Lịch sử 12 năm vẻ vang của máy chơi game Xbox
Đã tròn 12 năm kể từ khi chiếc Xbox đầu tiên được bán ra. Sau đây là những điểm nhấn của máy chơi game console được Microsoft tung ra vào 2001 này.
Chiếc Xbox đầu tiên
Chiếc Xbox đầu tiên lên kệ vào ngày 15/11/2001 với giá bán 299 USD, cạnh tranh trực tiếp với Play Station 2 của Sony và GameCube của Nintendo. Microsoft cũng đưa tựa game đình đám Halo, cùng hàng loạt game lớn khác, lên console này. Điểm mạnh của chiếc Xbox đầu tiên là cấu hình tốt, hỗ trợ màn hình độ phân giải cao, cổng Ethernet, bộ nhớ lớn. Điểm yếu của máy là kích thước cồng kềnh, yêu cầu phần cứng ngoài để mở khóa tính năng xem DVD.
4 năm sau đó, ngày 22/11/2005, Microsoft giới thiệu Xbox thế hệ thứ 2, hay còn gọi là Xbox 360. Máy có phần mặt có thể tháo rời, ổ cứng 20 GB, không hỗ trợ WiFi (người dùng phải mua bộ hỗ trợ riêng với giá 99 USD). Mặc dù máy không có cổng xuất HDMI (chỉ được bổ sung ở các phiên bản sau đó), nhưng đây được xem là console đầu tiên được thiết kế để hỗ trợ đồ họa chuẩn HD. 360 lên kệ sớm hơn các đối thủ Play Station 3 và Nintendo Wii 1 năm (các console này ra mắt tháng 11/2006), và phần cứng bị tố gặp lỗi nặng, trong đó đáng hổ thẹn nhất là lỗi “đèn đỏ” (một ánh sáng màu đỏ liên tục nhấp nháy trên máy).
Xbox 360 phiên bản ổ cứng 20 GB được bán với giá 399 USD. Ngoài ra Microsoft cũng bán một phiên bản khác với giá 299 USD nhưng máy không đi kèm ổ cứng.
Video đang HOT
Xbox 360 Elite có thể xem là phiên bản cải tiến của Xbox 360 đời đầu. Máy có thiết kế toàn màu đen và ra mắt tháng 4 năm 2007. Xbox 360 Elite được bổ sung cổng xuất HDMI, ổ cứng dung lượng cao 120 GB, và được bán với giá 480 USD.
Điểm mạnh của chiếc máy này chính là bộ sưu tập game đồ sộ, bao gồm nhiều tựa game độc quyền của Xbox 360, tất cả các game đều có độ phân giải cao, giao diện Dashboard thân thiện, hỗ trợ tay cầm không dây và các phụ kiện khác, dịch vụ Xbox Live hỗ trợ multiplayer trực tuyến (có chat voice và matchmaking – ghép 2 người chơi với nhau). Xbox 360 Elite tương thích ngược với rất nhiều game trên Xbox đời đầu, Marketplace trực tuyến cho phép mua các minigame dễ dàng, hỗ trợ phim HD và TV Show.
Tuy nhiên, máy cũng có nhiều điểm yếu như không thể khắc phục các lỗi khó chịu mà người tiền nhiệm của nó – Xbox 360 – để lại: ổ DVD và hệ thống tản nhiệt phát ra nhiều tiếng ồn, bộ nguồn có kích cỡ quá to, không hỗ trợ kết nối mạng không dây, chỉ có 3 cổng USB, ổ DVD chất lượng tầm thường, chơi online cần phải mất thêm phí đăng kí dịch vụ Xbox Live, hạn chế phụ kiện của bên thứ 3.
Tại Hội chợ E3 năm 2010, Microsoft giới thiệu Xbox 360S, một phiên bản cải tiến nữa của 360 với thiết kế được “giảm béo”, gọn gàng hơn. Microsoft cũng bổ sung kết nối WiFi và ổ cứng dung lượng lớn, 250 GB ở phiên bản này. Máy có giá bán 299 USD. Đồng thời đến phiên bản này thì lỗi đèn đỏ ở Xbox 360 đời đầu cũng được khắc phục. Đồng thời, cùng với việc bổ sung Netflix (dịch vụ cho thuê phim) và hàng loạt dịch vụ stream khác, Xbox 360 ngày càng trở thành một thiết bị media quan trọng.
Những điểm mạnh của máy là thiết kế bóng bẩy (nhỏ hơn phiên bản cũ 17%), hoạt động êm hơn, tản nhiệt tốt hơn, khay đĩa và nguồn cũng ổn định hơn, ổ cứng dung lượng cao (250 GB), WiFi tích hợp, 5 cổng USB, cổng Kinect riêng.
Nhược điểm của Xbox 360S là vẫn dùng ổ cứng độc quyền, nguồn máy vẫn cồng kềnh, controller trên D-pad không có gì cải tiến, không có cáp đi kèm để hỗ trợ chơi game HD.
Cũng trong năm 2010, Microsoft giới thiệu cảm biến Kinect. Đây được xem là câu trả lời cho Wii của Nintendo với tay cầm Wii Remote có thể nhận diện cử chỉ. Ngoài việc bổ sung nhận diện cử chỉ cho Xbox 360, Kinect cũng được tích hợp cả camera. Mặc dù cảm biến này bán tốt, nhưng không có nhiều game tận dụng các tính năng của nó. Kinect, vì thế, chỉ như một phụ kiện tạo nên sự nổi bật cho Xbox mà thôi.
Những điểm mạnh của Xbox 360 Kinect là hỗ trợ điều khiển bằng chuyển động, thư viện game phong phú, điều khiển giọng nói. Điểm yếu là nó đòi hỏi người chơi mất công tìm hiểu, điều hướng menu và video thường không ổn định, cần phòng có diện tích lớn để hoạt động, nhiều game yêu cầu người chơi phải đứng, cần nguồn riêng khi sử dụng với các máy Xbox 360 đời cũ.
Xbox 360E
Được giới thiệu tại E3 2013, Microsoft đã thiết kế giúp Xbox 360E nhỏ gọn hơn một chút so với thế hệ trước nó. Máy có giá bán 250 USD và thường được tặng kèm 1 đến 2 game khi mua. Có thể nói đó là một mức giá hấp dẫn dành cho game thủ. Điểm mạnh của máy vẫn là thư viện game phong phú, máy chạy mát hơn các thế hệ trước. Điểm yếu đó là cổng A/V cũ và S/PDIF đã bị loại bỏ, không có ổ Blu-ray, yêu cầu phải có tài khoản Xbox Live Gold mới hỗ trợ chơi online và nhiều ứng dụng giải trí.
Xbox One
Xbox One – thế hệ Xbox mới nhất của Microsoft, vừa lên kệ ngày 22/11 vừa qua, chỉ sau PS4 một tuần lễ. Máy có giá 499 USD đã bao gồm cả cảm biến Kinect thế hệ mới (người dùng bắt buộc phải mua cả combo này, không thể mua riêng). Với Xbox One, Microsoft không chỉ tập trung vào tải nghiệm game, mà còn tích hợp trong đó nhiều tiện ích giải trí. One được tích hợp dịch vụ TV trực tuyến, có tính năng nhận diện giọng nói, điều khiển chuyển động rất hứa hẹn. Những điểm mạnh khác gồm đồ họa game được cải tiến, game độc quyền nhiều hơn (1 chút) so với PS4.
Tất nhiên, One vẫn còn những điểm yếu như dịch vụ TV trực tuyến hoạt động chưa mượt mà, khả năng nhận diện giọng nói của Kinect chưa ổn định, giao diện dashboard mới phức tạp hơn trước. Máy có giá đắt hơn đối thủ PS4 100 USD, và yêu cầu phải đăng kí dịch vụ Xbox Live Gold (có trả phí) mới có thể sử dụng nhiều tính năng hấp dẫn.
Theo Genk/CNET
Microsoft thu 2 tỉ USD mỗi năm từ... Android
Microsoft đang thu về khoảng 2 tỉ USD mỗi năm từ việc cấp phép sử dụng bản quyền cho các thiết bị Android. Đó là thông tin vừa được chuyên gia phân tích tại công ty Nomura đưa ra.
Chuyên gia phân tích Rick Sherlund, làm việc tại công ty nghiên cứu Nomura ước tính, doanh thu này có biên độ lợi nhuận khoảng 95%, nghĩa là số tiền mà họ nhận được từ Android hầu hết là lãi ròng.
Theo ông Sherlund, số tiền này giúp cho Microsoft giấu được thực tế đang diễn ra tại Microsoft là bộ phận kinh doanh và Xbox đang gặp khó khăn với mức lỗ lên đến 2,5 tỉ USD/năm, trong đó, khoản lỗ trong hoạt động kinh doanh Xbox chiếm tới 2 tỉ USD
Được biết, trong nhiều năm qua, Microsoft đã thông báo hoạt động có lãi của bộ phận Thiết bị và Giải trí trong công ty. Bộ phận này bao gồm các thiết bị Xbox, Windows Phone, bản quyền cấp cho phía Android.
Ông Sherlund cho biết, chính phần thu từ các bản quyền bằng sáng chế từ Android đã giúp Microsoft bù đắp lại cho khoản thua lỗ trên. Chuyên gia Sherlund nhận định, Microsoft cần phải định hướng lại chiến lược kinh doanh đối với thiết bị Xbox của mình bởi sự thua lỗ nặng nề kéo dài trong thời gian vừa qua.
Theo ông Sherlund, các nhà đầu tư của Microsoft cũng không lên tiếng trước việc kinh doanh thua lỗ thiết bị Xbox bởi họ nhận thấy khoản lợi nhuận "khủng" từ việc bản quyền bằng sáng chế từ Android.
Theo VTV
Kế hoạch "mạnh tay" của Stephen Elop nếu trở thành CEO của Microsoft Trong khi chờ đợi kết quả cuối cùng của cuộc đua vào vị trí CEO Microsoft, ứng viên sáng giá cho vị trí này - Stephen Elop đã dự kiến một kế hoạch cải tổ "mạnh mẽ" bao gồm việc cắt giảm một số mảng kinh doanh không hiệu quả tại công ty công nghệ khổng lồ này. Theo báo cáo của hãng...