Lịch sử thú vị của… kem
Ngày nay, kem có mặt ở khắp mọi nơi. Trẻ em thường chạy theo những chiếc xe bán kem vào mùa hè và háo hức nhìn chúng bày đầy khắp các kệ tại những cửa hàng tạp hóa.
Xe bán kem cách nay hàng thế kỷ.
Để trở thành món ngon hấp dẫn như ngày hôm nay, kem đã trải qua một lịch sử kéo dài trong hàng nghìn năm.
Món ngon từ nước đóng băng
Ngày nay, chúng ta thích thưởng thức món ăn đông lạnh, giải khát này và dường như người xưa cũng thế. Trang Kitchen Stories tường thuật rằng, người Trung Quốc đã thêm nước trái cây vào đá nghiền từ năm 3000 trước Công nguyên.
Trong khi đó, nước đá có hương vị làm thành món tráng miệng ra đời vào năm 2890 trước Công nguyên ở Ai Cập cổ đại. Người ta đặt các khay đất sét mỏng chứa nước trên các luống rơm, chúng sẽ đóng băng do nhiệt độ ban đêm ở vùng sa mạc rất thấp.
Vài nghìn năm sau, người Hy Lạp cổ đại đã có một chút biến tấu cho món ăn ngon này bằng cách sử dụng mật ong và rượu để tạo hương vị cho nước đá của họ. Hippocrates, thường được gọi là “cha đẻ của y học hiện đại”, thậm chí còn khuyến khích bệnh nhân của mình ăn đá, vì “nước đá giúp cung cấp nước cho cuộc sống và tăng cường sức khỏe”.
Lịch sử ban đầu của loài người có ghi nhiều giai thoại về thưởng thức món giải khát đông lạnh, băng giá. Những nhân vật lừng danh như vua Solomon và Alexander Đại đế rất thích đồ uống lạnh. Các hoàng đế La Mã như Nero, Claudius và Julius Caesar thích ăn tuyết trộn với trái cây hoặc nước trái cây.
“Trong thế giới cổ đại, các hồ không thực sự đóng băng ở Địa Trung Hải và Trung Đông, vì vậy, người ta chỉ có được băng và tuyết từ trên núi cao” – nhà sử học Sarah Wassberg Johnson nói với tạp chí Reader’s Digest – “Dựa trên chi phí, chỉ những người rất giàu sang mới có khả năng dùng đồ đông lạnh. Để có thể mang đá về nhà, họ phải mất nhiều tiền thuê nhân công leo lên những ngọn núi cao, nơi phủ đầy băng và tuyết”.
Đó là nước đá, còn kem hiện đại đã ra đời thế nào?
Sự ra đời của kem
Kem có lịch sử hàng nghìn năm.
Kem không được sáng tạo cùng một lúc. Đúng hơn, để có được như ngày hôm nay, món tráng miệng, giải khát này phải trải qua quá trình phát triển trong nhiều thế kỷ. Người cổ đại ở Trung Quốc và Ai Cập làm ra nước đá có hương vị, trong khi người Mỹ da đen giúp hiện đại hóa món tráng miệng có vị ngọt này. Còn “kem mứt” và “kem ốc quế” thì xuất hiện hoàn toàn từ sự tình cờ.
Cũng như nhiều khía cạnh của lịch sử ẩm thực, không có cách nào để biết chắc chắn ai là người đã phát minh ra kem hoặc nó có nguồn gốc từ quốc gia nào. Tuy nhiên, hầu hết các nguồn tư liệu đều ghi nhận “kem” xuất hiện sớm nhất ở Trung Quốc vào khoảng năm 200 trước Công nguyên. Người dân ở đây đã ăn kem làm từ nước đá, gạo và sữa rất sớm.
Vài trăm năm sau, các hoàng đế Trung Quốc của triều đại nhà Đường (618 CN đến 907 CN) dường như cũng thích thưởng thức một món ăn tương tự. Họ trộn sữa và một chất thơm gọi là long não, sau đó làm đông cứng nó.
Từ cơ sở này, người ta cho rằng, kem do người Trung Quốc sáng tạo trước tiên. Nhưng món kem tráng miệng này vẫn tiếp tục phát triển trong nhiều thế kỷ sau đó để hoàn thiện như ngày nay.
Video đang HOT
Vào thế kỷ 11, những người ở Ba Tư cổ đại bắt đầu thử nghiệm một món tráng miệng giống như kem có tên là “sharbat”. Họ thường tạo hương vị cho thức uống băng giá này với quả anh đào, lựu hoặc mộc qua. Theo Wassberg Johnson, “sharbat” có lẽ là tổ tiên gần nhất, ít ra là về mặt ngôn ngữ, của kem, do bắt nguồn từ “sherbet” (nước quả loãng ướp đá).
Có thể từ các cuộc Thập tự chinh hoặc thậm chí từ nhà thám hiểm Marco Polo, ý tưởng về món tráng miệng đông lạnh bắt đầu đi về phía Tây đến châu Âu. Tài liệu cho thấy, một người đàn ông ở thế kỷ 17 tên là Antonio Latini là người đầu tiên viết ra công thức chế biến sorbetto, hay sorbet (kem chanh).
Ý tưởng về kem nhanh chóng lan rộng khắp lục địa châu Âu. Nữ hoàng Ý, Catherine de Medici, đã mang nó đến Pháp, khi bà kết hôn với vua Henry II vào năm 1533. Một trong những nơi đầu tiên phục vụ kem cho công chúng ở châu Âu là Café Procope ở Pháp, bắt đầu vào cuối thế kỷ 17.
Chủ hiệu là một người Sicilia tên là Francesco Procopio dei Coltelli. Kem ở đây được làm từ sự kết hợp của sữa, kem, bơ và trứng. Tuy nhiên, nó vẫn chủ yếu là món ăn dành cho giới thượng lưu và chưa phổ biến trong mọi tầng lớp.
Chẳng bao lâu, kem đã lan rộng khắp Đại Tây Dương. Đề cập đến kem đầu tiên ở Mỹ xuất hiện vào năm 1744, khi một người Scotland đến thăm nhà của Thống đốc bang Maryland, Thomas Bladen và viết về món kem dâu tây ngon tuyệt mà ông ta được chiêu đãi. Quảng cáo đầu tiên về kem ở Mỹ xuất hiện vào năm 1777 trên tờ New York Gazette, trong đó Philip Lenzi nói rằng kem “luôn có sẵn” tại cửa hàng của ông.
George Washington được cho là đã chi 200 đô la cho món kem vào năm 1790, còn Thomas Jefferson đã dựng những “ngôi nhà băng” để lưu trữ món tráng miệng yêu thích của mình.
Người ta còn đồn rằng, vua Charles I của Anh từng đề nghị trả cho đầu bếp của mình 500 bảng Anh/năm, số tiền khá lớn vào thời đó, để giữ bí mật về công thức làm kem với mọi người. Tuy nhiên, chính những người Mỹ da đen mới thực sự giúp kem phát triển.
Theo nhiều nguồn tài liệu, người đầu bếp nô lệ da đen của Jefferson, James Hemings đã giúp hoàn thiện món kem vani sau thời gian làm việc với ông ở Pháp. Sau đó, một người da đen tự do từng làm đầu bếp ở Nhà Trắng, Augustus Jackson, sống ở Philadelphia, trong khi điều hành công việc kinh doanh ăn uống của mình đã bắt đầu thử nghiệm công thức chế biến hương vị kem.
Các nhà sử học cho rằng, mặc dù không phải là người phát minh ra kem nhưng ông ta được cho là đã sáng tạo phương pháp sản xuất kem hiện đại (thêm muối vào đá để hạ và kiểm soát nhiệt độ). Họ cho rằng, ông xứng đáng được tôn vinh là “Cha đẻ của kem”.
Kem là món ưa thích của trẻ em và cả người lớn.
Nguồn gốc kem hiện đại
Theo Hiệp hội Thực phẩm Sữa quốc tế, kem trở nên phổ biến rộng rãi vào thế kỷ 19 và tiếp tục phát triển mạnh mẽ với việc sáng tạo “kem ốc quế” và “kem mứt” hay “bánh su kem”.
Theo tờ The Culture Trip, bánh su kem có thể có nguồn gốc từ một trong ba nơi: Evanston (Illinois), Ithaca (New York), hoặc Two Rivers (Wisconsin).
Ở Evanston năm 1890, một quầy hàng giải khát ở địa phương đã được hình thành sau khi thị trấn thông qua luật cấm bán nước ngọt vào Chủ nhật. Thay vì phục vụ sô-cô-la có kem, quầy bắt đầu phục vụ kem với xi-rô soda và gọi món này là “sundae” (kem mứt).
Hai năm sau, ở Ithaca, một chủ tiệm thuốc tây đã nghĩ ra một món kem bao gồm xi-rô anh đào và kẹo anh đào để làm cho bạn mình, một người được kính trọng trong thị trấn, thưởng thức. Vì ý tưởng được nảy ra vào một ngày Chủ nhật, nên hai người đàn ông đã đặt tên món ăn ngon này là “Chủ nhật anh đào” (Cherry Sunday).
Nhưng người dân Two Rivers tuyên bố chính địa phương của họ đã cho ra đời món bánh su kem gần một thập niên trước đó. Họ nhấn mạnh, chủ sở hữu của một quầy giải khát và tiệm kem đã cho xi-rô sô-cô-la – thường được dùng cho nước ngọt – vào kem từ năm 1882, sau khi có yêu cầu từ một khách hàng.
Tương tự như vậy, việc phát minh ra kem ốc quế cũng bị tranh chấp. Ample Hills, một cửa hàng kem có trụ sở tại Brooklyn, tuyên bố, một người Syria nhập cư tên là Ernest Hamwi được cho là đã sáng tạo kem ốc quế.
Tại Hội chợ Thế giới năm 1904, ông đang làm một món tráng miệng bằng bánh quế, có tên là zalabia thì nảy ra một ý tưởng và đã gợi ý cho một người bán kem gần đó cùng hợp tác để làm ra món mới.
Tuy nhiên, một người nhập cư Ý và nhà sản xuất kem tên là Italo Marchiony đã nộp bằng sáng chế cho “thiết bị đúc để tạo thành cốc kem và những thứ tương tự”, mà ông được cấp vào năm 1903 để chứng minh sự sáng tạo của mình.
Nhưng sáng chế của ông không có kem hình nón và thậm chí có móc quai nhỏ xíu và đó là lý do vì sao hầu hết mọi người cho rằng Hamwi mới là nhà phát minh thực sự của kem ốc quế.
Lịch sử của kem quả là một quá trình phong phú. Món ăn đông lạnh ngon tuyệt này đã được phát triển, bằng cách này hay cách khác, trong hàng nghìn năm. Và nó chắc chắn vẫn đang được hoàn thiện.
Ngày nay, những người yêu thích kem có thể mua kem “cuộn”, kem làm từ các chất thay thế từ sữa, và thậm chí là kem đông lạnh bằng nitơ lỏng ở khắp mọi nơi.
Theo Allthatsinteresting
Loạt ảnh khó quên về cuộc sống ở Hàn Quốc năm 1980
Chuyến tàu ở Seoul, chợ Seongdong ở Gyeongju, thành cổ Hwaseong ở Suwon... là loạt ảnh thú vị về Hàn Quốc năm 1980 do một du khách phương Tây ghi lại.
Làng Singok-ri, thành phố Gimpo nhìn từ máy khi khi sắp hạ cánh xuống sân bay quốc tế Seoul-Gimpo, Hàn Quốc năm 1980. Ảnh: Leroy W. Demery, Jr Flickr.
Bên ngoài nhà ga Seoul ở thủ đô Seoul.
Cổng Nam Đại Môn, một công trình biểu tượng của thành phố Seoul.
Trên sân ga Seongbuk ở Seoul năm 1980.
Trong khoang tàu của chuyến tàu xuất phát từ ga Seongbuk.
Bên ngoài tòa nhà Seoul Plaza, công trình nằm trước Tòa thị chính Seoul.
Tòa nhà chính phủ, được xây từ năm 1905-1910, giai đoạn Nhật Bản chiếm đóng. Công trình đã bị phá dỡ vào năm 1995-1996.
Chợ Seongdong ở thành phố Gyeongju năm 1980.
Ngôi làng ở ngoại vi Gyeongju.
Một góc thành phố Busan năm 1980.
Thành phố Deagu năm 1980.
Cổng Hwahongmun ở thành cổ Hwaseong, thành phố Suwon.
Một ngôi làng nằm giữa Suwon và Seoul.
Sắp đến mùa hồng chín ở Đà Lạt, lưu ngay trọn bộ cẩm nang này để đi 'săn' những bộ ảnh thật đẹp Đến Đà Lạt mùa này thì đi đâu cũng thấy những quả hồng bắt đầu chín rộ. Nhưng để tìm 1 nơi vừa chụp được ảnh đẹp, vừa có thể hái hồng và thưởng thức tại vườn thì phải ghé ngay những địa chỉ này. Đà Lạt đang bước vào những ngày mùa thu đẹp nhất. Nếu đến Đà Lạt vào mùa này,...