Libra thách thức chính sách tiền tệ các nước

Theo dõi VGT trên

Khi một đồng tiền mật mã xuyên quốc gia như Libra, hay JPM Coin, Finality được sử dụng rộng rãi thì ảnh hưởng của nó vào hệ thống thanh toán và chính sách tiền tệ của một quốc gia sẽ như thế nào?

Libra thách thức chính sách tiền tệ các nước - Hình 1

Thời gian qua giới công nghệ và tài chính xôn xao vụ Facebook cùng 27 đối tác khác công bố kế hoạch triển khai một đồng tiền mật mã (cryptocurrency) gọi là Libra. Đồng tiền này có thể xếp vào loại “stablecoin”, nghĩa là nó có một cơ chế neo giữ giá trị tương đối ổn định với các đồng tiền thật của các quốc gia chứ không trồi sụt quá mạnh như Bitcoin.

Sở dĩ dự án này gây tiếng vang và gặp nhiều phản ứng từ cả cộng đồng lẫn chính quyền một số nước là do độ lớn và tham vọng của Facebook. Những tai tiếng gần đây của công ty này cũng làm nhiều người lo ngại dữ liệu cá nhân của mình sẽ bị lạm dụng nếu họ sử dụng Libra. Tạm bỏ qua những vấn đề đó, khi một đồng tiền mật mã xuyên quốc gia như Libra, hay JPM Coin, Finality được sử dụng rộng rãi thì ảnh hưởng của nó vào hệ thống thanh toán và chính sách tiền tệ của một quốc gia sẽ như thế nào?

Đắt, rẻ trước cái giá – chính sách tiền tệ quốc gia

Sách trắng của liên minh phát hành Libra (Libra Associate) cho rằng đồng tiền này sẽ không ảnh hưởng đến chính sách tiền tệ của các quốc gia vì mỗi đồng Libra được tạo ra phải được đảm bảo bằng một lượng tiền thực cố định.

GS. Tyler Cowen (Đại học George Mason) chỉ ra lập luận này là một cách xào xáo lại “real bill doctrine”, một lý thuyết tiền tệ đã được giới kinh tế tranh luận và phản bác hàng thế kỷ nay. Cho dù mỗi đồng Libra được bảo đảm bằng một đồng tiền thật, khi hệ sinh thái của nó đủ lớn và phức tạp, trở thành một “shadow banking system”, thì hoạt động nội tại của nó sẽ làm thay đổi tổng phương tiện thanh toán trong một nền kinh tế.

Nghĩa là không sớm thì muộn Libra cũng sẽ ảnh hưởng đến chính sách tiền tệ của các quốc gia nơi nó được lưu hành, ít nhất là làm cho chính sách tiền tệ ở những nơi đó ít hiệu quả hơn. Đặc biệt ở những nước đang phát triển có lạm phát cao, Libra, với tính ổn định của nó, sẽ dễ dàng trở thành một đồng tiền thứ hai tương tự như vàng hay ngoại hối mà các nhà kinh tế vẫn gọi là quá trình đô la hóa.

Sự xuất hiện của Libra, dù mới chỉ là dự án, cho thấy khái niệm tiền tệ và cấu trúc thanh toán quốc gia lẫn quốc tế đã không còn như trước.

Ngay cả nếu dự án Libra thất bại, không sớm thì muộn một đồng tiền mật mã khác do một liên minh khác hậu thuẫn sẽ lại xuất hiện.

Tuy nhiên, đô la hóa không phải lúc nào cũng xấu. Một số quốc gia không kiểm soát được cung tiền dẫn đến siêu lạm phát như Argentina, Zimbabwe đã phải chủ động sử dụng một đồng tiền nước ngoài (đô la Mỹ), nói nôm na là từ bỏ hoàn toàn quyền định đoạt chính sách tiền tệ của mình, để khôi phục lại ổn định kinh tế.

Libra, nếu trở thành một đồng tiền quốc tế phi chính trị thực sự, sẽ là một lựa chọn an toàn hơn đồng đô la Mỹ cho những quốc gia như vậy trong bối cảnh chính quyền của Tổng thống Mỹ Donald Trump đang gia tăng sử dụng thị trường tài chính làm một loại vũ khí chống lại các quốc gia thù nghịch.

Nhưng ngay cả khi lạm phát không phải là vấn đề, nếu Libra trở thành một giải pháp thanh toán đơn giản và hiệu quả cho những nước nghèo, nơi mà hệ thống ngân hàng truyền thống chưa phát triển, thì sự trả giá bằng tính độc lập của chính sách tiền tệ có lẽ không phải quá đắt, nhất là khi năng lực của ngân hàng trung ương chưa tốt.

Video đang HOT

Trên thực tế, việc Facebook sử dụng công nghệ blockchain làm nền tảng cho Libra không chỉ vì muốn nó trở thành một đồng tiền quốc tế (không phụ thuộc vào các chính phủ) mà còn để hệ thống thanh toán đi cùng với nó có thể lan tỏa dễ dàng ở bất kỳ đâu có kết nối Internet.

Facebook rút ra bài học từ thất bại của chính mình khi đã từng đưa ra giải pháp Facebook Credit vẫn phải gắn với cơ sở hạ tầng ngân hàng truyền thống. Chính sách trắng của Libra cũng nhấn mạnh vào lợi ích của kênh thanh toán mới này chứ không hẳn vì đồng Libra ổn định hơn các đồng tiền yếu. Cấu trúc phi tập trung của hệ thống Libra (nhờ vào công nghệ blockchain) giúp cho nó có khả năng chống chọi các cuộc tấn công mạng và duy trì hoạt động ngay cả khi một số đầu mối dịch vụ bị tấn công hoặc bị trục trặc.

Ngay cả ở các nước phát triển, nếu hệ thống thanh toán Libra thành công như được thiết kế, người dân và doanh nghiệp sẽ có một lựa chọn an toàn, tiện lợi và nhiều khả năng rẻ hơn các kênh thanh toán truyền thống như Visa, Master hay các kênh công nghệ mới như Apple Pay, Samsung Pay.

Khác với Bitcoin và các đồng tiền mật mã khác phải phát triển hệ thống thanh toán từ con số không, Libra được dự định phát hành ngay trên hạ tầng hai mạng lưới thông tin hiện hữu của Facebook (Messenger và WhatsApp) đã có gần 2 tỉ người sử dụng. Bên cạnh đó, 27 thành viên sáng lập Libra khác bên cạnh Facebook (dự kiến sẽ tăng lên 100) trải rộng trong nhiều lĩnh vực sẽ tạo ra hiệu ứng kết nối (networking effect) ngay từ ngày đầu của đồng Libra.

Người tiêu dùng chuyển một phần ví tiền của mình từ tiền thật sang Libra có thể thanh toán ngay cho một số loại hàng hóa và dịch vụ phổ thông chứ không cần đợi mạng thanh toán này lan tỏa. Với sức mạnh tài chính và kinh nghiệm phát triển thị trường của 28 thành viên sáng lập đó, khó có thể nghi ngờ sức cạnh tranh của đồng Libra khi nó chính thức ra đời.

Dù chưa có ngân hàng nào tham gia vào liên minh sáng lập, sự góp mặt của những “ông kẹ” về giải pháp thanh toán hiện hữu như Visa, Master hay Paypal khẳng định “đẳng cấp” của kênh thanh toán này dù nó vẫn còn trên giấy.

Mặt trái của kênh thanh toán Libra

Nhưng kênh thanh toán Libra không phải không có mặt trái. Những hoài nghi đầu tiên từ phía các nhà quản lý của các nước là hệ thống này sẽ bị lợi dụng cho các hoạt động rửa tiền, chuyển tiền trái phép. Hầu hết các nước phát triển đang gia tăng quy định KYC/AML(*) trong hệ thống ngân hàng. Dù sách trắng của Libra khẳng định sẽ tuân thủ những quy định này, không khó có thể thấy tiền mật mã với yếu tố bảo mật cao là một công cụ đắc lực cho giới tội phạm luân chuyển dòng tiền bẩn.

GS. Joseph Stiglitz (Đại học Columbia) cho rằng đây là khiếm khuyết khó có thể khắc phục nên các nước nên cấm tất cả các đồng tiền mật mã. Quan trọng hơn, với vai trò nổi bật của Facebook trong liên minh phát triển Libra trong khi công ty này đã dính vào nhiều vụ lạm dụng/tiết lộ thông tin khách hàng, các chính trị gia ở cả Mỹ lẫn châu Âu đang nghi ngại Libra sẽ làm vấn nạn vi phạm quyền riêng tư tồi tệ hơn.

Bà Maxine Waters, Chủ tịch Ủy ban Tài chính Hạ viện Mỹ, đã lên tiếng yêu cầu Facebook tạm ngừng phát triển Libra cho đến khi các cơ quan chức năng điều tra để hiểu rõ cơ chế hoạt động và đặc thù hệ thống thanh toán của nó.

Đối với Việt Nam thì sao? Cho đến thời điểm này, cơn ác mộng siêu lạm phát đã qua, hệ thống ngân hàng đã tương đối phát triển, nhiều giải pháp thanh toán song song với hệ thống ngân hàng truyền thống cũng đang được các doanh nghiệp công nghệ tài chính (FinTech) triển khai.

Libra thách thức chính sách tiền tệ các nước - Hình 2

Nếu các dịch vụ xung quanh Libra ở Việt Nam không phát triển thành một dạng “shadow banking” thì cũng không có gì đáng ngại về việc nó sẽ làm giảm hiệu quả chính sách tiền tệ của Ngân hàng Nhà nước (NHNN). Ngay cả khi lượng Libra do người dân và doanh nghiệp nắm giữ tương đối lớn, điều đó chỉ tương đương một phần dự trữ ngoại hối quốc gia chuyển từ quản lý của NHNN sang các tài khoản cá nhân và doanh nghiệp. Điều này thậm chí còn có lợi trong bối cảnh Việt Nam đang bị Mỹ cho vào tầm ngắm những quốc gia thao túng tỷ giá.

Thời điểm này vẫn còn quá sớm để lo ngại hay hoan hỉ với sự ra đời của đồng Libra. Các nhà quản lý trên thế giới và ở Việt Nam cần tìm hiểu kỹ hơn về đồng tiền này, nhất là khi nó vẫn đang được phát triển và hoàn thiện. Nhưng sự xuất hiện của Libra, dù mới chỉ là dự án, cho thấy khái niệm tiền tệ và cấu trúc thanh toán quốc gia lẫn quốc tế đã không còn như trước. Ngay cả nếu dự án Libra thất bại, không sớm thì muộn một đồng tiền mật mã khác do một liên minh khác hậu thuẫn sẽ lại xuất hiện.

Hiện tại, song song với Libra, hệ thống thanh toán dựa trên JPM Coin của Ngân hàng JP Morgan và Finality của một liên minh 14 ngân hàng cũng đang được khẩn trương xây dựng và sẽ ra mắt trong thời gian tới. Đây vừa là thách thức vừa là cơ hội cho giới FinTech Việt Nam, cho các ngân hàng, doanh nghiệp tài chính Việt Nam, và cho cả nền kinh tế. Chỉ cần các nhà hoạch định chính sách dám đối đầu chứ không rút vào cố thủ trong những thành trì quản lý cổ hủ!

Theo thesaigontimes.vn

Room ngoại 30% "bó chân" Fintech?

Lần đầu tiên khối doanh nghiệp nước ngoài nêu quan ngại về các chính sách trong lĩnh vực Fintech tại Diễn đàn Doanh nghiệp Việt Nam (VBF) giữa kỳ năm 2019.

Room ngoại 30% bó chân Fintech? - Hình 1

Theo nhiều chuyên gia, việc hạn chế tỷ lệ sở hữu của nhà đầu tư ngoại sẽ làm hạn chế nghiêm trọng khả năng phát triển của ngành Fintech Việt Nam.

Các thành viên VBF bày tỏ quan điểm không đồng tình với chủ trương hạn chế đầu tư nước ngoài trong các dịch vụ trung gian thanh toán.

Theo ông Seck Yee Chung, Chủ nhiệm Uỷ ban Công nghệ thông tin và truyền thông thuộc Phòng Thương mại Hoa Kỳ (Amcham), chính sách này sẽ làm hạn chế nghiêm trọng khả năng phát triển của ngành Fintech Việt Nam, đặc biệt khi các doanh nghiệp trong ngành cần phát triển dựa trên công nghệ trí tuệ nhân tạo (AI) và Dữ liệu lớn (Big Data) từ các quốc gia đi trước.

ầu năm 2019, Ngân hàng Nhà nước đã trình Chính phủ đề xuất sửa đổi Nghị định 101/2012/N-CP về thanh toán không dùng tiền mặt. Theo đó, cơ quan này muốn hạn chế đầu tư nước ngoài trong lĩnh vực trung gian thanh toán tối đa không quá 30%, tương đương với hạn mức đầu tư nước ngoài trong lĩnh vực ngân hàng. Như vậy, không chỉ với ngân hàng, mà cả các tổ chức trung gian thanh toán cũng đang phải chịu áp lực giới hạn sở hữu của nhà đầu tư nước ngoài 30%.

Tổng giám đốc một tổ chức trung gian thanh toán cho rằng, lĩnh vực thanh toán luôn đòi hỏi sự đổi mới về công nghệ, do đó, công ty thanh toán trung gian rất cần huy động nguồn vốn từ các nhà đầu tư trong và ngoài nước. Từ đó, các công ty trung gian thanh toán mới có thể đáp ứng được xu hướng phát triển của thị trường và nhu cầu thanh toán tiện lợi của khách hàng.

Cho đến nay, hầu hết trung gian thanh toán đình đám tại Việt Nam đã có sự tham gia của dòng vốn ngoại. ơn cử như MoMo, mới đây, công ty này đã nhận được khoản đầu tư từ Warburg Pincus, theo cam kết của hai bên là không tiết lộ giá trị đầu tư. Trước Warburg Pincus, MoMo thu hút được nguồn vốn hơn 28 triệu USD từ Goldman Sachs, Standard Chartered Private Equity (SCPE).

Ông Phạm Thành ức, Tổng giám đốc CTCP Dịch vụ di động trực tuyến (M_Service) với thương hiệu Ví điện tử MoMo cho rằng, công nghệ tài chính (fintech) là nhân tố không thể thiếu trong việc thúc đẩy nền kinh tế số Việt Nam.

Với nguồn lực tài chính và sự hỗ trợ từ Warburg Pincus, MoMo sẽ tiếp tục củng cố nguồn lực, tiếp tục đầu tư công nghệ, mở rộng mạng lưới khách hàng và đối tác, tăng điểm chấp nhận thanh toán và đầu tư vào nguồn nhân lực để tạo ra được hệ sinh thái đáp ứng đa dạng nhu cầu của người dùng.

Trung gian thanh toán này đang hợp tác với hơn 10.000 đối tác trong nhiều lĩnh lực khác, tài chính tiêu dùng, bảo hiểm, thanh toán dịch vụ tiện ích, giải trí... Tuy nhiên, chiến lược phát triển của MoMo thời gian tới là tiếp tục thu hút nguồn vốn đầu tư.

Payoo hiện đã có cổ đông nước ngoài Nhật Bản tham gia và không ngừng mở rộng chiến lược tăng trưởng. Tuy nhiên, theo lãnh đạo Payoo cũng không khỏi tham vọng khi có cơ hội thu hút thêm nguồn vốn mở rộng đầu tư.

áng chú ý hơn, một số ví điện tử như 1Pay đã bán 90% cổ phần cho TrueMoney - một doanh nghiệp Thái Lan có cổ đông lớn là Tập đoàn Alibaba (Trung Quốc). Hay VNPT Epay bán 65% vốn cho 2 nhà đầu tư Hàn Quốc là Global Payment Service (64,99%) và UTC Investment Co., Ltd (0,83%); MOL Accessportal mua 50% vốn của Ngân Lượng, NTT Data mua 64% cổ phần Payoo. Một nhóm nhà đầu tư ngoại khác cũng mua 25% cổ phần của Bảo Kim.

Giới phân tích tài chính cho rằng, sự phát triển của các ví điện tử là xu hướng tất yếu và đang hỗ trợ rất tốt cho phát triển thanh toán không dùng tiền mặt đang được đẩy mạnh, vốn đang ở giai đoạn đầu ở Việt Nam. Với tiềm lực vốn nhỏ bé và công nghệ sơ khai của các ví điện tử hiện nay rất cần mở cửa để hút vốn và công nghệ nước ngoài vào phát triển thị trường này.

Theo lý giải của Ngân hàng Nhà nước, Fintech là lĩnh vực kinh doanh có điều kiện, liên quan đến hoạt động ngân hàng và thị trường tài chính, ảnh hưởng đến sự ổn định và an toàn trong chính sách tiền tệ của quốc gia.

Do đó, để tránh sự thao túng của nhà đầu tư nước ngoài cũng như để đảm bảo chủ quyền quốc gia trong hoạt động ngân hàng tài chính thì cần thiết quy định tỷ lệ tham gia góp vốn của nhà đầu tư nước ngoài vào các công ty này, trong đó, không loại trừ trung gian thanh toán. Hiện các ngân hàng đã bắt tay với trung gian thanh toán trong nước, thiết lập liên minh để làm đối trọng với nước ngoài, nếu không muốn thị trường Việt Nam giống như Trung Quốc, nơi mà thị phần thanh toán của nhiều ngân hàng đã bị các ví điện tử như Alipay, WeChat Pay nuốt trọn.

Thế nhưng, không chỉ đưa ra dự thảo lấy ý kiến về tỷ lệ sở hữu của nhà đầu tư nước ngoài đối với các công ty Fintech, Ngân hàng Nhà nước cũng đang sửa đổi Thông tư 39/2014/TT-NHNN về dịch vụ trung gian thanh toán.

Theo đó, Ngân hàng Nhà nước đưa ra nhiều quy định "siết" lĩnh vực này, như áp đặt hạn mức giao dịch, buộc người dùng thực hiện các thủ tục khai báo thông tin...

Theo đánh giá của các chuyên gia tài chính, các quy định này có thể ảnh hưởng đến hơn 4 triệu người sử dụng dịch vụ, chi phí xã hội ước tính hơn 1.200 tỷ đồng.

Còn theo đại biểu Quốc hội Trần Quang Chiểu, những nội dung trên có thể sẽ cản trở việc thực hiện phát triển kinh tế số và thúc đẩy thanh toán không dùng tiền mặt.

Phòng Thương mại và Công nghiệp Việt Nam đã có khuyến nghị Ngân hàng Nhà nước xem xét điều chỉnh các quy định này để phù hợp với lợi ích của người dùng và doanh nghiệp.

Vân Linh

Theo tinnhanhchungkhoan.vn

Bạn thấy bài viết này có hữu ích không?
Có;
Không

Tin liên quan

Tin đang nóng

Danh tính nam tài xế ô tô tránh xe máy, đâm bé gái tử vong ở Tuyên QuangDanh tính nam tài xế ô tô tránh xe máy, đâm bé gái tử vong ở Tuyên Quang
14:43:24 23/12/2024
Chìm phà chở 14 người ở Quảng Nam, nhiều xe máy bị rơi xuống sôngChìm phà chở 14 người ở Quảng Nam, nhiều xe máy bị rơi xuống sông
13:41:34 23/12/2024
Bão số 10 hình thành trên Biển Đông, tên quốc tế là PabukBão số 10 hình thành trên Biển Đông, tên quốc tế là Pabuk
14:35:11 23/12/2024
Nữ MC được Hoài Linh dẫn sang Mỹ: "Vợ anh ấy gọi điện khủng bố, xúc phạm tôi"Nữ MC được Hoài Linh dẫn sang Mỹ: "Vợ anh ấy gọi điện khủng bố, xúc phạm tôi"
15:40:46 23/12/2024
Camera ghi lại cảnh Dương Mịch bị bạn diễn quấy rối tình dục, thái độ của nữ diễn viên khiến 700 triệu người tranh cãiCamera ghi lại cảnh Dương Mịch bị bạn diễn quấy rối tình dục, thái độ của nữ diễn viên khiến 700 triệu người tranh cãi
13:44:43 23/12/2024
50 triệu người soi bằng chứng "thái tử phi" Trương Thiên Ái đang bí mật mang thai sau drama tình tay ba chấn động50 triệu người soi bằng chứng "thái tử phi" Trương Thiên Ái đang bí mật mang thai sau drama tình tay ba chấn động
16:27:48 23/12/2024
Thông tin bất ngờ vụ người phụ nữ với gương mặt sưng phù gào khóc trước cửa thẩm mỹ việnThông tin bất ngờ vụ người phụ nữ với gương mặt sưng phù gào khóc trước cửa thẩm mỹ viện
16:21:43 23/12/2024
Hình ảnh "lạ" xuất hiện bên đường trong đêm khiến nhiều người lạnh sống lưngHình ảnh "lạ" xuất hiện bên đường trong đêm khiến nhiều người lạnh sống lưng
16:25:41 23/12/2024

Tin mới nhất

Bắt khẩn cấp Giám đốc và Phó Giám đốc Trung tâm đăng kiểm xe cơ giới 29-07D

Bắt khẩn cấp Giám đốc và Phó Giám đốc Trung tâm đăng kiểm xe cơ giới 29-07D

17:03:21 25/02/2023
Ngày 25/2, Công an TP Hà Nội cho biết, Cơ quan CSĐT Công an huyện Đông Anh đã tiến hành bắt khẩn cấp 5 đối tượng và ra lệnh khám xét khẩn cấp Trung tâm đăng kiểm xe cơ giới 29-07D, có địa chỉ tại xã Mai Lâm, Đông Anh, Hà Nội...
Sau khi thay Chủ tịch HĐQT, NCB tiếp tục bổ nhiệm mới một loạt nhân sự cấp cao

Sau khi thay Chủ tịch HĐQT, NCB tiếp tục bổ nhiệm mới một loạt nhân sự cấp cao

18:51:58 04/08/2021
NCB có Quyền Tổng giám đốc mới và 2 Phó Tổng giám đốc, cả 3 đều là nữ.
Tăng trưởng tín dụng tới 21/12 đạt 10,14%

Tăng trưởng tín dụng tới 21/12 đạt 10,14%

10:40:01 24/12/2020
Sáng 24/12, thông tin tại họp báo triển khai nhiệm vụ ngành ngân hàng năm 2021, Ngân hàng Nhà nước (NHNN) cho biết tính đến ngày 21/12/2020, tín dụng tăng 10,14% so với cuối năm 2019 và tăng 11,62% so với cùng kỳ năm trước.
Giá cà phê hôm nay 24/12: Arabica quay đầu tăng, Robusta lừng khừng khi nhà đầu cơ nghỉ lễ Giáng sinh

Giá cà phê hôm nay 24/12: Arabica quay đầu tăng, Robusta lừng khừng khi nhà đầu cơ nghỉ lễ Giáng sinh

10:33:03 24/12/2020
Giá cà phê hôm nay 24/12 trong khoảng 32.400 - 32.800 đồng/kg. Trên thế giới, giá cà phê Arabica quay đầu tăng nhẹ.
Giá tiêu hôm nay 24/12: Chưa nhìn thấy đáy đợt suy giảm, giá tiêu Ấn Độ đảo chiều tăng

Giá tiêu hôm nay 24/12: Chưa nhìn thấy đáy đợt suy giảm, giá tiêu Ấn Độ đảo chiều tăng

10:24:19 24/12/2020
Giá tiêu hôm nay 24/12 trong khoảng 52.000 - 54.000 đồng/kg, tiếp tục giảm. Trên thế giới, giá tiêu Ấn độ tăng giảm đan xen.
Chứng khoán 2020: Phiên giao dịch chưa từng có, vượt ngưỡng 1 tỷ USD

Chứng khoán 2020: Phiên giao dịch chưa từng có, vượt ngưỡng 1 tỷ USD

10:18:32 24/12/2020
Thị trường chứng khoán Việt Nam 2020 trải qua nhiều biến động mạnh, trong đó có không ít phiên giao dịch ấn tượng.
Giá Bitcoin hôm nay 24/12: Bitcoin rực cháy giữa biển lửa thị trường

Giá Bitcoin hôm nay 24/12: Bitcoin rực cháy giữa biển lửa thị trường

10:09:33 24/12/2020
Bitcoin giảm 2,64%, xuống 23.083 USD, trong bối cảnh loạt tiền ảo hàng đầu lao dốc, thị trường phủ kín sắc đỏ.
Tỷ giá USD hôm nay 24/12: Tiếp tục suy giảm

Tỷ giá USD hôm nay 24/12: Tiếp tục suy giảm

10:05:22 24/12/2020
Tỷ giá USD ngày 24/12 diễn biến theo xu hướng tiếp tục giảm mạnh trong bối cảnh kinh tế Mỹ vẫn chưa có gói kích cầu như mong đợi.
Cổ phiếu HDC tăng nóng, Vietinbank Securities muốn thoái toàn bộ vốn

Cổ phiếu HDC tăng nóng, Vietinbank Securities muốn thoái toàn bộ vốn

09:43:12 24/12/2020
Vietinbank Securities và loạt người thân lãnh đạo đăng ký thoái vốn tại CTCP Phát triển nhà Bà Rịa Vũng Tàu (Hodeco, HDC) giữa lúc cổ phiếu lập đỉnh.
Giá vàng hôm nay 24/12: Vàng đang trend tăng trong bối cảnh USD suy yếu

Giá vàng hôm nay 24/12: Vàng đang trend tăng trong bối cảnh USD suy yếu

09:39:26 24/12/2020
Cập nhật giá vàng sáng 24/12 tăng nhẹ do đồng USD suy yếu.Trong nước, giá vàng SJC biến động tăng, giảm trái chiều từ 30.000 - 50.000 đồng/lượng.
VietinBank sẽ trả cổ tức 5% trong năm 2020 thay vì kế hoạch sang 2021

VietinBank sẽ trả cổ tức 5% trong năm 2020 thay vì kế hoạch sang 2021

09:35:34 24/12/2020
VietinBank quyết định trả cổ tức năm 2019 bằng tiền mặt cho cổ đông sớm hơn dự định gần 1 tháng.
Chứng khoán ngày 24/12: Những cổ phiếu nào được khuyến nghị?

Chứng khoán ngày 24/12: Những cổ phiếu nào được khuyến nghị?

09:27:48 24/12/2020
Một số mã cổ phiếu nhà đầu tư cần chú ý trước phiên giao dịch 24/12.

Có thể bạn quan tâm

Vợ Quang Hải nhận mưa lời khen vì hành động lễ phép trên SVĐ, dáng vẻ chăm con hút luôn 5 triệu view

Vợ Quang Hải nhận mưa lời khen vì hành động lễ phép trên SVĐ, dáng vẻ chăm con hút luôn 5 triệu view

Sao thể thao

19:12:41 23/12/2024
Mới đây, nàng WAG Chu Thanh Huyền đăng tải khoảnh khắc hậu trường ở trận ĐT Việt Nam 5-0 Myanmar, khi cô nàng đưa con trai đến SVĐ Việt Trì cổ vũ cho Quang Hải và đội tuyển.
Tỉnh giấc không thấy chồng ngủ bên , tôi đi tìm thì nghe tiếng vọng ra từ phòng chị dâu, lại gần thì bàng hoàng

Tỉnh giấc không thấy chồng ngủ bên , tôi đi tìm thì nghe tiếng vọng ra từ phòng chị dâu, lại gần thì bàng hoàng

Góc tâm tình

19:07:04 23/12/2024
Phải chi anh nói em qua giúp chị dâu, hoặc chị ấy nhờ vả thì em liền sẵn lòng. Em có nên khuyên chồng lần sau đừng làm thế nữa không, liệu có quá đáng lắm không?
Hoa hậu Đẹp nhất châu Á 2009 tiết lộ lý do kết hôn ở tuổi 23 và cái kết sau 14 năm

Hoa hậu Đẹp nhất châu Á 2009 tiết lộ lý do kết hôn ở tuổi 23 và cái kết sau 14 năm

Sao việt

19:02:22 23/12/2024
Từ một người xa lạ, mình quyết định thành người thân, thành gia đình của nhau. Đó là lần mình được chủ động chọn người thân cho mình , nàng hậu nói.
1 sao nữ bị quay lén dưới váy ở nơi công cộng, phản ứng gây bão MXH

1 sao nữ bị quay lén dưới váy ở nơi công cộng, phản ứng gây bão MXH

Sao châu á

18:58:39 23/12/2024
Sáng 23/12, tờ Xportsnews đưa tin nữ diễn viên nổi tiếng Park Ha Sun tiết lộ cô từng bị quay lén khi đi thang cuốn ở ga tàu điện ngầm.
Giả nhân viên ngân hàng hỗ trợ tư vấn để chiếm đoạt tiền của chủ thẻ

Giả nhân viên ngân hàng hỗ trợ tư vấn để chiếm đoạt tiền của chủ thẻ

Pháp luật

18:19:59 23/12/2024
4 đối tượng giả danh là nhân viên ngân hàng tư vấn cho các chủ thẻ tín dụng nhằm ăn cắp thông tin bảo mật. Sau đó đặt mua hàng hóa trực tuyến tại các cửa hàng điện máy rồi đem đi bán lấy tiền tiêu xài.
Những lý do và cách gội đầu bằng bồ kết giúp mái tóc suôn mượt, chắc khỏe

Những lý do và cách gội đầu bằng bồ kết giúp mái tóc suôn mượt, chắc khỏe

Sức khỏe

18:19:03 23/12/2024
Bồ kết chứa nhiều dưỡng chất thiết yếu, trong đó có lipid và protein, giúp nuôi dưỡng nang tóc, cung cấp độ ẩm, cân bằng tuyến bã nhờn, giúp tóc suôn mượt, chắc khỏe hơn.
Mẹ sai 2 con đi ăn cắp, bị chủ gói hàng đối chất thì chối tội nhưng câm nín khi xem bằng chứng

Mẹ sai 2 con đi ăn cắp, bị chủ gói hàng đối chất thì chối tội nhưng câm nín khi xem bằng chứng

Netizen

18:15:31 23/12/2024
Sau khi nhận hàng, mở ra và không thấy có gì bên trong, một người phụ nữ tại Malaysia đã kiểm tra camera an ninh thì ngỡ ngàng khi thấy thủ phạm.
Mặc đẹp, sang dễ dàng với cặp đôi áo và chân váy

Mặc đẹp, sang dễ dàng với cặp đôi áo và chân váy

Thời trang

17:30:29 23/12/2024
Những ý tưởng mặc đẹp, sang mùa cuối năm có sự góp mặt của áo sơ mi cổ điển, áo tweed, chân váy dài... mang đến hình ảnh vừa lạ vừa quen.
Nga nỗ lực xử lý thảm họa môi trường sau sự cố tràn dầu ở Biển Đen

Nga nỗ lực xử lý thảm họa môi trường sau sự cố tràn dầu ở Biển Đen

Thế giới

17:10:46 23/12/2024
Sau vụ tràn dầu cũng ghi nhận hiện tượng cá heo nhảy lên bờ hàng loạt. Đây vốn là hiện tượng vô cùng hiếm xảy ra lâu nay ở vùng Krasnodar.
Hôm nay nấu gì: Bữa tối nhiều món ngon miệng lại ấm cúng

Hôm nay nấu gì: Bữa tối nhiều món ngon miệng lại ấm cúng

Ẩm thực

16:34:16 23/12/2024
Bữa tối nhiều món ngon miệng lại ấm cúng. Cả nhà mà được ngồi quây quần bên mâm cơm nóng hổi, thơm nức này trong mùa đông thì còn gì bằng.
Không thời gian: Hùng và bố căng thẳng

Không thời gian: Hùng và bố căng thẳng

Phim việt

15:47:15 23/12/2024
Trong trích đoạn giới thiệu Không thời gian tập 17, ông Cường (NSND Trung Anh) - bố của Hùng (Duy Khánh) lên đơn vị thăm con trai.