Lịch sử chương trình hạt nhân gây tranh cãi của Triều Tiên (1)

Theo dõi VGT trên

Chương trình hạt nhân của Triều Tiên đã tồn tại được 28 năm. Trong suốt quãng thời gian đó, chưa bao giờ Triều Tiên khiến thế giới ngừng lo lắng vì những động thái khiêu khích của mình.

Lịch sử chương trình hạt nhân gây tranh cãi của Triều Tiên (1) - Hình 1

Nhà máy hạt nhân Yongbyon của CHDCND Triều Tiên

Năm 1985

Triều Tiên tham gia Hiệp ước không phổ biến hạt nhân (NPT).

Năm 1993

Cơ quan Năng lượng nguyên tử quốc tế (IAEA) cáo buộc rằng Triều Tiên vi phạm hiệp ước NPT và yêu cầu thanh tra viên được tiếp cận các khu vực lưu trữ chất thải hạt nhân.

Triều Tiên sau đó đã đe dọa rút khỏi NPT và gây nghi ngờ rằng họ đang phát triển vũ khí hạt nhân. Cuối cùng thì Bình Nhưỡng cũng không rút khỏi hiệp ước và đồng ý cho phép IAEA kiểm tra trong năm 1994.

Năm 1994

Triều Tiên và Mỹ ký thỏa thuận. Triều Tiên cam kết sẽ cho ngừng và cuối cùng sẽ từ bỏ chương trình vũ khí hạt nhân nhằm đổi lấy viện trợ quốc tế để xây dựng hai lò phản ứng sản xuất điện hạt nhân.

Năm 1998

31/8 – Triều Tiên bắn một tên lửa nhiều tầng có đường bay đi qua Nhật Bản và các khu vực ở Thái Bình Dương, chứng minh Triều Tiên có thể tấn công bất kỳ phần của lãnh thổ nào của Nhật Bản.

17/11 – Mỹ và Triều Tiên tiến hành vòng đàm phán cấp cao đầu tiên ở Bình Nhưỡng trong bối cảnh Triều Tiên bị nghi ngờ xây dựng một cơ sở hạt nhân dưới lòng đất. Mỹ đã yêu cầu kiểm tra xác thực nghi vấn này.

Năm 1999

27/2 đến 16/3 – Trong vòng thứ tư của cuộc đàm phán, Triều Tiên cho phép tiếp cận các khu vực theo yêu cầu để đổi lấy viện trợ nông nghiệp. Các thanh tra viên Mỹ không tìm thấy bằng chứng nào về hoạt động hạt nhân trong suốt chuyến thăm được tiến hành vào/Năm.

13/9 – Triều Tiên đồng ý dừng chương trình thử nghiệm tên lửa tầm xa trong khi các cuộc đàm phán với Mỹ tiếp tục diễn ra.

17/9 – Tổng thống Bill Clinton đồng ý giảm bớt biện pháp trừng phạt kinh tế đối với Triều Tiên.

Tháng 12 – Một tập đoàn quốc tế do Mỹ dẫn đầu đã tới Bình Nhưỡng ký hợp đồng trị giá 4,6 tỷ USD để xây dựng hai lò phản ứng hạt nhân ở Triều Tiên.

Năm 2000

Video đang HOT

Tháng Bảy – Triều Tiên đe dọa sẽ khởi động lại chương trình hạt nhân nếu Mỹ không bù đắp cho việc mất điện do sự chậm trễ trong việc xây dựng nhà máy điện hạt nhân.

Năm 2001

Tháng Sáu – Triều Tiên cảnh báo sẽ phá bỏ lệnh cấm chống lại việc thử nghiệm tên lửa nếu Mỹ không theo đuổi việc xây dựng mối quan hệ bình thường với Bình Nhưỡng. Nước này cũng cho biết sẽ khởi động lại chương trình hạt nhân của mình nếu không có sự tiến bộ trong việc xây dựng hai nhà máy điện hạt nhân mà Mỹ bảo trợ.

Năm 2002

29/1 – Tổng thống George W. Bush đã gọi Triều Tiên, Iran và Iraq là “liên minh ma quỷ”. “Bằng cách tìm kiếm vũ khí hủy diệt hàng loạt, các chế độ này đang gây nguy hiểm nghiêm trọng và ngày càng phát triển”, ông nói.

04/10 – Trong một cuộc họp kín, các quan chức Mỹ đã đưa ra bằng chứng Triều Tiên đang tiến hành thực hiện chương trình hạt nhân, vi phạm các thỏa thuận hạt nhân đã ký năm 1994. Cụ thể, Mỹ có bằng chứng chứng minh rằng Triều Tiên đang xây dựng một cơ sở làm giàu uranium. Triều Tiên thừa nhận là đã cho hoạt động cơ sở này và vi phạm thỏa thuận. Thông tin đã không được công bố công khai.

16/10 – Chính quyền Bush lần đầu tiên tiết lộ rằng Triều Tiên đã thừa nhận điều hành một chương trình vũ khí hạt nhân bí mật trong phạm vi các thỏa thuận năm 1994.

22/12 – Triều Tiên cho biết họ đã bắt đầu loại bỏ các thiết bị giám sát của IAEA ra khỏi các cơ sở hạt nhân của mình.

31/12 – Triều Tiên trục xuất thanh sát viên IAEA.

Năm 2003

10/1 – Triều Tiên rút khỏi Hiệp ước không phổ biến hạt nhân.

05/2 – Hãng thông tấn chính thức của Triều Tiên thông báo nước này đã kích hoạt các cơ sở điện hạt nhân.

24/2 – Triều Tiên thử nghiệm bắn một tên lửa vào vùng biển giữa bán đảo Triều Tiên và Nhật Bản.

26/2 – Hoa Kỳ nói rằng Triều Tiên đã kích hoạt lò phản ứng hạt nhân 5 megawatt tại Yongbyon.

10/3 – Triều Tiên thử nghiệm bắn một tên lửa chống hạm vào vùng biển Nhật Bản.

23/4 – Triều Tiên tuyên bố có vũ khí hạt nhân.

27/8 – Mỹ, Triều Tiên, Hàn Quốc, Trung Quốc, Nhật Bản và Nga tham gia vào các cuộc đàm phán về cuộc khủng hoảng ở Triều Tiên.

Năm 2004

24/2 đến 28/2 – Hoa Kỳ, Triều Tiên, Hàn Quốc, Trung Quốc, Nhật Bản và Nga gặp nhau tại Bắc Kinh, Trung Quốc để thảo luận về chương trình hạt nhân của Bình Nhưỡng. Hội nghị thượng đỉnh đã kết thúc mà không có tiến bộ nào nhưng đã có thỏa thuận sẽ tổ chức them các cuộc đàm phán.

Tháng 6 – Sáu quốc gia gặp lại nhau tại Bắc Kinh để tiếp tục thảo luận.

Tháng 8 – Triều Tiên đồng ý dừng chương trình hạt nhân để đổi lấy viện trợ, giảm bớt các biện pháp trừng phạt và bị đưa ra khỏi danh sách khủng bố của Mỹ. Mỹ muốn Triều Tiên tiết lộ tất cả các hoạt động hạt nhân và cho phép thanh tra vào giám sát.

Năm 2005

10/2 – Triều Tiên rút khỏi vụ đàm phán hạt nhân sáu bên và cho biết sẽ tăng cường kho vũ khí của vũ khí hạt nhân của mình. Triều Tiên khẳng định sẽ chỉ xem xét tháo dỡ chương trình hạt nhân của mình khi Mỹ đồng ý ký một hiệp ước không xâm phạm song phương. Mỹ khẳng định Bình Nhưỡng trước tiên phải đồng ý vĩnh viễn và kiểm chứng được việc tháo dỡ chương trình vũ khí hạt nhân của mình trước khi muốn cấp bất kỳ ưu đãi nào khác, bao gồm cả viện trợ kinh tế và công nhận ngoại giao.

07/8 – Sau cuộc họp 13 ngày liên tiếp, các nhà ngoại giao của Mỹ, Triều Tiên và bốn cường quốc Châu Á quyết định tạm dừng các cuộc đàm phán nhằm mục đích chờ đợi Triều Tiên từ bỏ chương trình hạt nhân của mình.

13/9 – Các cuộc đàm phán sáu bên tiếp tục ở Bắc Kinh.

19/9 – Triều Tiên đồng ý từ bỏ toàn bộ chương trình hạt nhân của mình, bao gồm cả vũ khí, một tuyên bố chung từ các cuộc đàm phán vũ khí hạt nhân sáu bên tại Bắc Kinh cho biết. “Cộng hòa Dân chủ nhân dân Triều Tiên cam kết từ bỏ tất cả vũ khí hạt nhân và chương trình hạt nhân hiện có và sẽ quay trở lại ký kết Hiệp ước không phổ biến vũ khí hạt nhân (NPT) cũng như chấp nhận các biện pháp giám sát của IAEA (Cơ quan Năng lượng nguyên tử quốc tế)”, tuyên bố nói.

Để đổi lại, Mỹ, Trung Quốc, Nhật Bản, Nga và Hàn Quốc đã “tuyên bố họ sẵn sàng” trợ giúp năng lượng cho Triều Tiên, cũng như thúc đẩy hợp tác kinh tế.

Các quan chức nhà nước Triều Tiên thông báo nước này chỉ bắt đầu tháo dỡ chương trình hạt nhân của mình khi Mỹ cung cấp cho một lò phản ứng nước nhẹ phục vụ sản xuất điện dân sự – một nhu cầu có thể đe dọa thỏa thuận vài ngày tuổi giữa Triều Tiên, các nước láng giềng và Mỹ.

Năm 2006

04/7 – Triều Tiên thử nghiệm tên lửa Taepodong-2 cùng với hai tên lửa tầm ngắn, nhưng vụ thử nghiệm tên lửa tầm xa dường như không thành công.

15/7 – Hội đồng Bảo an Liên Hợp Quốc nhất trí thông qua nghị quyết yêu cầu Triều Tiên đình chỉ chương trình tên lửa của nó. Đại sứ Triều Tiên ngay lập tức bác bỏ nghị quyết.

09/10 – Triều Tiên tuyên bố đã thử nghiệm thành công vũ khí hạt nhân. Vụ thử nghiệm được tiến hành tại một cơ sở dưới lòng đất ở Hwaderi gần thành phố Kilju. Mặc dù bản chất của vụ nổ liệu có phải là hạt nhân hay không vẫn còn chưa được xác nhận, trung tâm nghiên cứu địa chất của Hàn Quốc phát hiện một trận động đất nhân tạo trong khu vực thử nghiệm. Các nhà lãnh đạo thế giới lên án hành động của Triều Tiên ( vụ thử nghiệm thực hiện vào 10h36 giờ địa phương vào ngày 18/10/2006).

Ngày 14/10 – Hội đồng Bảo an Liên Hợp Quốc đã thông qua một nghị quyết áp đặt lệnh trừng phạt đối với Triều Tiên, hạn chế quân sự cùng các hợp đồng thương mại hàng xa xỉ và yêu cầu chấm dứt thử nghiệm tên lửa hạt nhân và tên lửa đạn đạo.

16/10 – Phân tích các mẫu không khí thu thập ngày 11/10/2006 phát hiện các mảnh vỡ phóng xạ, xác nhận vụ thử hạt nhân của Triều Tiên.

Theo Infonet

Assad "giáng đòn" choáng váng vào phương Tây

Tổng thống Bashar al-Assad vừa "giáng một đòn" choáng váng vào phương Tây khi thẳng tay sa thải một vị Phó Thủ tướng vì "tội" dám "qua mặt" chính quyền tiến hành các cuộc gặp gỡ bên ngoài đất nước để bàn về khả năng tổ chức một hội nghị hòa bình. Vụ việc trên đã gây ảnh hưởng lớn đến các nỗ lực ngoại giao nhằm đưa các phe nhóm đối địch nhau ở Syria ngồi vào bàn đàm phán.

Assad giáng đòn choáng váng vào phương Tây - Hình 1

Phó Thủ tướng Syria Jamil

Phó Thủ tướng Qadri Jamil đã bị sa thải nhanh chóng sau khi ông này hồi cuối tuần có cuộc gặp ở Geneva với Đại sứ Mỹ tại Syria - ông Robert Ford. Cuộc gặp diễn ra hôm 26/10 này tập trung thảo luận về khả năng tiến hành một hội nghị hòa bình vào tháng tới ở Geneva với mục đích cao nhất là tìm kiếm một giải pháp hòa bình cho cuộc khủng hoảng kéo dài gần 3 năm qua ở đất nước Syria, một quan chức Mỹ giấu tên cho biết.

3 ngày sau khi diễn ra cuộc gặp trên, Tổng thống Bashar al-Assad đã ra một sắc lệnh cách chức ông Jamil vì lý do "thực hiện những hoạt động và các cuộc họp bên ngoài đất nước mà không có sự phối hợp với chính quyền", hãng thông tấn chính thức của nhà nước Syria - SANA đưa tin.

Phát biểu trên đài truyền hình Al-Mayadeen ở Li-băng, Phó Thủ tướng Jamil cho biết, ông còn có cuộc gặp với một nhà ngoại giao Nga và các quan chức Liên Hợp Quốc. Tuy nhiên, ông này không cho biết, những cuộc gặp gỡ đó của ông có phối hợp với chính quyền của Tổng thống Assad hay không.

"Tôi không phải là một người làm thuê. Tôi là một nhà hoạt động chính trị", ông Jamil đã nói như vậy.

Tổng thống Assad cho biết, về nguyên tắc, chính phủ của ông sẽ tham gia các cuộc đàm phán hòa bình nhưng sẽ không đối thoại với những phe nhóm nổi dậy có vũ trang.

Tuy nhiên, hành động sa thải một quan chức cấp cao vì lý do tự tiện gặp gỡ giới chức phương Tây có thể là một dấu hiệu cho thấy chính phủ của Tổng thống Assad đang thể hiện sự cứng rắn hơn và thách thức hơn trong lập trường của nước này hoặc có thể là do có lo ngại về việc ông Jamil đang khôn khéo tìm cách để giành được một vị trí nào đó trong chính quyền thời hậu Assad.

Hiện tại, đặc phái viên của Liên Hợp Quốc và Liên đoàn Ả-rập - ông Lakhadar Brahimi đang có mặt ở Syria trong một nỗ lực nhằm thuyết phục các phe nhóm đối địch nhau ở nước này tham gia vào hội nghị hòa bình Geneva II sắp tới.

Điểm mấu chốt gây bế tắc hiện nay là tương lai của Tổng thống Assad. Phần lớn các thành phần trong phe nổi dậy không chịu ngồi vào bàn đàm phán nếu nhưng chính quyền của Tổng thống Assad chưa bị lật đổ và họ cũng bác bỏ bất kỳ kế hoạch chuyển tiếp nào nếu có sự tham gia của ông Assad và các đồng minh thân cận của ông này.

Chính quyền Assad tiếp tục thách thức

Trong khi đó, về phía chính quyền Syria, Ngoại trưởng Walid Muallem vẫn khăng khăng nhấn mạnh một điều rằng, chỉ có người dân Syria mới được phép lựa chọn tương lai của mình, bác bỏ những yêu cầu của phương Tây và Ả-rập đòi ông Assad phải từ chức. Đây là một dấu hiệu cho thấy chính quyền Assad tiếp tục giữ lập trường cứng rắn và đầy thách thức.

Những phát biểu trên được Ngoại trưởng Muallem đưa ra khi ông này có cuộc gặp với đặc phái viên Brahimi - người đang dồn mọi nỗ lực vào việc tập hợp sự ủng hộ cho một hội nghị hòa bình ở Geneva vào cuối tháng 11 tới.

"Syria sẽ tham dự hội nghị hòa bình Geneva II trên cơ sở dựa vào quyền của người dân Syria trong việc lựa chọn tương lai chính trị cho mình, lựa chọn nhà lãnh đạo và bác bỏ mọi hình thức can thiệp từ bên ngoài", ông Muallem cho biết.

"Cuộc đối thoại sẽ chỉ diễn ra giữa người dân Syria với nhau", Ngoại trưởng Muallem nhấn mạnh đồng thời bày tỏ sự phản đối đối với bất kỳ hành động can thiệp nào từ bên ngoài.

Nhà ngoại giao hàng đầu Syria cũng cho biết, mọi tuyên bố về tương lai của nước ông, đặc biệt là "tuyên bố từ London" là "sự vi phạm trắng trợn các quyền của người dân Syria" và "là điều kiện tiên quyết đối với cuộc đối thoại trước khi nó thậm chí còn chưa bắt đầu". Phát biểu này của ông Muallem ám chỉ đến cuộc họp hôm 22/10 của nhóm nước "Các Bạn bè của Syria" - những nước ủng hộ cho phe nổi dậy Syria. Tại cuộc họp đó, các cường quốc phương Tây và các nước Ả-rập đã nhất trí với phe nổi dậy Syria rằng, Tổng thống Assad sẽ không có vai trò gì trong tương lai của đất nước này.

Bản thân đặc phái viên Brahimi cũng nhấn mạnh, các cuộc đàm phán ở Geneva sắp tới chỉ diễn ra "giữa người dân Syria với nhau" và rằng chỉ có người dân Syria mới được quyền quyết định tương lai của họ, SANA đưa tin.

Ông Brahimi còn nói thêm rằng, mọi người đều thống nhất với nhau về "tầm quan trọng của việc chấm dứt tình hình bạo lực, khủng bố hiện nay và tôn trọng chủ quyền của Syria".

Khi đặc phái viên Brahimi đang nỗ lực "khua chiêng gõ trống" để kêu gọi, tập hợp sự ủng hộ cho hội nghị hòa bình ở Geneva thì viễn cảnh của hội nghĩ này vẫn còn đang rất xa mờ bởi sự tẩy chay của phe nổi dậy Syria và sự hờ hững, thiếu nhiệt tình của chính quyền Assad.

Phe nổi dậy vẫn chưa ra được quyết định chính thức trong việc có tham dự hội nghị Geneva II hay không trong khi nhiều nhóm trong nội bộ lực lượng này tuyên bố tẩy chay hội nghị. Thậm chí họ còn dọa sẽ trừng phạt bất kỳ ai trong nội bộ của họ tham gia đàm phán với chính quyền Assad.

Về phía chính quyền Syria, Tổng thống Assad tuyên bố sẵn sàng tham gia vào các nỗ lực quốc tế ở Geneva nhưng bản thân ông này lại bày tỏ sự thiếu tin tưởng vào kết quả của hội nghị. Nhà lãnh đạo Syria cho rằng, hội nghị Geneva II thiếu các yếu tố thành công. Chưa kể là chính quyền Assad sẽ không ngồi vào bàn đàm phán nếu phe nổi dậy cứ khăng khăng đòi loại bỏ vai trò của Tổng thống Assad.

Kiệt Linh - (tổng hợp)

Theo_VnMedia

Bạn thấy bài viết này có hữu ích không?
Có;
Không

Tin liên quan

Tiêu điểm

Ông Trump nói muốn gặp ông Putin ngay lập tứcÔng Trump nói muốn gặp ông Putin ngay lập tức
21:41:56 24/01/2025
Mỹ bắt đầu trục xuất người nhập cư trái phép bằng máy bay quân sựMỹ bắt đầu trục xuất người nhập cư trái phép bằng máy bay quân sự
23:29:01 24/01/2025
WHO 'thắt lưng buộc bụng' sau 'cú sốc' Mỹ rút luiWHO 'thắt lưng buộc bụng' sau 'cú sốc' Mỹ rút lui
05:50:11 26/01/2025
Sắc lệnh của Tổng thống Trump tước quyền 'sinh ở Mỹ có quốc tịch Mỹ' bị chặnSắc lệnh của Tổng thống Trump tước quyền 'sinh ở Mỹ có quốc tịch Mỹ' bị chặn
21:00:01 24/01/2025
Bí ẩn đằng sau việc Greenland có tỷ lệ tự tử cao bậc nhất thế giới?Bí ẩn đằng sau việc Greenland có tỷ lệ tự tử cao bậc nhất thế giới?
05:47:56 26/01/2025
Tổng thống Mỹ Donald Trump vấp phải trở ngại pháp lý đầu tiênTổng thống Mỹ Donald Trump vấp phải trở ngại pháp lý đầu tiên
15:10:56 24/01/2025
Kỹ sư Đức lập kỷ lục thế giới với 120 ngày sống dưới nướcKỹ sư Đức lập kỷ lục thế giới với 120 ngày sống dưới nước
13:38:51 25/01/2025
Ấn Độ tuyên án tử hình 5 người trong vụ cưỡng hiếp chấn độngẤn Độ tuyên án tử hình 5 người trong vụ cưỡng hiếp chấn động
19:14:30 24/01/2025

Tin đang nóng

Á khôi bị giết phân xác ở Hà Nội và chìa khóa mở ra cánh cửa đánh ánÁ khôi bị giết phân xác ở Hà Nội và chìa khóa mở ra cánh cửa đánh án
10:26:51 26/01/2025
Hành động 10 điểm của trung vệ Đỗ Duy Mạnh, chỉ một phản ứng cực nhanh trước sự cố là biết tử tế thế nàoHành động 10 điểm của trung vệ Đỗ Duy Mạnh, chỉ một phản ứng cực nhanh trước sự cố là biết tử tế thế nào
08:52:53 26/01/2025
Bị mẹ chồng hắt hủi quà Tết, con dâu âm thầm tìm hiểu rồi phát hiện sự thật phũ phàngBị mẹ chồng hắt hủi quà Tết, con dâu âm thầm tìm hiểu rồi phát hiện sự thật phũ phàng
09:39:20 26/01/2025
Thông báo chia tay gây sốc vào 27 Tết của couple "chị - em" đình đám, đàng gái rơi vào tình trạng bất ổnThông báo chia tay gây sốc vào 27 Tết của couple "chị - em" đình đám, đàng gái rơi vào tình trạng bất ổn
11:51:35 26/01/2025
Trấn Thành chính thức lên tiếng làm rõ cuộc hội thoại bí ẩn gây ồn ào với Phương LanTrấn Thành chính thức lên tiếng làm rõ cuộc hội thoại bí ẩn gây ồn ào với Phương Lan
09:57:40 26/01/2025
Danh sách Đỏ Đen chấn động: Bạch Lộc - Vương Hạc Đệ vào top, "tiểu Lưu Diệc Phi" và dàn sao lộ cả biển phốtDanh sách Đỏ Đen chấn động: Bạch Lộc - Vương Hạc Đệ vào top, "tiểu Lưu Diệc Phi" và dàn sao lộ cả biển phốt
12:35:58 26/01/2025
Kaity Nguyễn phản ứng trước thông tin mang thaiKaity Nguyễn phản ứng trước thông tin mang thai
10:00:57 26/01/2025
Tập trung mọi nguồn lực cấp cứu cho 32 bệnh nhi ngộ độc thuốc diệt chuộtTập trung mọi nguồn lực cấp cứu cho 32 bệnh nhi ngộ độc thuốc diệt chuột
09:17:26 26/01/2025

Tin mới nhất

Bầu cử tổng thống Belarus: Ông Lukashenko bước vào cuộc đua lần thứ bảy

Bầu cử tổng thống Belarus: Ông Lukashenko bước vào cuộc đua lần thứ bảy

14:32:24 26/01/2025
Tôi không bám víu vào quyền lực , ông Lukashenko nói trong chiến dịch tranh cử của mình. Tôi sẽ làm mọi thứ để lặng lẽ và hòa bình chuyển giao nó cho thế hệ mới. Tôi hy vọng mình sẽ sống dưới một chính phủ mới .
Xung đột Hamas - Israel khiến kinh tế Gaza tụt hậu 60 năm

Xung đột Hamas - Israel khiến kinh tế Gaza tụt hậu 60 năm

14:30:17 26/01/2025
Ước tính khoảng 65 - 70% các công trình tại Gaza đã bị phá hủy hoặc hư hại hoàn toàn. Theo đó, UNDP ước tính xung đột Hamas - Israel kéo dài 15 tháng qua khiến kinh tế Gaza tụt hậu như giai đoạn cách đây khoảng 60 năm.
Các lệnh trừng phạt từ Mỹ gây ra cuộc 'di cư dầu mỏ' Nga

Các lệnh trừng phạt từ Mỹ gây ra cuộc 'di cư dầu mỏ' Nga

13:41:06 26/01/2025
Xuất khẩu dầu Nga bị tổn thất, trong khi các quốc gia nhập khẩu buộc phải điều chỉnh chiến lược để giảm phụ thuộc và tìm kiếm nguồn cung thay thế.
Bước đi để lộ thay đổi về chiến lược quân sự của Nga trong xung đột ở Ukraine

Bước đi để lộ thay đổi về chiến lược quân sự của Nga trong xung đột ở Ukraine

13:35:07 26/01/2025
BTR-50 được thiết kế từ những năm 1950 để làm nhiệm vụ của một xe bọc thép chở quân bánh xích và lội nước, từ lâu đã bị hầu hết các quân đội hiện đại loại bỏ.
FT: Người Đan Mạch 'phát hoảng' vì sức ép từ Tổng thống Trump

FT: Người Đan Mạch 'phát hoảng' vì sức ép từ Tổng thống Trump

13:31:03 26/01/2025
Một nguồn tin khác gọi cuộc trò chuyện là "một cơn mưa rào lạnh ngắt", đồng thời nói thêm rằng "trước đây, thật khó để coi trọng vấn đề này. Nhưng tôi nghĩ rằng [lúc này] vấn đề trở nên nghiêm túc và có khả năng rất nguy hiểm".
Động thái bất ngờ của ông Trump sau tuyên bố rút Mỹ khỏi WHO

Động thái bất ngờ của ông Trump sau tuyên bố rút Mỹ khỏi WHO

12:29:37 26/01/2025
Ông Trump ban hành sắc lệnh rút Mỹ khỏi WHO vào ngày 20/1, vài giờ sau khi ông tuyên thệ nhậm chức lần thứ hai. WHO cho biết tổ chức này lấy làm tiếc về động thái của quốc gia tài trợ hàng đầu.
Ukraine lên tiếng việc Mỹ bất ngờ ngừng viện trợ nước ngoài

Ukraine lên tiếng việc Mỹ bất ngờ ngừng viện trợ nước ngoài

11:29:58 26/01/2025
Tổng thống Ukraine Volodymyr Zelensky xác nhận chính quyền Tổng thống Mỹ Donald Trump đã đóng băng hầu hết viện trợ nước ngoài, chỉ có rất ít ngoại lệ.
Mỹ tính mua vũ khí cho Ukraine bằng tài sản đóng băng của Nga

Mỹ tính mua vũ khí cho Ukraine bằng tài sản đóng băng của Nga

11:28:21 26/01/2025
Mỹ cho biết đang xem xét việc mua vũ khí do nước này sản xuất để cấp cho Ukraine bằng tài sản của Nga bị phương Tây đóng băng.
Ukraine tung "hỏa thần" HIMARS, công phá dồn dập lãnh thổ Nga

Ukraine tung "hỏa thần" HIMARS, công phá dồn dập lãnh thổ Nga

11:26:23 26/01/2025
Hỏa thần HIMARS từ lâu đã được Ukraine coi là vũ khí tầm xa có độ chính xác cao, được sử dụng để tấn công các mục tiêu có giá trị cao của Nga như trung tâm chỉ huy hoặc kho đạn.
Mỹ xích tay, trục xuất người nhập cư trái phép trong chiến dịch "lớn nhất lịch sử"

Mỹ xích tay, trục xuất người nhập cư trái phép trong chiến dịch "lớn nhất lịch sử"

10:52:20 26/01/2025
Ngày 24-1 (giờ địa phương), bà Karoline Leavitt, thư ký báo chí Nhà Trắng, xác nhận rằng các chuyến bay trục xuất đã chính thức bắt đầu trong chiến dịch trục xuất có quy mô lớn nhất lịch sử .
NATO đổ gần 200 tỷ USD vào Ukraine

NATO đổ gần 200 tỷ USD vào Ukraine

10:46:29 26/01/2025
Gần 3 năm kể từ khi xung đột Nga - Ukraine nổ ra, các nước NATO ước tính đã viện trợ hơn 191 tỷ USD cho Ukraine.
Tín hiệu của Tổng thống Putin về đàm phán hòa bình

Tín hiệu của Tổng thống Putin về đàm phán hòa bình

10:43:45 26/01/2025
Tổng thống Nga Vladimir Putin dường như phát tín hiệu rằng Moscow khó có thể tham gia các cuộc đàm phán hòa bình trong tương lai gần.

Có thể bạn quan tâm

Không muốn thua kém chị dâu, tôi mua chiếc áo 3 triệu biếu mẹ chồng, nào ngờ bà nổi giận yêu cầu tôi trả lại

Không muốn thua kém chị dâu, tôi mua chiếc áo 3 triệu biếu mẹ chồng, nào ngờ bà nổi giận yêu cầu tôi trả lại

Góc tâm tình

14:34:48 26/01/2025
Tôi rất cảm kích tấm lòng của mẹ chồng khi bà trả lại món quà tôi đã tặng. Nhà chồng tôi có 3 anh em, gia đình tôi và chị dâu ở gần với bố mẹ chồng
Xuân Son về nhà ăn Tết, bác sĩ nói đúng 1 câu "cực gắt" về món bánh chuối khoái khẩu

Xuân Son về nhà ăn Tết, bác sĩ nói đúng 1 câu "cực gắt" về món bánh chuối khoái khẩu

Sao thể thao

14:04:02 26/01/2025
Sau kỳ nghỉ Tết Nguyên đán, tiền đạo Xuân Son sẽ phải quay trở lại bệnh viện để tiếp tục quá trình điều trị chấn thương.
Sao Việt rộn ràng đón Tết: Người gói bánh chưng, người khoe sắc với áo dài

Sao Việt rộn ràng đón Tết: Người gói bánh chưng, người khoe sắc với áo dài

Sao việt

13:09:50 26/01/2025
Trong những ngày cận Tết, sao Việt đua nhau khoe sắc trong bộ áo dài truyền thống hoặc quây quần cùng gia đình gói bánh chưng.
Cô gái Phú Thọ lấy chồng xa 300km, năm nào cũng về ngoại ăn Tết

Cô gái Phú Thọ lấy chồng xa 300km, năm nào cũng về ngoại ăn Tết

Netizen

13:06:23 26/01/2025
Kể từ khi làm dâu, cô gái Phú Thọ chưa từng ăn Tết quê chồng. Mỗi năm, cô đều được chồng đưa về ngoại ăn Tết gần 1 tháng.
Tình trạng đáng lo ngại của Rosé (BLACKPINK) sau khi dính tin hẹn hò diễn viên lai

Tình trạng đáng lo ngại của Rosé (BLACKPINK) sau khi dính tin hẹn hò diễn viên lai

Sao châu á

12:27:02 26/01/2025
Tờ Allkpop cho hay, trong màn trình diễn trên sân khấu Pháp mới đây, Rosé bị run giọng, hát lệch tông khi hát live ca khúc mang tên Stay A Little Longer.
10 cách phối áo len mỏng giúp chị em qua Tết vẫn mặc đẹp

10 cách phối áo len mỏng giúp chị em qua Tết vẫn mặc đẹp

Thời trang

12:26:46 26/01/2025
Thời tiết của mùa xuân khá ấm áp. Bởi vậy mà không phải lúc nào, áo len dày dặn cũng là lựa chọn thời trang thích hợp. Chị em nên bổ sung áo len mỏng cho tủ đồ vì item này khá nhẹ nhàng, đồng thời mang đến sự trẻ trung, nữ tính.
Sự thăng hạng phong cách của một Hoa hậu

Sự thăng hạng phong cách của một Hoa hậu

Phong cách sao

12:22:48 26/01/2025
Ngày trước, Đỗ Thị Hà mặc đồ đơn giản và thanh lịch nhưng chưa có sự long lanh, ấn tượng. Tuy nhiên gần đây, nhờ phối đồ khéo léo mà dù phủ sóng phong cách với các tông màu trung tính, style của Đỗ Thị Hà vẫn rất cuốn hút.
Nữ chủ tịch 2K3 tìm được tông makeup quá xinh, con gái diện áo dài đúng là nhất

Nữ chủ tịch 2K3 tìm được tông makeup quá xinh, con gái diện áo dài đúng là nhất

Làm đẹp

12:20:12 26/01/2025
Phương Mỹ Chi được biết đến là một trong những sao nhí sở hữu chất giọng dân ca ấn tượng và thành công nhất khi đạt danh hiệu Á quân Giọng hát Việt nhí lúc mới 10 tuổi.
Bọ Cạp gặp người tâm đầu ý hợp, Ma Kết đón một ngày tuyệt đẹp hôm nay (26/1)

Bọ Cạp gặp người tâm đầu ý hợp, Ma Kết đón một ngày tuyệt đẹp hôm nay (26/1)

Trắc nghiệm

12:07:59 26/01/2025
Tử vi 12 cung hoàng đạo ngày 26/1 dự đoán vận trình sự nghiệp, tài lộc, tình duyên giúp bạn chủ động ứng phó vận xui hay may mắn đến với mình.
Ấn tượng khoảnh khắc hàng ngàn con sáo đá bay vút qua bầu trời

Ấn tượng khoảnh khắc hàng ngàn con sáo đá bay vút qua bầu trời

Lạ vui

11:50:19 26/01/2025
Với tình yêu mãnh liệt với loài sáo đá, nhiếp ảnh gia Đan Mạch Sren Solkr quyết định đi du lịch khắp châu Âu để ghi lại những hình ảnh ấn tượng của chúng.
Khi luộc gà nên đặt úp hay ngửa?

Khi luộc gà nên đặt úp hay ngửa?

Ẩm thực

11:27:07 26/01/2025
Khi luộc gà nên đặt úp hay ngửa để thịt chín đều, ngon và đẹp mắt hơn là câu hỏi được nhiều người đặt ra lúc chuẩn bị gà cúng.