Lịch sử Rolex – biểu tượng tự hào của ngành đồng hồ Thụy Sĩ
Rolex – thương hiệu đồng hồ đeo tay đến từ Thụy Sĩ – từng được tạp chí Forbes xếp hạng là một trong những thương hiệu có giá trị nhất vào năm 2016.
Dù không phải là hãng tiên phong làm ra đồng hồ đeo tay nhưng hiếm có thương hiệu đồng hồ nào có khí chất riêng như Rolex. Trải qua 100 năm phát triển, Rolex ngay nay vẫn là một tượng đài và luôn khiến giới mộ điệu phải trầm trồ, khát khao sở hữu.
Đồng hồ Rolex gắn liền với sự sang trọng và chất lượng tuyệt hảo, luôn là sự lựa chọn đúng đắn cho những người mê đồng hồ. Thương hiệu Rolex còn có một người “em trai” là Tudor, đây là thương hiệu với những sản phẩm có giá phải chăng hơn nhưng vẫn có tiêu chuẩn chất lượng vượt trội.
Lịch sử thương hiệu Rolex – Những buổi ban đầu
Hans Wilsdorf – Người sáng lập thương hiệu Rolex
Rolex được thành lập vào năm 1905 bởi Hans Wilsdorf và Alfred Davis. Ban đầu, công ty có tên Wilsdorf & Davis nhưng đến năm 1908 đã được đổi thành Rolex.
Vào thời điểm đó, mọi người vẫn có thành kiến về những chiếc đồng hồ đeo tay, cho rằng những mẫu đồng hồ nhỏ bé này không đủ chính xác. Để khẳng định chất lượng của mình, Rolex đã gửi cỗ máy đồng hồ của họ tới trường Kỹ nghệ đồng hồ ở Bienne năm 1910.
Chiếc đồng hồ cổ với ký hiệu W&D (Wilsdorf & Davis)
Đồng hồ Rolex chính hãng đã trở thành chiếc đồng hồ chronometer đầu tiên trên thế giới. Họ đã vượt qua thử thách đầu tiên về độ chính xác của đồng hồ. Hai thử thách tiếp theo là làm cho chiếc đồng hồ có khả năng chống nước và có thể lên dây cót tự động.
Nhờ chứng minh được độ chính xác của đồng hồ đeo tay, họ đã nhận được chứng chỉ “Class A Certificate of Precision” của Kew Observatory tại Anh, đây cũng là chứng chỉ đầu tiên dành cho một chiếc đồng hồ đeo tay.
Kew Observatory
Thiết lập tiêu chuẩn
Thử nghiệm kéo dài 45 ngày ở 5 vị trí và 3 mức nhiệt độ khác nhau. Trước Rolex, những chứng chỉ này chỉ được trao cho các dụng cụ đo thời gian hàng hải.
Nhận ra tầm quan trọng của chứng chỉ này, Wilsdorf đã thông báo rằng tất cả đồng hồ Rolex đều sẽ trải qua các thử nghiệm tương tự và sẽ không có bất cứ mẫu đồng hồ Rolex nào được bán ra mà không có “Official Timing Certificate”. Thương hiệu này đã tạo nên các tiêu chuẩn thời gian cho phần còn lại của ngành công nghiệp đồng hồ.
Với nguồn cung cấp máy đồng hồ ổn định từ Aegler, Rolex đã có sự phát triển mạnh mẽ. Chiến tranh thế giới lần thứ nhất cũng đã thúc đẩy nhu cầu về đồng hồ đeo tay, nhưng cũng làm cho giao thương Anh-Đức bị ảnh hưởng. Vì lý do đó, Wilsdorf và Davis đã quyết định chuyển bộ phận sản xuất tới Bienne.
Năm 1919, Rolex mua phần lớn cổ phần của Aegler và đổi tên công ty thành Aegler S.A. Rolex. Ngay sau đó, Wilsdorf đã mua lại cổ phần của Davis trong công ty và chuyển trụ sở đến Geneva. Lúc này, nhà máy tại Biel có nhiệm vụ sản xuất máy đồng hồ còn nhà máy ở Geneva có nhiệm vụ sản xuất vỏ đồng hồ.
Bộ vỏ chống nước Oyster
Vào ngày 2/5/1925, Rolex đã đăng ký biểu tượng vương miện nổi tiếng tại Geneva, Thụy Sĩ. Sau một chiến dịch quảng cáo rầm rộ vào năm 1926, cái tên Rolex đã đồng nghĩa với chất lượng và sự khác biệt.
Bộ vỏ Oyster của Rolex
Cũng trong năm 1925, Rolex đã khắc phục những điểm yếu trên vỏ đồng hồ, hệ thống lên dây giúp tăng khả năng chống nước và bụi cho đồng hồ. Wilsdorf đã mua lại bản quyền của Paul Perregaux và Georges Peret về hệ thống lên dây mới và cho ra mắt bộ vỏ đồng hồ chống nước đầu tiên trên thế giới.
Thuật ngữ Oyster (con hàu) đến với Wilsdorf trong khi ông đang cố mở một con hàu ra trong một bữa tiệc. Ngày nay, để có thể mở được bộ vỏ của Rolex, cần đòi hỏi đến những công cụ đặc biệt, tương tự với việc mở một con hàu ở một nhà hàng.
Núm chỉnh giờ kín, kết hợp với mặt kính sapphire cũng được giới thiệu ại thời điểm đó, cùng với vành bezel khía và thiết kế mặt đáy của Aaron Dennison, Wilsdorf giờ đây đã có thể hoàn thiện được thiết kế của đồng hồ Rolex
Mercedes Gleitze
Wilsdorf đã thể hiện khả năng marketing tuyệt vời của mình bằng cách tung một chiến dịch quảng cáo khổng lồ khác để đưa đồng hồ chống nước Oyster đến với thế giới. Không giống như các loạt đồng hồ khác vào thời điểm đó, đồng hồ Oyster được thiết kế để chịu được các yếu tố tác động xảy ra hàng ngày.
Quảng cáo Rolex trên tờ Daily Mail
Vào tháng 10/1927, Wilsdorf triển khai chiến dịch quảng cáo với Mercedes Gleitze, người phụ nữ đầu tiên bơi qua eo biển Manche. Gleitze là người đầu tiên đã thực hiện một chiến tích vĩ đại như vậy trong khi đeo một chiếc đồng hồ Rolex.
Bộ máy Perpetual
Wilsdorf nhanh chóng nhận ra rằng, những người đeo đồng hồ thường quên không lên dây cót, hoặc để núm chỉnh giờ của đồng hồ bị mở, dính bụi và nước. Chính vì vậy, thách thức kỹ thuật tiếp theo của Wilsdorf là làm thế nào để tìm ra phương pháp lên dây tự động.
Năm 1931, ông đã thiết kế cơ chế lên dây tự động theo cả hai hướng và do đó chiếc đồng hồ có thể chuyển động một cách vĩnh cửu (perpetual).
Cơ chế Ngày tự động “Just In Time”
Năm 1945, Rolex giới thiệu cửa sổ hiển thị ngày để đánh dấu sinh nhật thứ 40 của công ty. Bộ máy Caliber 740 là dòng đồng hồ đeo tay tự động sở hữu cơ chế hiển thị ngày đầu tiên trên thế giới.
Rolex Datejust 1945
Đồng hồ này được gọi là Datejust, trong đó Date là Ngày (hiển nhiên), nhưng “Just” là viết tắt của “just in time”, rất chính xác kể cả vào nửa đêm không hề chậm trễ. Cửa sổ ngày được đặt ở góc 3 giờ vì hầu hết người mặc đều đeo đồng hồ trên tay trái và cửa sổ ngày có thể dễ dàng được nhìn thấy dưới ống tay áo.
Sự phát triển
Những năm 1950 là một thập kỷ tăng trưởng mạnh mẽ và đầy thành tựu của Rolex. Vào ngày 29/5/1953, Rolex Explorer đã đạt tới độ cao 29.035 ft trên mực nước biển khi được đeo trên cổ tay của Sir Edmund Hillary và Tenzing Norgay.
Rolex Explorer 1953
Trong cùng năm đó, họ đã gắn một chiếc Deep Sea Special bên ngoài tàu lặn của Auguste Piccard, đạt độ sâu 10.335 ft. Điều này chứng minh được rằng đồng hồ hoàn toàn có thể chịu được áp suất như tàu ngầm.
Những đổi mới sau đó
Cũng vào năm 1953, Rolex giới thiệu đến triển lãm đồng hồ Basel chiếc Turn-O-Graph, người tiền nhiệm của Submariner. Sau năm 1954, Rolex đã cho ra mắt chiếc Submariner có khả năng chịu nước tới 100 mét cũng như dòng đồng hồ Milgauss và GMT Master, và cuối cùng là chiếc Oyster Perpetual Day-Date, dòng đồng hồ duy nhất hiển thị cả lịch ngày và thứ.
Rolex Submariner
Cũng trong đầu những năm 1950, Rolex kết hợp kính phóng đại Cyclops ngay trên mặt kính sapphire tại cửa sổ hiển thị ngày. Thiết kế này được lấy cảm hứng từ việc người vợ thứ hai của Wilsdorf bị cận thị, và không thể đọc được ngày.
Từ thép 316L đến thép 904L
Rolex đã sử dụng thép 316L cho bộ vỏ và dây đồng hồ cho đến giữa năm 2000. Kể từ đó, họ sử dụng chất liệu thép 904L độc quyền. Phiên bản Rolex thép không gỉ hiện đại được giới thiệu vào cuối năm 2011 cũng sử dụng 904L cho dây đồng hồ, bộ vỏ, khoá cài và mặt sau. Ngoài ra, Rolex cũng tung ra Yacht Master II.
Các mốc thời gian quan trọng của Rolex
- 1905 Thành lập “Wilsdorf & Davis.”
- 1908 Hans Wilsdorf đăng ký thương hiệu Rolex đặt tại La Chaux-de Fonds, sau đó chuyển đến Bienne.
- 1910 Rolex có được giấy chứng nhận chính thức Swiss Chronometer đầu tiên
- 1914 Rolex được chứng nhận loại “A”, Kew Observatory bằng tiếng Anh là chiếc đồng hồ đeo tay đầu tiên vượt trội hơn chiếc đồng hồ bỏ túi.
- 1926 Rolex cấp bằng sáng chế núm chỉnh đồng hồ, và tạo ra bộ vỏ Oyster và vành Bezel
- 1927 Mercedes Gleitze bơi ngang qua Kênh English Channel và mang một chiếc Oyster Rolex.
- 1928 Rolex nhận được Chứng nhận hạng nhất từ Đài quan sát Thiên văn Geneva
- 1939 Rolex giới thiệu chiếc chronograph với chức năng bấm thời gian 30 phút và 12 giờ.
- 1945 Rolex giới thiệu DateJust, đồng hồ đeo tay tay tự động chronometer đầu tiên.
- 1947 Rolex giới thiệu chiếc Chronograph chống nước với bộ lịch Thứ, Ngày, Tháng.
- 1947 Chuck Yeager phá vỡ “Sound Barrier” với chiếc Rolex Oyster trên tay.
- 1950 Rolex giới thiệu Turn-O-Graph, chiếc đồng hồ Rolex đầu tiên có vành Bezel xoay và tiền thân của Submariner.
- 1953 Rolex giới thiệu mẫu Submariner, chiếc đồng hồ đeo tay tự động đầu tiên của thợ lặn chống nước tới 100 mét.
- 1953 Vào ngày 29/5, đồng hồ Rolex đã đạt độ cao 29.035 ft trên mực nước biển.
- 1954 Rolex giới thiệu Submariner Ref. 6200, chịu nước đến 200 mét.
- 1954 Rolex giới thiệu chiếc GMT-Master, với kim 24 giờ cho phi công máy bay.
- 1956 Rolex giới thiệu Day Date, đồng hồ đeo tay đầu tiên để hiển thị cả thứ và ngày.
- 1959 Rolex giới thiệu Submariner Ref 5512 chống nước tới 200 mét.
- 1960 Rolex đặt một Deep Sea vào tàu lặn Trieste xuống đáy vực Mariana, là chiếc đồng hồ đầu tiên đạt đến độ sâu như vậy.
- 1960 Hans Wilsdorf qua đời vào ngày 6/7
- 1963 Rolex ra mắt dòng đồng hồ Oyster Cosmograph đầu tiên ref 6239.
- 1963 Andre J. Heiniger lãnh đạo Rolex đến năm 1992, cho tới khi con trai ông Patrick tiếp quản.
- 1964 Rolex đã cấp bằng sáng chế cho nút nhấm chỉnh thời gian cho thiết bị chronograph.
- 1967 Rolex, kết hợp với Comex, một công ty lặn của Pháp, ra đời Sea Dweller đảm bảo chống nước với độ sâu 610 mét.
- 1967 Pete Knight phá vỡ Mach 6.72 (4.534 MPH) trong một chiếc máy bay X-15 mặc chiếc máy chủ GMT-Master, một kỷ lục mà vẫn còn giữ đến ngày nay.
- 1969 Rolex phát hành Submariner với ngày và khả năng chịu nước đến 200 mét.
- 1970 Rolex bắt đầu sử dụng tinh thể sapphire tổng hợp với sự ra đời của Oysterquartz vàng beta 5100. Rolex bắt đầu tung ra tinh thể sapphire trong suốt 70 và 80 của. Đến năm 1989, chúng được áp dụng với tất cả đồng hồ Rolex và tinh thể sapphire.
- 1971 Rolex phát hành ref1655, lần đầu tiên Explorer II với vành thép không gỉ và kim 24 giờ màu cam nổi tiếng .
- 1982 Rolex thiết kế lại các GMT Master II và cho phép thời gian trong ba múi giờ khác nhau chứ không phải hai bằng sự xuất hiện của một kim 12 giờ.
1984 Rolex cải tiến Explorer II thành ref.16550 để giống với các phiên bản bán hàng thành công khác, Submariner và GMT II.
- 1985 Rolex đạt con số 4 triệu cỗ máy chính thức được trao danh hiệu “Chronometer”.
- 1988 Rolex thiết kế lại và ra mắt Oyster Perpetual Cosmograph Chronometer mới “Daytona”.
- 1988 Rolex mua nhà cung cấp dây đồng hồ của Gay Frères.
- 1992 Patrick Heiniger đảm nhận vai trò lãnh đạo Rolex của cha ông cho đến ngày 17 tháng 12 năm 2008.
- 2000 Rolex cho ra đời Perpetual Chronometer Cosmograph “Daytona” với cỗ máy được sản xuất in-house
- 2005 Ra mắt GMT-Master II, với cỗ máy 3186, dây tóc Paracrom, và vành bezel gốm.
- 2007 Rolex tái sản xuất Milgauss, dòng đồng hồ mới được thiết kế lại từ một thiết kế cổ điển có khả năng chống lại từ trường lên đến 1000 gauss
- 2008 Rolex giới thiệu dòng Deep Sea mới Sea Dweller có khả năng chịu nước đến 3.900 mét.
- 2011 Rolex xuất hiện CEO mới, Gian Riccardo Marini, trước đây là giám đốc của Rolex Italy SpA.
- 2012 vào ngày 26/3, Rolex quay trở lại vực Mariana với một chiếc DeepSea Challenge gắn bên ngoài tàu của James Cameron.
Các bộ sưu tập của Rolex
Day-Date
Rolex Day-date
Dòng đồng hồ Day-Date ra đời vào năm 1956, chỉ sử dụng những kim loại quý hiếm như vàng hay platinum. Cùng với bộ dây kim loại President được thiết kế riêng cho dòng đồng hồ này, Day-Date vẫn luôn là sự lựa chọn hoàn hảo dành cho những người có địa vị.
Sky-Dweller
Dòng đồng hồ Sky-Dweller được ra mắt vào năm 2012, nhằm phục vụ những người thường xuyên phải di chuyển giữa các múi giờ.
Rolex Sky-Dweller
Datejust
Rolex Datejust
Dòng đồng hồ Datejust ra đời vào năm 1945, là một trong những dòng đồng hồ lâu đời nhất của Rolex vẫn còn tiếp tục sản xuất
Oyster Perpetual
Cosmograph Daytona
Bộ sưu tập Cosmograph Daytona ra đời vào năm 1963 nhằm phục vụ nhu cầu về những chiếc đồng hồ Chronograph trong bộ môn đua xe. Đồng hồ có vòng Tachymeter giúp đo tốc độ của phương tiện đang di chuyển.
Rolex Cosmograph Daytona
Sea-Dweller
Sea-Dweller là những chiếc đồng hồ lặn có khả năng chống nước rất cao, là thành quả của nhiều năm hợp tác với những người thợ lặn chuyên nghiệp
Submariner
Mạnh mẽ và có thiết kế hợp thời trang, Submariner đã nhanh chóng trở thành biểu tượng kể từ khi được ra mắt. Với bộ vỏ chống nước Oyster, mặt số đặc biệt với mốc giờ lớn để có thể sử dụng nhiều chất phát quang, Rolex Submariner sinh ra để phục vụ những người đam mê bộ môn lặn.
Rolex Submariner
GMT-Master II
Với kim phụ 24 giờ và vành bezel đặc biệt, chiếc GMT-Master II cho phép người dùng biết được thời gian ở cả 2 múi giờ
Yatch-Master
Đồng hồ Yatch-Master mang theo tinh thần của những người thủy thủ, nói lên sự gắn bó của Rolex với bộ môn đua thuyền từ những năm 1950.
Explorer
Dòng đồng hồ Explorer luôn gắn bó với những nhà thám hiểm, đồng hành cùng họ tới những nơi hoang vu nhất của Trái Đất.
Mil-Gauss
Với khả năng chống từ cao, đồng hồ Mil-Gauss được sinh ra để phục vụ những nhà khoa học luôn phải làm việc trong môi trường từ tính.
Cellini
Đồng hồ Rolex Cellini Date
Bộ sưu tập Cellini mặc dù mới được ra mắt vào năm 2014 nhưng thực chất đã có nguồn gốc từ những năm 1920. Đây là dòng dresswatch chuyên dùng để đeo trong những bữa tiệc sang trọng, phối hợp với những bộ tuxedo lịch lãm.
Theo người thành công, watchbook
Lịch sử Tissot - 150 năm gây dựng đế chế đồng hồ đẳng cấp thế giới
Nhắc đến những thương hiệu đồng hồ Thuỵ Sĩ Tissot là cái tên không thể bỏ qua.
Ra đời cách đây hơn 150 năm, Tissot đã trải qua những dấu mốc đầy tự hào, đặc biệt là những dự án makerting đầy sáng tạo. Và có lẽ nét đặc trưng nhất của Tissot khiến nhiều tín đồ yêu đồng hồ "đổ gục" đó chính là sự thanh lịch, tinh tế và cổ điển.
Theo người nổi tiếng
Những điều bất ngờ về chiếc đồng hồ "nhỏ mà có võ", giá hơn chục tỷ đồng Chiếc đồng hồ nổi tiếng với thiết kế trái đất tinh tế, được giới chuyên gia đánh giá là "mang cả thế giới" trên đó. Ông Pascal Raffy là chủ sở hữu hiện tại của Bovet, một công ty sản xuất đồng hồ cũ có trụ sở tại Thụy Sĩ. Công ty này nổi tiếng với việc tạo ra những chiếc đồng hồ...