Lịch sử Syria qua những cuộc chiến tranh
Từ khi mới ra đời, đất nước Syria đã chìm trong bom đạn với những cuộc chiến tranh giành độc lập, nội chiến và đảo chính liên tiếp. Sau cáo buộc tấn công bằng vũ khí hóa học, nước này đang một lần nữa đứng bên bờ vực chiến tranh.
Năm 1400, Timur Lenk hoàng đế của đế quốc Timurid xâm lược Syria, cướp phá Alleppo, chiếm Damascus và thảm sát dân chúng. Sau đó, Syria bị hấp thu vào trong Đế chế Ottoman từ thế kỷ 16 tới thế kỷ 20. Thỏa thuận Sykes – Picot giữa Anh và Pháp vào năm 1916 quyết định số phận của khu vực Tây Nam Á trong thời gian tiếp theo. Vùng phía bắc (A Zone) gồm Syria và Lebanon sau này, được trao cho Pháp, vùng phía nam (B Zone) gồm Jordan và Iraq sau này, được trao cho Anh. Hai lãnh thổ được chia cắt bởi một dải biên giới hẹp từ Jordan tới Iran. Ảnh: Wikipedia
Năm 1920, Vương quốc Arab Syria độc lập ra đời dưới sự cai trị của Faisal I (thuộc gia đình Hashemite). Tuy nhiên, quyền cai trị của Faisal I nhanh chóng chấm dứt chỉ sau vài tháng. Lực lượng Arab Syria của ông đã thua quân đội Pháp trong trận đánh Maysalun. Cuối năm 1920, quân đội Pháp chiếm Syria sau hội nghị San Remo, đặt Syria dưới sự cai trị của Pháp. Ảnh: Policymic
Năm 1925, Sultan Pasha al-Atrash lãnh đạo cuộc khởi nghĩa chống Pháp bùng phát từ vùng núi Druze và nhanh chóng lan ra khắp Syria. Al-Atrash giành được một số thắng lợi lớn ở thời điểm đầu của cuộc khởi nghĩa. Tuy nhiên, với lực lượng hùng hậu cùng trang bị hiện đại, quân đội Pháp chiếm lại nhiều thành phố và chấm dứt cuộc chiến này vào năm 1927. Ảnh: Policymic
Năm 1940, Syria nằm dưới sự kiểm soát của Đức sau khi Pháp thất bại trong Thế chiến II. Syria một lần nữa tuyên bố độc lập năm 1941 nhưng mãi tới đầu năm 1944 họ mới được công nhận là một nước cộng hoà độc lập. Áp lực từ phong trào chủ nghĩa dân tộc của Syria và Anh buộc người Pháp phải rút quân hoàn toàn tháng 4 năm 1946, trao lại nước này vào tay chính phủ cộng hoà được thành lập trong thời kỳ Pháp cai trị. Năm 1947, Đảng Khôi phục Xã hội chủ nghĩa Arab (đảng Baath) ra đời và lên chiếm quyền ở Syria. Ảnh: Policymic
Video đang HOT
Năm 1948, Syria tham gia vào Chiến tranh Arab – Israel, liên kết cùng các quốc gia Arab trong khu vực tìm cách ngăn chặn sự thành lập nhà nước Israel nhưng thất bại. Thất bại này là một trong những yếu tố dẫn đến việc thiếu tá Husni al-Za’im lên nắm quyền năm 1949 và được coi là cuộc đảo chính quân sự đầu tiên của thế giới Arab từ sau Thế chiến II. Ảnh: BBC
Tháng 2/1958, Syria và Ai Cập tham gia Liên minh Arab cộng hòa (UAR) nhưng liên minh này nhanh chóng sụp đổ sau đó. Sau cuộc đảo chính quân sự tháng 9/1961, Syria tự tái lập thành nhà nước Cộng hòa Arab Syria. Sự bất ổn tiếp tục diễn ra trong 18 tháng sau đó, với nhiều cuộc đảo chính với đỉnh điểm vào ngày 8 tháng 3 năm 1963, với sự thành lập Bộ chỉ huy Cách mạng Hội đồng Quốc gia của những sĩ quan quân đội Syria theo cánh tả (NCRC), một nhóm các quan chức quân sự và dân sự nắm mọi quyền hành pháp và lập pháp. Ảnh: Corbis
Tháng 5/1964, Tổng thống Amin Hafiz thuộc NCRC ban hành một hiến pháp lâm thời tạo lập một Hội đồng Cách mạng Quốc gia (NCR), một cơ quan lập pháp theo chỉ định gồm các đại biểu đại diện cho các tổ chức lớn, công nhân, nông dân, và các liên đoàn chuyên nghiệp với quyền hành pháp, và một nội các. Ngày 23/2/1966, một nhóm sĩ quan quân đội tiến hành cuộc đảo chính nội bộ thành công, bỏ tù Tổng thống Hafiz, giải tán nội các và NCR, bãi bỏ hiến pháp lâm thời, và tạo lập một chính phủ Baath địa phương và dân sự. Ảnh: AP
Năm 1967, trong chiến tranh Arab – Israel, Syria để mất khu vực cao nguyên Golan vào tay lực lượng Israel. Các thành viên đảng Baath bắt đầu bị chia rẽ giữa quyết định tiếp tục xung đột với Israel và thắt chặt quan hệ với Xô viết. Sự chia rẽ này dẫn đến cuộc đảo chính quân sự dưới sự lãnh đạo của Hafez al-Assad, người chọn liên minh với các quốc gia Arab khác chống lại Israel. Hafez được chọn làm tổng thống Syria nhiệm kỳ 7 năm vào năm 1971. Ảnh: Policymic
Trong những năm 80 của thế kỷ 20, quá trình phát triển của Syria có mối liên hệ với Liên Xô. Cùng với sự tan rã của Liên minh Xô Viết trong năm 1991, Syria cũng tiến hành cải cách đất nước. Khi chiến tranh Vùng Vịnh năm 1991 nổ ra, Syria là nước đầu tiên lên án hành động xâm lược Kuwait của Iraq và gửi 20.000 binh sĩ tham gia liên minh trừng phạt Iraq. Liên minh giải phóng Kuwait bao gồm 30 quốc gia tham chiến do Mỹ lãnh đạo và được Liên Hợp Quốc phê duyệt. Ảnh: Wikipedia
Bashar al-Assad (đứng, thứ 2 từ trái sang) thời trẻ luôn mơ ước trở trở thành một bác sĩ. Ông có thể nói thành thạo cả tiếng Anh và tiếng Pháp và công tác tại một bệnh viện ở London. Cha ông luôn hy vọng người anh trai Bassel al-Assad trở thành vị Tổng thống kế nhiệm nhưng không may Bassel đã chết trong một tai nạn xe hơi năm 1994, sự nghiệp chính trị của Bashar al-Assad bắt đầu từ đó. Ảnh: Wikipedia
Nguyễn Tâm
Theo VNE
Những "lá chắn sống" chống Mỹ ở Syria
Rất nhiều nhà hoạt động Syria và quốc tế đang quyết tâm dùng thân mình ngăn chặn cuộc tấn công của Mỹ vào quốc gia Trung Đông này.
Một nhóm các nhà hoạt động quốc tế, trong đó có cả người Anh và người Mỹ, đã phát động phong trào "Lá chắn sống quốc tế" để tụ tập bên ngoài các mục tiêu quân sự ở Syria nhằm tìm cách ngăn chặn cuộc tấn công của Mỹ vào nước này.
Ông Franklin Lamb, người vừa được đề cử làm cố vấn pháp luật cho nhóm này cho biết ông đã rất xúc động khi được tham gia vào nhóm các nhà hoạt động đến từ Canada, Pháp, Ý, Mỹ và Anh này.
Các nhà hoạt động quốc tế sẵn sàng đến Syria làm "lá chắn sống"
Hiện chính phủ Syria vẫn chưa cho biết họ sẽ cho phép nhóm hoạt động này nhập cảnh hay không, tuy nhiên lời kêu gọi của nhóm này đã được hàng trăm người yêu chuộng hòa bình hưởng ứng, giống như những gì đã xảy ra ở Iraq trước cuộc xâm lược của Mỹ năm 2003.
Hồi đó, các nhà hoạt động đã lái những chiếc xe bus hai tầng từ London, Anh xuyên qua các quốc gia châu Âu để đón những người cùng chí hướng và đoàn 500 người này đã tới Baghdad để bảo vệ các cơ sở hạ tầng, bệnh viện, trường học và các mục tiêu quân sự ở đây. Tuy nhiên trước khi Baghdad bị ném bom, hầu hết những người này đã bị ép phải rời khỏi Iraq.
Ông Ken O'Keefe, người lãnh đạo nhóm Lá chắn sống này bày tỏ: "Tôi có cảm giác rằng nếu chính phủ Syria cho phép chúng tôi nhập cảnh, sẽ có rất nhiều tình nguyện viên đến đây. Chính sách của Anh và Mỹ rất vô lý."
Anh Andrew, một nhà hoạt động người Canada cho biết anh đã liên hệ với nhóm này để đăng ký làm lá chắn sống, đồng thời sẵn sàng bay đến Damascus và chết ở đó vì lý tưởng này. Anh nói: "Tôi không muốn thấy Syria biến thành một Libya khác. Ước gì tôi có thể quét sạch được xe tăng Mỹ. Dân chủ đang là thứ hàng xuất khẩu chết người của nước Mỹ, họ sử dụng nó như một cái cớ để hủy diệt các quốc gia khác."
Ý tưởng về "lá chắn sống" cũng được nhiều người dân ở thủ đô Syria thực hiện. Một nhóm người tự xưng là "Hãy bước qua xác chúng tôi" cũng đã tổ chức một cuộc biểu tình ngồi ở Qassioun, nơi có một căn cứ quân sự lớn và trụ sở đài truyền hình quốc gia.
Ông Ozgret Dandashi, người lãnh đạo nhóm này cho biết: "Chúng tôi nghĩ mục tiêu tấn công đầu tiên của Mỹ có thể là đài truyền hình quốc gia. Ngay cả khi người Mỹ tấn công chúng tôi vẫn sẽ ở đây."
Những "lá chắn sống" sẵn sàng chết vì Syria
Cuộc biểu tình phản đối chiến tranh này đã thu hút rất nhiều diễn viên và ngôi sao thể thao của Syria tham gia, trong đó có ngôi sao bóng rổ Omar al-Hassano. Nhiều người biểu tình còn mang theo cả trẻ em. Họ vẽ quốc kỳ Syria trên má, giương cao biểu ngữ ủng hộ ông Assad và hát những bài ca yêu nước.
Hoa hậu Dandashi nói rằng cô và các nhà tổ chức phong trào này đang kêu gọi chính phủ Syria cho phép các nhà hoạt động nước ngoài được nhập cảnh và tham gia đấu tranh cùng với họ.
Trong những tuần gần đây, chính phủ Syria cũng đã phát động chiến dịch tuyên truyền của mình với các biểu ngữ được treo khắp nơi ở thủ đô Damascus cảnh báo dân thường sơ tán khỏi các địa điểm gần các cơ quan chính phủ.
Các bài báo dài trên các tờ báo địa phương cảnh báo người dân Syria đề phòng "gián điệp Mỹ" trà trộn và tuyên bố tin tức gần đây về hiện tượng đào ngũ khỏi quân đội chỉ là thủ đoạn "chiến tranh tâm lý" của Mỹ.
Theo khampha
Mỹ: Lãnh đạo Quốc hội ủng hộ tấn công Syria Ủy ban Đối ngoại Thượng viện Mỹ ngày hôm qua (4/9) đã bỏ phiếu ủng hộ Tổng thống Barack Obama sử dụng quân sự để chống lại chính quyền Syria. Trong cuộc họp của Ủy ban Đối ngoại Thượng viện Mỹ về vấn đề Syria, 7/10 thành viên đã đồng ý cho phép ông Obama ra lệnh một cuộc tấn công quân sự...