Lịch sử ra đời mũ bảo hiểm xe máy
Mũ bảo hiểm – thứ mà chúng ta đội hằng ngày khi đi môtô hay xe máy được phát minh ra từ những câu chuyện rất đỗi đời thường.
Cái chết của một người nổi tiếng
Trung tá Thomas Edward Lawrence, thường được gọi là T. E. Lawrence, là một sĩ quan quân đội Anh nổi tiếng vì vai trò của ông trong Cuộc nổi dậy của Ả Rập chống sự thống trị của Đế quốc Ottoman – Thổ Nhĩ Kỳ trong những năm 1916-1918.
T. E. Lawrence là một vị anh hùng trên chiến trận.
Ông được xem là người lãnh đạo chiến tranh du kích nổi danh nhất trong cuộc Chiến tranh thế giới thứ nhất, và là bậc thầy của phương thức “đánh và chạy” nhằm quấy rối và giam châm quân Thổ Nhĩ Kỳ.
Cuộc đời hoạt động rộng rãi và phong phú của ông được mô tả sinh động trong các trang viết của chính ông đem lại cho ông danh tiếng “Lawrence xứ Ả Rập”, một cái tên phổ biến rộng rãi nhờ bộ phim năm 1962 dựa trên cuộc đời ông.
Năm 1935, T. E. Lawrence lái chiếc Brough Superior SS100 đã gặp tai nạn trên một đoạn đường hẹp gần ngôi biệt thự của ông tại Wareham. Nguyên nhân của vụ va chạm là do một chiếc hố trên đường đã khiến ông không nhìn thấy hai đứa trẻ đang đạp xe đến gần. Chuyển hướng để tránh chúng, Lawrence đã mất lái và văng ra khỏi xe.
Cuộc đời ông kết thúc bằng một tai nạn đáng tiếc
Vì thời kỳ đó không có khái niệm “mũ bảo hiểm” nên ông bị chấn thương sọ não nặng và rơi vào trạng thái hôn mê. Ông từ trần sau 6 ngày sau, 19/05/1935. Chỗ tai nạn ngày nay được đánh dấu bằng một tấm biển tưởng niệm nhỏ bên đường. Người lính từng vào sinh ra tử, từng nổi tiếng trên nhiều chiến trận đã tử nạn chỉ vì một cú ngã mà đầu ông không được bảo vệ.
Ca tử vong của ông được nghiên cứu kỹ. Một trong số các bác sĩ đã chăm sóc cho ông là nhà phẫu thuật thần kinh Hugh Cairns. Ông bị ấn tượng mạnh bởi tai nạn, và sau đó tiến hành một nghiên cứu lâu dài về sự vong mạng không đáng có của Lawrence, bởi sự thiếu trang bị cho người lái xe dẫn tới chấn thương ở đầu. Nghiên cứu của Hugh đã dẫn tới việc sử dụng mũ bảo hiểm trong khi lái xe môtô quân sự lẫn dân sự sau đó và kéo dài cho tới ngày nay.
Video đang HOT
Các bộ luật và tiêu chuẩn
Mũ bảo hiểm có thể giảm đáng kể số ca chấn thương và tử vong trong các vụ tai nạn, vì vậy rất nhiều quốc gia đã đưa ra những bộ luật bắt buộc người lái môtô phải đội chúng. Những bộ luật này áp dụng cho rất nhiều loại xe khác nhau, từ mobylette đến các dòng môtô dung tích nhỏ khác. Tại một số nước, điển hình như Mỹ, một số tay lái không đồng ý với bộ luật bắt buộc đội mũ bảo hiểm, do đó không phải bang nào cũng áp dụng nó.
Mũ bảo hiểm ở Mỹ phải đạt tiêu chuẩn DOT
Trên toàn thế giới, rất nhiều quốc gia đã đưa ra những tiêu chuẩn riêng dùng để đánh giá hiệu quả của mũ bảo hiểm môtô trong trường hợp xảy ra tai nạn đồng thời xác định tiêu chuẩn tối thiểu có thể chấp nhận được. Một trong số đó phải kể đến: AS 1698 (Australia), NBR 7471 (Brazil), CSA CAN3-D230-M85 (Canada), SNI (Indonesia), JIS T8133 (Nhật Bản), NZ 5430 (New Zealand), IS 4151 (Ấn Độ), ECE 22.05 (châu Âu), DOT FMVSS 218 (Mỹ).
Tổ chức Snell Memorial đã phát triển những qui định hà khắc hơn và kiểm tra quá trình sản xuất mũ bảo hiểm dùng trong các cuộc đua cũng như nhiều hoạt động khác (ví dụ như đua xe hơi, xe đạp, đua ngựa…).
Tem dán chứng nhận đạt tiêu chuẩn Snell phía trong mũ bảo hiểm
Nhiều tay lái sống tại Bắc Mỹ đã coi giấy chứng nhận Snell như thước đo tiêu chuẩn khi mua mũ bảo hiểm. Trong khi đó, một số khác lại cho rằng các tiêu chuẩn do Snell đưa ra đặt nhiều trọng lực lên đầu người lái hơn tiêu chuẩn của Bộ Giao thông Mỹ (DOT). Tuy nhiên, tiêu chuẩn của DOT không kiểm tra miếng chắn cằm như Snell (và ECE). Người lái đương nhiên sẽ được bảo vệ tốt hơn nếu sử dụng một chiếc mũ bảo hiểm đáp ứng được một trong hai tiêu chuẩn còn hơn là không đội.
Tại Anh, Hiệp hội Auto-Cycle (ACU) lại đề ra một tiêu chuẩn dành cho mũ bảo hiểm đua nghiêm ngặt hơn ECE 22.05. Chỉ những chiếc mũ bảo hiểm có dán nhãn vàng ACU mới được phép sử dụng trong các cuộc đua hoặc mùa giải. Nhiều tay lái tại Anh chọn mũ bảo hiểm dán nhãn vàng ACU ngay cả khi chạy trên phố.
Quy chuẩn kỹ thuật quốc gia CR ở Việt Nam
Ở Việt Nam, mức chất lượng của mũ bảo hiểm gắn dấu CS (theo Tiêu chuẩn Việt Nam) trước đây và gắn dấu CR (theo Quy chuẩn kỹ thuật quốc gia) hiện nay là như nhau, nhưng quá trình đánh giá để được gắn dấu là khác nhau.
Theo Autodaily
Những phát minh đột phá về giao thông 2012
Tiết kiệm nhiên liệu đi đôi với bảo vệ môi trường là chủ đề bao trùm của những phát minh về giao thông trong năm 2012.
1. Xe đạp tập thể
Hãng sản xuất xe đạp Tolkamp Metaalspecials (TM) của Hà Lan vừa cho ra đời một loại xe đạp độc đáo dùng cho các em nhỏ đến trường, hay còn gọi là xe buýt đạp (BCO), được cấp năng lượng hoàn toàn bởi sức đạp của bọn trẻ và một người lớn lái, tuy nhiên xe cũng được trang bị một động cơ cho trường hợp khi xe lên dốc.
Thiết kế của xe phù hợp với nhóm trẻ từ 4 đến 12 tuổi, tất cả ngồi trên 3 hàng ghế gập được. Tốc độ tối đa của BCO là 16 km/h và có các hệ thống mái che dùng khi trời mưa. Tác giả là kỹ sư Thomas Tolka, người đã từng chế tạo ra những chiếc xe độc đáo, như xe Beerbikes chuyên dùng cho trẻ nhỏ. Mỗi chiếc xe BCO có giá 15.000 USD (khoảng 31 triệu VNĐ) nhưng nó lại mang tính kinh tế cao, hiện tại đã được xuất khẩu sang Bỉ và Đức.
2. Ắc quy Lithium Air
Các chuyên gia hãng IBM (Mỹ) hiện đang gấp rút hoàn thành dự án sản xuất ắc quy hay pin Lithium Air, trong khuôn khổ dự án mang tên Battery 500 Project. Khác với ắc quy Lithium ion đang được dùng cho các phương tiện giao thông chạy điện, Lithium Air có mật độ năng lượng cao gấp 1.000 lần, nếu được nạp đầy sẽ giúp xe ô tô chạy được tới 800 km.
Đặc biệt, loại ắc quy này không cần đến cấu trúc nạp phức tạp, nên tính kinh tế cao hơn rất nhiều so với các loại phương tiện dùng năng lượng hóa thạch truyền thống. Về nguyên lý, các loại ắc quy Lithium Air vận hành bằng cách "hô hấp" khi xe chạy và nhả ra năng lượng khi sạc. Trong khi ắc quy Lithium ion sử dụng các ôxit kim loại ở cực dương thì ắc quy Lithium Air lại dùng carbon nhẹ hơn rất nhiều so với dùng ôxit kim loại. Các loại ắc quy Lithium Air còn có tỷ trọng năng lượng lớn hơn do dùng hệ thống mở, carbon phản ứng với ôxi có trong không khí, trong khi đó ắc quy Lithium ion lại dùng hệ thống kín. Ngoài ra, nó còn đơn giản hơn khi chế tạo và không gây ô nhiễm cho môi trường khi vận hành, nên mang tính kinh tế cao.
Theo nghiên cứu sơ bộ, mỗi ắc quy Lithium Air có thể dùng tới 500 lần sạc, đi được 320.000 km, trong khi các loại ắc quy truyền thống mới chỉ có tuổi thọ bình quân 25 lần sạc.
3. Mô tô chạy bằng không khí
Năm 2012, sinh viên tốt nghiệp Viện Đại học RMIT ở Melbourne, Australia tên là Dean Benstead đã cho ra đời loại xe máy không dùng bất kỳ nhiên liệu nào trừ không khí, nhưng có thể đi được 100 km bằng một bình khí nén đơn giống như bình khí của thợ lặn. Xe có tên O2 Persuit, tốc độ tối đa 140 km/h. Xe dùng khung WR 250 R của hãng Yamaha chế tạo và một động cơ khí nén do Công ty Engineair của Australia chế tạo, cùng một bình dưỡng khí của thợ lặn. Muốn xe vận hành được, chỉ cần mở van bình chứa khí nén, các vòng chắn tiết lưu dẫn không khí đi vào bộ phận trao đổi nhiệt và từ đây nó khởi động động cơ Di Piefro.
Theo Benstead thì không giống xe chạy điện, khí nén không có các vật thải và thời gian sạc cũng nhanh hơn (vài phút so với hàng giờ ở xe chạy điện). Trước tiên, phải thoát hết không khí, sau đó là bước nạp và nén khí. Ngoài ra, do không phải dùng nhiên liệu nên cơ cấu cũng đơn giản và nhẹ hơn. Xe chạy bằng khí nén O2 Persuit được xếp trong danh sách 15 phát minh dự kiến được trao giải James Dyson Award năm 2012.
4. Làn đường nâng cao dành riêng cho xe đạp
Làn đường nâng cao dành riêng cho xe đạp là kiến trúc giao thông độc đáo mới mẻ ở thủ đô London, Anh, có tên là Skycycle do hãng Exterior Architecture (EA) thiết kế. Tuyến đường này cho phép những người đi xe đạp có thể đi lại thoải mái, an toàn, chi phí "thuế đường" rất nhỏ và nếu so với đi các phương tiện giao thông khác thì chẳng đáng là bao.
Theo Sam Martin, nơi quản lý hệ thống giao thông này, thì dự án được dư luận ca ngợi không phải về mặt chi phí, mà nó mở ra một ý tưởng giao thông mới mang tính thân thiện với môi trường, mọi người có thể dùng xe "công đoàn" đi lại trên tuyến đường này vừa nhanh lại rẻ và an toàn, nhất là vào những giờ cao điểm, ngoài ra còn được ngắm cảnh thành phố bởi nó được xây dựng trên cao.
5. Xe "đột biến gen"
"Đột biến gen" là cách gọi độc đáo để nói về một loại phương tiện giao thông nửa ô tô nửa xe máy, có tên là Lis C-1, tốc độ 192 km/h, mỗi lần nạp đi được 320 km. Lis C-1 là sản phẩm do hãng Lit Motors của Mỹ chế tạo.
Theo Danny Kim, người sáng lập hãng Lit Motors, thì xe Lis C-1 có thiết kế "chẳng giống ai", nửa xe hơi, nửa xe máy, có khả năng chở được một người nhưng lại có thiết kế rất độc đáo, ưa nhìn và được ví như là "điện thoại di động thông minh", bởi nó có các tính năng giống như điện thoại di động, đặc biệt là màn hình nối mạng và giao tiếp với các loại xe khác. Dự kiến phương tiện này sẽ được đưa ra thị trường vào năm 2014 với giá 24.000 USD, và sau đó 2 năm sẽ giảm xuống còn 14.000 USD, rất hợp với giới trẻ, an toàn hơn so với các loại ô tô 4 bánh. Hiện tại, Lit Motors đã nhận được 400 đơn đặt hàng, nên dự báo Lis C-1 sẽ là phương tiện giao thông gây "sốt" trong tương lai không xa.
Theo Autopro
'Xe hơi' có khả năng biến hình thành robot Chiếc xe điều khiển từ xa là phát minh của Kenji Ishida - một chuyên gia robot người Nhật lấy cảm hứng từ 'Transformers'. Sản phẩm được gọi tên Transform Robot Version 7.2, có thể chuyển đổi từ một chiếc xe điều khiển từ xa tỷ lệ 1/12 thành một robot siêu anh hùng chỉ trong vòng vài giây và ngược lại. Transform...