Lịch sử 46 năm triển lãm CES qua ảnh
Cùng nhìn lại hình ảnh của các kỳ triển lãm điện tử tiêu dùng CES diễn ra từ 1967 đến 2013 để thấy được sự phát triển nhanh chóng của thế giới công nghệ.
Triển lãm CES lần đầu được tổ chức vào tháng 6/1967 tại thành phố New York (Mỹ), với sự tham dự của 14 hãng công nghệ, trong đó có LG, Motorola, Philips… Những thiết bị được giới thiệu tại kỳ triển lãm này chủ yếu thiên về nghe nhìn. Đây cũng là kỳ triển lãm ghi dấu những ấn tượng đầu tiên của các hãng công nghệ châu Á.
Đến năm 1969, CES lại tràn ngập các mẫu radio sử dụng sóng FM được cải tiến về mặt công nghệ. Hãng Panasonic mang đến kỳ triển lãm này một chiếc TV với màn hình chỉ 1,5 inch.
Trong giai đoạn này, những chiếc TV vẫn là những sản phẩm xa xỉ và có giá cả khá đắt đỏ.
Năm 1971, triển lãm CES được tổ chức ở Chicago. Trong năm này, các hãng công nghệ giới thiệu nhiều mẫu “đầu băng” VCR có thể đọc băng từ VHS. Bên cạnh đó là các mẫu cassettes có thể đọc/ghi trên những cuộn băng nhỏ. Kì triển lãm này quy tụ 275 thương hiệu công nghệ.
Đến năm 1972 – 1973, số lượng nhân lực phục vụ triển lãm CES lên đến 40.000 người, và số lượng hãng tham gia lên đến 300. Hệ thống âm thanh trong xe hơi và công nghệ sản xuất headphone là hai sản phẩm “đinh” trong giai đoạn này.
Năm 1974, máy hát chạy đĩa quang bắt đầu được giới thiệu tại CES. Tuy nhiên, đây chỉ là một công nghệ mang tính bản lề và dần được hoàn thiện trong các năm sau đó.
Năm 1975, các sản phẩm tại CES chủ yếu vẫn là về công nghệ âm thanh. Tuy nhiên, cũng trong năm đó, các máy chơi game đơn giản của Atari bắt đầu được giới thiệu nhưng chưa gây được sự chú ý.
Năm 1977 là một năm bùng nổ của các thiết bị nghe nhìn giá rẻ. Nhiều thiết bị tại CES đã “bình dân” hơn, thu hút đông đảo người đến xem.
Năm 1978, CES được dời về Las Vegas, bang Nevada (Mỹ). Đây cũng là địa điểm tổ chức thường niên của CES cho đến tận ngày nay.
Video đang HOT
Trong năm 1978, các hãng sản xuất đa phần tập trung vào các phụ kiện nghe nhạc.
Năm 1979, Atari là “ngôi sao” của triển lãm khi tung ra chiếc máy tính cá nhân 8-bit Atari 400 và Atari 800.
Năm 1980 là năm đầu tiên CES có thêm các hoạt động “quảng bá và xúc tiến” bên cạnh việc giới thiệu các sản phẩm.
Năm 1981 – 1982 là thời điểm các hãng bắt đầu tung ra những chiếc máy quay phim cá nhân ghi đĩa (camcorder).
Năm 1984, các hãng sản xuất phần mềm máy chơi game bắt đầu trở thành tâm điểm của CES.
Năm 1985, Nintendo bắt đầu gây ấn tượng mạnh tại CES với các model máy chơi game.
CES năm 1988 ghi nhận sự xuất hiện của Tetris. Tựa game xếp gạch nổi tiếng này đã khiến chiếc Nintendo Game Boy “cháy hàng” trong năm 1989.
Những năm 1990 – 1993, các tên tuổi công nghệ của thế giới hiện đại bắt đầu gây ấn tượng mạnh mẽ. Apple giới thiệu chiếc máy tính Newton, Sony giới thiệu máy phát nhạc MiniDisc có thể phát 74 phút nhạc. Dòng sản phẩm này khá thành công và đến năm 2011 mới chính thức bị Sony khai tử.
Năm 1995, CES được tổ chức đến bốn lần: một ở Las Vegas, hai ở Chicago, và một ở Mexico City. Trong giai đoạn từ 1995 – 1997, máy tính cá nhân là thiết bị được quan tâm nhất tại CES.
Trong các kỳ triển lãm CES 1997 – 2005, Microsoft dường như luôn là tâm điểm với các bài thuyết trình của Bill Gates, một phần cũng vì Apple không tham gia CES. Bên cạnh máy tính cá nhân, phần mềm máy tính và điện thoại di động cũng là những sản phẩm công nghệ được quan tâm.
Đến CES 2008, Bill Gates nghỉ hưu nên các bài thuyết trình của Microsoft được giao phó lại cho các nhân vật khác. Các sản phẩm của thời kỳ này vẫn là laptop và các thiết bị di động thông minh sơ khai.
Từ 2008 đến nay, CES được tổ chức với quy mô lớn hơn gấp nhiều lần, thu hút được sự quan tâm của giới truyền thông lẫn đông đảo những người yêu công nghệ. Microsoft tiếp tục đóng vai trò “đầu tàu” khi đề xuất các định nghĩa mới như ultrabook (laptop siêu di động). Đây cũng là thời kỳ các smartphone và máy tính bảng chiếm nhiều đất diễn. Một số công nghệ mới như thực tế ảo, trí tuệ nhân tạo… cũng được giới thiệu tại CES.
Theo Zing
Mong chờ gì tại triển lãm công nghệ điện tử CES 2014?
Đến hẹn lại lên vào tháng 1 hằng năm, Triển lãm điện tử tiêu dùng quốc tế CES 2014 sẽ diễn ra tại Las Vegas (bang Nevada, Hoa Kỳ) từ 7 tới 10-1-2014.
Sự kiện thường niên được tổ chức lần đầu tiên vào tháng 6-1967 tại thành phố New York lâu nay vẫn là một trong những triển lãm và hội chợ công nghệ, điện tử được mong đợi nhất thế giới.
Tại đây, các hãng lớn có quy mô dẫn dắt xu hướng thị trường giới thiệu các sản phẩm và công nghệ mới nhất của mình mà phần lớn các sản phẩm sẽ có mặt trên thị trường trong năm mới.
Từ những thông tin được tiết lộ gần đây, người ta có thể hình dung CES 2014 sẽ bùng nổ các sản phẩm điện tử tiêu dùng "đẹp hơn, sắc nét hơn, lớn hơn và cong". Và dĩ nhiên, riêng trong lĩnh vực TV và smartphone, đây sẽ là sân chơi chính của hai đối thủ Hàn Quốc là Samsung và LG.
Những chiếc TV màn hình lớn, 4K và cong
Chiếc Curved 4K Ultra HD OLED TV của LG có màn hình cong 77 inch lớn nhất thế giới hiện nay
Chị Becky Worley, một cây viết về công nghệ và thị trường, nói rằng tại CES 2013 mình đã bị lôi cuốn bởi thế hệ HDTV mới Ultra HDTV hay 4K TV có độ phân giải cao gấp 4 lần so với HDTV Full HD hiện có. Gây ấn tượng nhất là sự kết hợp giữa công nghệ màn hình OLED với 4K trong các sản phẩm mới của hãng Sony. Chỉ có điều, giá của thế hệ TV này quá "chát", khoảng 25.000 USD.
Vì thế, người ta hy vọng tại CES 2014 này các hãng sẽ đưa ra nhiều mẫu mã 4K TV mới với giá mềm hơn.
Nhưng, mọi ánh mắt của khách tham quan CES 2014 sẽ phải tập trung vào một dòng Ultra HDTV mới là Curved TV (màn hình cong) mà một số mẫu đã được trình làng tại triển lãm IFA 2013 hồi tháng 9-2013 ở Berlin (Đức).
Người ta đang chứng kiến cuộc chạy đua ráo riết và ngoạn mục giữa Samsung và LG trong cuộc chiến màn hình 4K cong. Hiện nay, cả hai hãng Hàn Quốc này đều đã giới thiệu được những chiếc Curved Ultra HDTV có màn hình tới 105 inch. Dòng TV này có tỷ lệ màn hình "dài khác thường" 21:9 so với 16:9 của HDTV thông thường. Với màn hình rộng và cong, người xem sẽ có cảm giác như sống ngay trong hình ảnh mà mình đang xem.
"Cây đinh" trong lĩnh vực này ở CES 2014 sẽ là chiếc Curved 4K OLED HDTV lớn nhất thế giới - 77 inch, của LG. Chiếc TV 77EC9800 có độ phân giải tới 3.840 x 2.160 pixel (so với 1902 x 1080 pixel của Full HD) và được trang bị công nghệ LG Tru-Ultra HD Engine Pro upscaler giúp nâng cấp các nội dung Full HD 1080p hay có độ phân giải thấp hơn lên thành 4K.
Tràn ngập smartphone
Chiếc điện thoại màn hình cong Samsung Galaxy Round
Các hãng sản xuất điện thoại sẽ giới thiệu những mẫu mới tại CES 2014. Có thể Sony sẽ đưa ra loại điện thoại có màn hình với độ phân giải cao tới 2K. Có thể LG sẽ giới thiệu phiên bản G2 Mini nhỏ hơn có màn hình 4,7 inch tiếp theo G2 có màn hình lớn tới 5,2 inch. Có thể Samsung sẽ trình làng thế hệ Galaxy S5.
Nhưng hấp dẫn nhất vẫn là thế hệ smartphone có màn hình cong. Ở đây lại là cuộc đua của Samsung và LG. Với chiếc Galaxy Round có màn hình OLED 5,7 inch, Samsung đã tung ra thị trường chiếc điện thoại có màn hình cong đầu tiên trên thế giới. Tiếp theo đó là LG với chiếc G Flex với màn hình OLED 6 inch cong. Điều khác biệt ở hai mẫu điện thoại cong này là Samsung cong ở chiều rộng (phục vụ cho nhu cầu xem), trong khi LG cong ở chiều đứng (tối ưu cho tác vụ nghe và gọi).
Hãng Huawei (Trung Quốc) cũng có mẫu điện thoại cong Ascend Mate 2.
Cuộc chạy đua phablet
Chiếc phablet Nokia Lumia 1320 có màn hình 6 inch
Trong nhiều cuộc chạy đua giữa các hãng điện thoại, có cuộc đua nhau mở rộng thêm màn hình của chiếc smartphone. Và dòng điện thoại phablet với màn hình từ 5 inch trở lên tới dưới 7 inch đã ra đời (từ 7 inch tới 10 inch là thuộc tablet).
Cho đến bây giờ thì hầu như các hãng điện thoại lớn như Samsung, Sony, LG, HTC, Nokia... cũng đã có nhiều mẫu phalet.
Thiết bị có thể đeo (wearable gear)
Thiết bị wearable gear Samsung Galaxy Gear dưới dạng đồng hồ đeo tay có thể kết nối Internet, nghe gọi điện thoại, chụp ảnh...
Việc trình làng chiếc đồng hồ Samsung Galaxy Gear đã trở nên một trong những sự kiện lớn trong năm 2013 về dòng thiết bị có thể mang hay đeo (wearable gear). Và tại CES 2014, người ta sẽ chứng kiến nhiều thiết bị tương tự của các hãng như LG, Archos, Sony... Điều mọi người chờ đợi là những thiết bị wearable gear dạng dẻo (flex) mà tin đồn sẽ có ở Samsung Galaxy Gear 2 hay đồng hồ của LG.
Hybrid Tablet
Nhiều nhà phân tích công nghệ nói rằng năm 2014 sẽ là thời của những thiết bị di động lai hybrid 2-in-1 hay 3-in-1. Thiết kế được ưa chuộng hơn cả là những thiết bị có màn hình và đế bàn phím rời cho phép người dùng có thể sử dụng như một máy tính bảng hay một laptop tùy theo nhu cầu của mình.
Thiết bị 2-in-1 này có 2 dạng thiết kế chính: convertible (có thể chuyển đổi qua lại giữa laptop và tablet) và detachable (có màn hình và bàn phím có thể tháo lắp riêng biệt), trong đó dạng thứ hai được thị trường ưa chuộng hơn. Samsung có dòng ATIV Smart PC Pro vừa là một ultrabook, vừa là một tablet với CPU Intel Core i5 mạnh mẽ chạy Windows 8.1. Nhưng nổi bật nhất trong lĩnh vực này vẫn là ASUS với nhiều mẫu thuộc dòng Transformer.
Hãng này đã thành công trong việc kéo giá của thiết bị 2-in-1 detachable được trang bị công nghệ hiện đại nhưng có giá dưới 400 USD với mẫu Transformer Book T100 màn hình 10.1 inch chạy CPU Intel Atom thế hệ thứ 4 Bay Trail và Windows 8.1. Ấn tượng nhất là ASUS đã tung ra thị trường dòng Transformer Book Trio, thiết bị 3-in-1 đầu tiên trên thế giới với 2 CPU (Intel Core i5 trên đế bàn phím và Intel Atom trên màn hình) có thể thực hiện chức năng của 3 thiết bị: laptop, tablet và desktop PC. Điều độc đáo nhất là thiết bị này chạy 2 hệ điều hành Windows và Android.
Theo TTO
5 xu hướng công nghệ được trông đợi tại CES 2014 Năm mới đã đến với mỗi chúng ta, có nghĩa là Triển lãm hàng điện tử tiêu dùng (CES) quốc tế thường niên cũng đang đến rất gần. Chưa đến một tuần nữa, hơn 150.000 người sẽ đổ tới Las Vegas để công bố hoặc quan sát công nghệ tiêu dùng mới nhất của cả thế giới hội tụ tại đây. Mặc dù...