ Hàn Quốc đã hành hương đến Israel.
Hãng Korean Air – vốn chịu nhiều thiệt hại do dịch Covid-19 như trình trạng chung của toàn ngành hàng không – đã từ chối bình luận chi tiết về nữ nhân viên nhiễm bệnh, ngoài trừ thông báo sẽ đóng cửa tạm thời một văn phòng điều hành gần sân bay Incheon để tẩy trùng.
Video đang HOT
Trung tâm Kiểm soát và Phòng ngừa Dịch bệnh Hàn Quốc (KCDC) cũng chỉ thông báo ngắn gọn: “Tiếp viên hàng không của Korean Air đang được cơ quan y tế chăm sóc”.
Được biết, sân bay quốc tế Incheon là sân bay quốc tế chính của thủ đô Seoul và là sân bay lớn nhất Hàn Quốc. Đây là một trong những cảng trung chuyển hàng không lớn nhất và nhộn nhịp nhất trên thế giới, là cửa ngõ quan trọng vào Đông Á và cả châu Á.
Hiệp hội Vận tải hàng không quốc tế (IATA) đánh giá sự bùng phát của dịch COVID-19 có thể khiến các hãng hàng không toàn cầu thiệt hại 29 tỉ USD do ngành du lịch chịu tác động nặng nề. Theo IATA, giao thông hàng không toàn cầu có thể giảm 4,7% trong năm nay, đánh dấu sự sụt giảm lần đầu tiên kể từ cuộc khủng hoảng tài chính toàn cầu năm 2008.
Tổng giám đốc IATA Alexandre de Juniac đánh giá đây là thời điểm đầy thách thức đối với ngành hàng không toàn cầu và ngăn chặn dịch COVID-19 lây lan hiện là ưu tiên hàng đầu của các nước trên thế giới.
Thanh Tùng (T/h)
Theo doisongphapluat.com
Giành chỗ trên máy bay sơ tán khỏi Vũ Hán, CEO Korean Air bị chỉ trích
CEO của hãng hàng không Korean Air đã bị chỉ trích vì tranh chỗ với người bệnh trên chuyến bay sơ tán công dân Hàn Quốc khỏi tâm dịch Vũ Hán.
Chủ tịch Tập đoàn vận tải Hanjin, đồng thời là Giám đốc điều hành của hãng hàng không Korean Air Cho Won Tae đang phải đối mặt với những lời chỉ trích vì đã lên chuyến bay do chính phủ sắp xếp sơ tán công dân Hàn Quốc khỏi thành phố Vũ Hán của Trung Quốc, theo Korean Times.
Những người chỉ trích gọi quyết định lên máy bay của ông Cho là "phản ứng thái quá" để cải thiện hình ảnh của ông trước một cuộc họp cổ đông quan trọng vì rõ ràng ông không có vai trò đặc biệt nào trên chiếc máy bay thực hiện nhiệm vụ sơ tán.
Chính phủ đã gửi hai máy bay của hãng hàng không Korean Air đến Vũ Hán, một chiếc vào 30/1 và chiếc còn lại vào 31/1 đưa khoảng 700 người quốc tịch Hàn Quốc từ tâm dịch do virus corona mới gây ra trở về. Ông Cho đã lên chuyến bay đầu tiên vào ngày 30/1.
Sau khi chuyến bay thứ hai hạ cánh tại Seoul, Jeong Da Woon, một quan chức cảnh sát làm việc tại lãnh sự quán Hàn Quốc ở Vũ Hán, đã viết trên mạng xã hội rằng để có được 2 chuyến bay này, các quan chức đã gặp rất nhiều khó khăn. Tuy nhiên, ông "Cho lên máy bay với hai thư ký, giống như ông ấy không giúp ích được gì. Ông Cho thậm chí còn không xuống máy bay".
Chủ tịch Tập đoàn Hanjin Cho Won Tae nói chuyện với các phóng viên trước khi lên chuyến bay sơ tán khỏi người dân Hàn Quốc khỏi Vũ Hán tại sân bay quốc tế Incheon. Ảnh: Yonhap.
Ông Jeong cũng nói với các phương tiện truyền thông rằng không có đủ chỗ ngồi trong hạng thương gia, nơi dành riêng cho những người bị ốm, vì ông Cho và các quan chức cấp cao khác đã chiếm chỗ.
Phản hồi vấn đề này, Korean Air cho biết ông Cho đi trên chuyến bay để giúp sơ tán công dân và ông không đi cùng với các thư ký.
"Các nhân viên của Cho và Korean Air phụ trách công việc trên máy bay, trong khi các quan chức Bộ Ngoại giao xử lý việc sơ tán người", một quan chức của Korean Air cho biết. "Công ty chấp nhận hy sinh khi cho thuê toàn bộ máy bay. Ông Jeong đã đi quá xa khi nói Cho không giúp được gì".
Công ty cũng cho biết ông Cho quyết định lên máy bay để bày tỏ lòng biết ơn tới khoảng 30 thành viên tổ bay đã tình nguyện làm việc trên chuyến bay hỗ trợ sơ tán công dân trong tình huống khẩn cấp này.
Tuy nhiên, quyết định này đã vấp phải sự hoài nghi của cư dân mạng và một số người cho rằng hành động này chỉ "có lệ" nhằm cải thiện hình ảnh tiêu cực về của ông trước cuộc họp cổ đông vào tháng 3.
Theo danviet
'Công chúa hạt mắc ca' Korean Air lập liên minh nhằm lật đổ anh trai Cho Hyun Ah, cựu giám đốc điều hành của Korean Air, người vướng bê bối "hạt mắc ca" năm 2014, đã hợp tác với các cổ đông quan trọng từ công ty mẹ của hãng nhằm lật đổ anh trai. Cho Hyun Ah, quỹ KCGI, và Bando Engineering & Construction - cổ đông của công ty mẹ Hanjin KAL của Korean Air -...