Lịch sử phát triển một số dòng trực thăng quân sự của phương Tây
Lịch sử phát triển máy bay trực thăng gắn liền với lịch sử phát triển của ngành hàng không và máy bay cánh cố định.
Lịch sử phát triển của trực thăng quân sự
Ý tưởng về trực thăng còn ra đời trước cả máy bay thông thường, khi nghiên cứu di sản của họa sĩ vĩ đại người Ý Leonardo Da Vinci thế kỷ thứ 15, người ta đã tìm thấy bản vẽ thiết bị bay theo nguyên tắc của trực thăng ngày nay, nó có cánh quạt ngang quay bằng dây chun vặn lại.
Nhưng cũng như số phận của máy bay cánh cố định, các ý tưởng về máy bay trực thăng chỉ có ý nghĩa hiện thực từ cuối thế kỷ 19, khi con người đã có động cơ nhiệt là nguồn năng lượng để bay.
Bản vẽ trực thăng sơ khởi của Leonardo Da Vinci
Chiếc trực thăng quân sự đầu tiên thực hiện chiến dịch ở Burma năm 1944 cùng với lực lượng Đặc nhiệm Mỹ (American Air Commando) và nó là một mẫu thử nghiệm.
Những năm sau đó, chiếc trực thăng Sikorsky R-4 được đưa vào phục vụ trong quân đội Mỹ với vai trò trinh sát, nó được phát triển bởi công ty của Ivan Sikorsky.
Ivan Sikorsky đã từng bay chiếc VS-300 đầu tiên với động cơ rotor do ông tự chế tạo vào ngày 14/9/1939.
VS-300 là trực thăng có rotor đuôi đầu tiên trên thế giới và Ivan Sikorsky đã chứng minh rằng nhờ rotor đuôi mà trực thăng có thể chống lại mô men xoắn của rotor chính (nếu không có rotor đuôi, rotor chính quay hướng nào thì thân trực thăng sẽ bị vặn ngược lại).
Chiếc VS-300 do Ivan Sikorsky cầm lái thực hiện chuyến bay thử nghiệm vào ngày 14/9/1939
Việc quân đội đưa trực thăng vào sử dụng sớm là điều hiển nhiên nhờ khả năng cất/ hạ cánh thẳng đứng của nó. Tuy nhiên những trực thăng quân sự đời đầu rất dễ bị bắn hạ bởi hỏa lực súng trường.
Ngoài ra, những rung động do trực thăng gây ra làm việc ngắm bắn ổn định trở nên bất khả thi và không tải được trọng lượng nặng.
Tuy nhiên trong một thời gian ngắn, Sikorsky đã khắc phục được những hạn chế đó và xây dựng một trực thăng quân sự huấn luyện đáng tin cậy hơn, có thể bay và nâng được tải trọng của 2 người lớn.
Video đang HOT
Chiếc Sikorsky R-4 được phát triển từ VS-300 và phục vụ trong quân đội Mỹ từ những năm 1942 – 1944
Một nhà sản xuất khác đó là Bell Helicopter, trong năm 1943, Arthur.M. Young đã thiết kế và cho ra mắt một trực thăng cỡ nhỏ công suất 160 mã lực, nâng được 1 phi công, đó là Model 30.
Bell Model 30, trực thăng đầu tiên do Bell Helicopter Company chế tạo, thiết kế bởi Arthur.M.Young
Đến năm 1950, công ty này đã sản xuất trực thăng 200 mã lực Model 47 cho quân đội Mỹ phục vụ chiến tranh Triều Tiên, nhưng chiếc trực thăng nhỏ bé này chỉ có thể nâng được 2 phi công, chủ yếu làm nhiệm vụ trinh sát.
Bell Model 47 phục vụ quân đội Mỹ trong giai đoạn chiến tranh Triều Tiên
Đến tháng 6/1955, Bell Helicopter đã trình làng một loại trực thăng chở quân cực kỳ mạnh mẽ và là tiền thân của trực thăng quân sự hiện đại, đó chính là chiếc Bell-212, biệt danh “Huey”. Động cơ công suất 700 mã lực của Bell-212 giúp nó mang được hàng hóa có trọng lượng nặng hơn.
UH-1B Huey
Trong giai đoạn 1960 – 1970, cuộc chiến ở Việt Nam đã dẫn đến sự phát triển mạnh mẽ của trực thăng quân sự và vũ khí của nó. Chiếc “Huey” được đổi tên thành UH-1 vào năm 1962, động cơ được cải tiến và thân được làm rộng hơn với sức chứa lên đến 12 lính.
Những chiếc UH-1 này có thể nhanh chóng đưa binh sĩ đến chiến trường, thiết lập phục kích, tải thương, sơ tán và nhiều nhiệm vụ khác. Trước khi có UH-1 thì phần lớn những nhiệm vụ này được thực hiện bởi các xe Jeep.
UH-1 thả quân trên chiến trường miền Nam Việt Nam
Không chỉ ở Mỹ hay Anh, sau chiến tranh thế giới thứ 2, công ty Westland tại Somerset đã cho ra mắt trực thăng Dragonfly vào năm 1950, một phiên bản của trực thăng hạng nhẹ Sikorsky S-51.
30 năm sau, Westland là 1 trong 2 công ty chế tạo trực thăng lớn nhất bên ngoài nước Mỹ, sau công ty Aerospatiale của Pháp.
Một số mẫu trực thăng nổi tiếng của Westland như Westland Sea King, Westland Lynx hay Gazelle rất được ưa chuộng và được sử dụng ở nhiều nước trên thế giới. Westland Lynx cũng là một trong những mẫu trực thăng bay nhanh nhất từ trước tới nay.
Westland/Sikorsky S-51 Dragonfly
Có 3 loại trực thăng quân sự chính được dùng trong chiến tranh hiện đại, đó là:
Trực thăng tấn công chuyên dùng để diệt xe tăng, các phương tiện cơ giới, bộ binh.
AH-1Z Viper của Thủy quân Lục chiến Mỹ
Trực thăng vận tải hạng nặng được dùng như “xe tải bay” để vận chuyển các thiết bị quân sự hạng nặng và chở nhiều lính ra chiến trường.
Trực thăng vận tải hạng nặng CH-53E Super Stallion
Trực thăng đa dụng, loại trực thăng này là một phiên bản vận tải nhưng nhỏ hơn, phù hợp với các nhiệm vụ trinh sát, sơ tán, cứu thương…
UH-60 Black Hawk – trực thăng đa năng của quân đội Mỹ
Ngoài ra cũng có một số trực thăng chuyên dùng cho những nhiệm vụ đăc biệt như thu thập thông tin tín hiệu radio đối phương, dò mìn, thủy lôi, chống ngầm, cần cẩu bay…
Trực thăng chống ngầm SH-60 Sea Hawk
(Còn tiếp)
Theo Tri Thức
Ấn Độ kêu gọi các láng giềng giúp truy tìm nhóm thảm sát
Ấn Độ triển khai thêm 6.000 nhân viên an ninh, trực thăng quân sự đến khu vực mà nhóm vũ trang tiến hành hàng loạt các vụ tấn công bộ lạc.
Ấn Độ hôm qua (26/12) hối thúc các nước láng giềng giúp tìm kiếm nhóm vũ trang đã thảm sát 69 người dân tại bang Assam. Quân đội nước này cũng đang tăng cường lực lượng tại bang Đông Bắc đầy bất ổn này.
Lục quân Ấn Độ (ảnh: todaywalkins)
Ấn Độ triển khai thêm 6.000 nhân viên an ninh, trực thăng quân sự đến khu vực mà nhóm vũ trang tiến hành hàng loạt các vụ tấn công bộ lạc hôm 23/12 vừa qua.
Bộ Nội vụ Ấn Độ gọi đây là hành động khủng bố và cam kết sẽ đưa những kẻ thực hiện vụ tấn công ra pháp luật. Bộ Ngoại giao Ấn Độ cũng lên tiếng kêu gọi sự trợ giúp của các nước, khi có một số thông tin cho rằng nhóm này có thể đã sơ tán sang các nước láng giềng.
Một số nước cam kết sẽ hỗ trợ Ấn Độ trong hoạt động tìm kiếm nhóm vũ trang này.
Bang Assam nơi thường xuyên xảy ra các vụ bạo lực do bất đồng sắc tộc. Khoảng 7.000 người đã phải sơ tán do bạo lực tại khu vực này. Nhiều nhóm nhân quyền cũng lên tiếng kêu gọi chính phủ cần tăng cường các biện pháp để đối phó với tình trạng bạo lực tại khu vực có nhiều cộng đồng người sinh sống./.
Theo_VOV
Romania: Rơi trực thăng quân sự, 8 người thiệt mạng Bộ Quốc phòng Romania xác nhận, 8 quân nhân đã thiệt mạng và 2 người khác bị thương trong vụ tai nạn trên. Bộ Quốc phòng Romania cho biết chiếc trực thăng bị nạn mang số hiệu IAR-330 PUMA. Hiện trường vụ tai nạn gần thị trấn Malancrav ở miền trung nước này, cách thủ đô Bucharest khoảng 350 km về phía tây...