Liban phong tỏa gần 170 khu vực
Khu vực Trung Đông vẫn đang chật vật ứng phó với diễn biến phức tạp của đại dịch viêm đường hô hấp cấp COVID-19, khiến nhiều nước tiếp tục phải tăng cường các biện pháp phòng chống.
Nhân viên y tế lấy mẫu xét nghiệm COVID-19 tại Beirut, Liban. Ảnh: THX/TTXVN
Ngày 11/10, Chính phủ Liban thông báo sẽ ban hành lệnh phong tỏa đối với gần 170 ngôi làng và thị trấn vào tuần tới, trong bối cảnh quốc gia Trung Đông này ghi nhận số ca mắc COVID-19 tăng mạnh.
Thông báo của Bộ Nội vụ Liban cho biết 169 ngôi làng và thị trấn trên khắp cả nước sẽ bị phong tỏa trong 1 tuần, bắt đầu từ 6 giờ sáng 12/10 (10 giờ Việt Nam). Ngoài ra, các quán bar và hộp đêm trên toàn quốc cũng phải đóng cửa cho tới khi có thông báo tiếp theo.
Liban, quốc gia đang đối mặt với cuộc khủng hoảng kinh tế tồi tệ nhất trong nhiều thập niên qua, đã ghi nhận 52.558 ca mắc COVID-19, trong đó có 455 ca tử vong. Số ca mắc mới đã tăng vọt sau vụ nổ kinh hoàng tại cảng Beirut ngày 4/8 khiến hơn 200 người thiệt mạng, hàng nghìn người bị thương, một vài bệnh viện bị phá hủy trong khi hệ thống y tế của thủ đô bị quá tải.
Video đang HOT
Trong khi đó, Iran cùng ngày ghi nhận thêm 251 ca tử vong do COVID-19 trong 24 giờ qua, nâng số trường hợp không qua khỏi lên 28.544 ca. Trong khi đó, số ca mắc tại nước này hiện là 500.075 ca, tăng 3.822 ca. Trong ngày 11/10, người đứng đầu Tổ chức Năng lượng nguyên tử Iran Ali Akbar Salehi là quan chức mới nhất có kết quả xét nghiệm dương tính với virus SARS-CoV-2. Trước đó một ngày, ông Mohammad-Baqer Nobakht, Phó Tổng thống phụ trách hoạch định kinh tế, cũng có kết quả xét nghiệm dương tính.
Người dân đeo khẩu trang đề phòng lây nhiễm virus SARS-CoV-2 tại Tehran, Iran. Ảnh: AFP/TTXVN
Trước tình hình dịch bệnh tiếp tục diễn biến phức tạp, Bộ Y tế Iran cho biết có kế hoạch bắt buộc đeo khẩu trang tại nơi công cộng ở các thành phố lớn khác, bên cạnh thủ đô Tehran, nhằm ngăn chặn dịch bệnh lây lan. Bộ trưởng Y tế Saeed Namaki cho biết đã yêu cầu cảnh sát và các tình nguyện viên cùng các cơ quan chức năng khác hỗ trợ xử lý nghiêm khắc các đối tượng vi phạm.
Quy định đeo khẩu trang tại nơi công cộng ở thủ đô Tehran đã có hiệu lực từ ngày 10/10 và Tổng thống Hassan Rouhani từng tuyên bố rằng những người vi phạm sẽ bị trừng phạt. Các trường học, nhà thờ Hồi giáo, cửa hàng, nhà hàng… tại thủ đô Tehran đã phải đóng cửa trong 1 tuần, kể từ ngày 3/10, nhằm ngăn chặn dịch bệnh lây lan. Tuy nhiên, chính quyền thành phố hôm 9/10 đã quyết định kéo dài biện pháp này thêm 1 tuần.
Quân đội Liban xử lý hơn 4 tấn vật liệu nổ gần cảng Beirut
Ngày 5/9, quân đội Liban ra thông báo cho biết đã hoàn tất việc loại bỏ hơn 4 tấn amoni nitrat được tìm thấy ở lối vào cảng Beirut, khu vực từng xảy ra vụ nổ kinh hoàng hồi đầu tháng 8.
Nhân viên cứu hộ làm nhiệm vụ sau vụ nổ tại cảng Beirut, Liban, ngày 7/8/2020. Ảnh: AFP/TTXVN
Trước đó trong tuần này, quân đội Liban đã phát hiện lượng hóa chất nguy hiểm nói trên chứa trong 4 nhà kho gần lối vào số 9 của cảng Beirut. Tuyên bố có đoạn: "4,35 tấn amoni nitrat được phát hiện cách đây vài ngày tại cảng Beirut đã được loại bỏ".
Cùng ngày, chuyên gia về du lịch của Liban - ông Khaled Nazha cho biết vụ nổ ở Beirut đã gây ra thiệt hại khoảng từ 500 tới 600 triệu USD do các nhà hàng và quán cafe phải đóng cửa vì vụ nổ. Ông Khaled Nazha - cũng là Phó Chủ tịch Hiệp hội Nhà hàng, quán cafe, hộp đêm và tiệm bánh ở Liban, cho biết chủ các cửa hàng ở Beirut đang phải rút tiền để khắc phục hậu quả vụ nổ, cũng như kêu gọi sử dụng các nguồn quỹ hỗ trợ từ quốc tế nhằm khôi phục lại ngành du lịch ở Liban.
Vụ nổ kinh hoàng xảy ra tại cảng Beirut hôm 4/8 khiến ít nhất 190 người thiệt mạng và 6.500 người khác bị thương. Vụ nổ đã gây thiệt hại ước tính 15 tỷ USD và khiến chính phủ nước này sau đó phải từ chức.
Ngày 20/7, tức khoảng 2 tuần trước khi xảy ra vụ nổ, cơ quan an ninh quốc gia Liban đã gửi một báo cáo lên cựu Thủ tướng Diab và Tổng thống Liban Michel Aoun, trong đó có nêu chi tiết về mối nguy hiểm do khối hóa chất trên.
Cho đến nay, 25 nghi phạm đã bị bắt giữ, trong đó có Tổng Cục trưởng Hải quan Liban - Badri Daher, Cục trưởng Hải quan Beirut Hanna Fares, và 3 công nhân người Syria làm công việc hàn tại nhà kho trên vào ngày xảy ra vụ nổ.
Vụ nổ Beirut - 'Giọt nước tràn ly' Vụ nổ nhà kho chứa hóa chất ở cảng Beirut của Liban được coi là "giọt nước tràn ly" làm bùng phát sự giận dữ của người dân, trong bối cảnh quốc gia Trung Đông này đang chìm trong khủng hoảng tài chính-kinh tế. Cú sốc kép này khiến cộng đồng quốc tế lo ngại Liban có thể phải đối mặt với một...