Liban rơi vào cảnh mất điện hoàn toàn
Một quan chức Chính phủ Liban ngày 9/10 cho biết nước này đã rơi vào tình trạng mất điện hoàn toàn do 2 nhà máy điện lớn nhất phải đóng cửa do thiếu nhiên liệu.
Người dân sử dụng nến để chiếu sáng do mất điện tại thủ đô Beirut, Liban, ngày 10/7/2021. Ảnh: AFP/TTXVN
Theo quan chức trên, tình trạng này có thể diễn ra trong vài ngày tới.
* Trong khi đó, cùng ngày, giới chức thủ đô New Delhi của Ấn Độ cũng cảnh báo nguy cơ xảy ra khủng hoảng điện tại thành phố với 20 triệu dân này do thiếu than – vốn khiến nhiều bang miền Bắc và miền Đông nước này phải cắt điện.
Video đang HOT
Thủ hiến New Delhi, ông Arvind Kejriwal, cho biết đã hối thúc chính phủ liên bang cung cấp thêm than và khí đốt tới các nhà máy điện cung cấp cho thủ đô trong bối cảnh hồi đầu tuần, nhiều nhà máy chỉ đủ lượng than dự trữ dùng trong 1 ngày.
Phát biểu trên trang Twitter, ông Kejriwal nêu rõ: “Delhi có thể phải đối mặt với cuộc khủng hoảng điện”, đồng thời cho biết đang theo dõi chặt chẽ tình hình.
Giá nhiên liệu sản xuất điện đang gia tăng trên toàn cầu, trong bối cảnh tăng trưởng công nghiệp thúc đẩy nhu cầu sử dụng điện, khiến nguồn cung cấp than và khí đốt tự nhiên hóa lỏng quá tải.
Tại Ấn Độ, hơn 1/2 trong số 135 nhà máy nhiệt điện, cung cấp khoảng 70% lượng điện của nước này, có lượng dự trữ chỉ đủ dùng chưa đầy 3 ngày.
Trong bức thư gửi tới Thủ tướng Narendra Modi, ông Kejriwal nêu rõ tình trạng thiếu than đã kéo dài trong 3 tháng liên tiếp, gây áp lực đối với các nhà máy điện chạy bằng khí đốt – vốn cũng không có đủ nhiên liệu. Tuy nhiên, chính phủ liên bang đã đảm bảo có đủ điện cung cấp cho công chúng.
Nhu cầu điện để sản xuất công nghiệp đã gia tăng tại Ấn Độ sau làn sóng lây nhiễm thứ 2 dịch COVID-19. Hoạt động kinh tế tăng đã khiến lượng tiêu thụ than ở quốc gia đông dân thứ 2 thế giới này tăng theo. Khoảng cách giữa giá nội địa thấp hơn và giá than lên mức kỷ lục trên toàn cầu ngày một lớn khiến các công ty không mặn mà với nhập khẩu than. Các công ty ở nước này phải vật lộn nhằm đảm bảo nguồn cung, trong khi nguồn dự trữ rơi xuống mức thấp.
Liban đối mặt nguy cơ không có điện vào cuối tháng 9/2021
Công ty điện lực quốc gia Liban ngày 23/9 cho biết toàn bộ người dân nước này có nguy cơ sẽ không có điện vào cuối tháng 9/2021 do nhiên liệu dự trữ của ngành điện lực đang ngày càng cạn kiệt.
Người dân sử dụng nến để chiếu sáng do mất điện tại thủ đô Beirut, Liban, ngày 10/7/2021. Ảnh: AFP/ TTXVN
Liban đang trải qua một cuộc khủng hoảng kinh tế mà theo Ngân hàng Thế giới (WB) là một trong những cuộc khủng hoảng tồi tệ nhất thế giới kể từ giữa thế kỷ 19. Ngân sách quốc gia cạn kiệt khiến Liban không thể chi trả cho các hoạt động nhập khẩu xăng dầu, dẫn tới tình trạng thiếu trầm trọng điện trong vài tháng qua khi hầu hết người dân nước này phải phục thuộc vào các máy phát điện cá nhân.
Công ty điện lực quốc gia Liban cho biết các kho dự trữ nhiên liệu dầu cả cấp độ A và B của nước này đều đã cạn kiệt. Một số nhà máy sản xuất điện đã buộc phải ngừng sản xuất do không có nhiên liệu. Trong khi đó, thỏa thuận mà nước này ký với Iraq mua 1 triệu tấn dầu nhiên liệu nặng vào tháng 7/2021 chỉ có thể giúp ngành điện lực Liban sản xuất không quá 500 megawatt.
Liban đã phải cắt điện 7 lần trên cả nước do tình trạng thiếu nhiên liệu. Nếu việc thiếu nhiên liệu không được giải quyết thì nguy cơ toàn bộ người dân Liban sẽ không có điện vào cuối tháng 9/2021 hoàn toàn có thể xảy ra.
Vào tháng 7/2021, Chính phủ Iraq đã ký thỏa thuận cho phép Chính phủ Liban thanh toán 1 triệu tấn dầu nhiên liệu nặng trong vòng 1 năm bằng hàng hóa và dịch vụ, giúp Liban phần nào giảm bớt tình trạng thiếu điện nghiêm trọng
Iran đánh giá tích cực các cuộc đàm phán với Saudi Arabia Iran và Saudi Arabia đã chia sẻ quan điểm chung về nhiều vấn đề cùng quan tâm tại khu vực Vùng Vịnh và Tehran đánh giá các cuộc đàm phán gần đây với Riyadh là mang tính xây dựng. Trên đây là khẳng định của Ngoại trưởng Iran Hossein Amir Abdollahian đưa ngày 8/10. Ngoại trưởng Iran Hossein Amir-Abdollahian tại cuộc họp báo...