Lí do khiến một phận giáo viên rất nhàn nhã
Không những một bộ phận giáo viên mà cả Ban Giám hiệu, nhân viên cũng nhàn nhã là có thật!
Đa số giáo viên dạy đủ tiết nghĩa vụ
Vừa qua, Báo điện tử Giáo dục Việt Nam đăng tải hai bài viết “Có bộ phận giáo viên rất… nhàn nhã” (Hữu Sơn) và “Có một bộ phận giáo viên nhàn nhã thật không?” (Hồng Nhung) nhận được nhiều quan tâm của bạn đọc.
Trong gần 15 năm hành nghề, vì những lí do khác nhau, chúng tôi đã trải qua 3 trường công lập và nhận thấy không những một bộ phận giáo viên mà cả Ban Giám hiệu và nhân viên cũng nhàn nhã là có thật.
Vậy, lí do nào khiến họ làm việc nhàn nhã nhưng vẫn nhận đủ lương tháng?
Chúng tôi sử dụng cụm từ “một bộ phận” chứ không phải đa số bởi ngành giáo dục giao đủ chỉ tiêu biên chế cho từng đơn vị sự nghiệp công lập (trường học) dựa theo số lượng học sinh đang theo học.
Bài viết này chúng tôi không đề cập đến bậc mầm non, tiểu học (có đặc thù riêng) mà chỉ nói đến bậc trung học cơ sở và trung học phổ thông.
Đa số giáo viên dạy đủ tiết nghĩa vụ. (Ảnh minh hoạ: vi.pngtree.com)
Nhìn chung, đa số giáo viên đều được Hiệu trưởng phân công tiết dạy đủ chuẩn theo quy định (bậc trung học cơ sở 19 tiết/tuần, trung học phổ thông 17 tiết/tuần).
Nếu giáo viên thiếu tiết thì được dạy thêm môn gần với chuyên ngành đào tạo (chủ yếu bậc trung học cơ sở).
Chẳng hạn như giáo viên Toán thì dạy thêm Công nghệ, giáo viên Ngữ văn dạy Lịch sử… (đa số chỉ còn ở vùng cao, vùng sâu vùng xa…)
Giáo viên cũng có thể kiêm nhiệm thêm một số công việc như làm chủ nhiệm (đa số), văn phòng, thiết bị, thí nghiệm… sao cho đủ tiết chuẩn.
Ngoài ra, nếu trường nào có số lượng học sinh giảm thì giáo viên được điều động đến những trường còn thiếu ở trong huyện, tỉnh.
Và gần như trường không tuyển thêm biên chế để đảm bảo phân công lao động công bằng, hợp lí.
Nhưng cũng có một bộ phận giáo viên rất thảnh thơi
Thứ nhất, Ban Giám hiệu của một số trường ăp cắp tiết chuẩn nên làm việc thiếu công bằng với giáo viên.Thế nhưng, vì những lí do khác nhau khiến một bộ phận giáo viên, Ban Giám hiệu, nhân viên ở nhiều trường làm việc nhàn nhã, thảnh thơi hơn đồng nghiệp.
Video đang HOT
Theo quy định hiện hành, Hiệu trưởng phải dạy 2 tiết/tuần, Hiệu phó là 4 tiết/tuần để quản lí chuyên môn.
Nhưng rất nhiều vị thoái thác, đùn đẩy trách nhiệm cho cấp dưới với lí do công việc nhiều. Dễ thấy nhất là Hiệu trưởng thường nói chuyện vài ba chục phút tiết sinh hoạt thứ 2 dưới cờ và coi như xong nhiệm vụ giảng dạy.
Hiệu trưởng như thế rõ ràng là nhàn, vì nếu phải dạy một lớp khoảng 40 học sinh cho “nên người” không phải chuyện dễ.
Còn Hiệu phó thì thường không đến nỗi như vậy, nhưng sự thật cũng có những vị chẳng biết quản lí chuyên môn, cơ sở vật chất mà vẫn yên vị hưởng lương rất nhàn.
Bạn đọc nghe có vẻ lạ tai, nhưng chúng tôi thì gặp không ít trường hợp như thế. Bởi đó là những Hiệu phó chưa từng kinh qua tổ trưởng chuyên môn, không được giáo viên tín nhiệm từ cơ sở mà do Phòng, Sở Giáo dục bổ nhiệm xuống hoặc từ trường khác đến.
Vậy công việc của họ ai làm? Dĩ nhiên họ cũng làm gọi là cho có, nhưng với những việc quan trọng như xếp thời khóa biểu, sắp lịch kiểm tra thường giao cho thư kí hội đồng.
Với những lãnh đạo như thế, chắc chắn giáo viên, nhân viên cũng chẳng ai phục nhưng vẫn không làm được gì. Họ thường tại vị đủ 2 nhiệm kì, nếu hết tuổi thì về hưu, còn tuổi được chuyển trường khác vì “chỗ dựa” của họ vững như bàn thạch.
Thứ hai, có những giáo viên bỗng nhiên được dạy ít tiết, nhàn nhã là do được Hiệu trưởng ưu ái hoặc có phần may mắn.
Ở trường học, thường gặp thầy A hay cô B dạy không đủ tiết nhưng những giáo viên này vẫn không kiêm nhiệm, rõ ràng là có sự ưu ái.
Một số giáo viên toàn được dạy lớp khá giỏi, lớp chọn hoặc giao chủ nhiệm lớp ngoan, lớp tốt.
Ngược lại, cũng trong một tập thể nhưng còn không ít giáo viên mãi chủ nhiệm lớp yếu cả học tập lẫn kỉ luật, hay chuyên dạy lớp yếu. Bởi phân công công việc là quyền Hiệu trưởng, giáo viên có được bốc thăm chọn lớp đâu (có chăng cũng rất ít).
Bên cạnh đó cũng còn những giáo viên làm việc qua ngày đoạn tháng, không nhiệt tình, thiếu cố gắng hay ganh đua cầu tiến. Cuối năm họ chỉ cần hoàn thành tốt nhiệm vụ, năm sau chỉ ở mức hoàn thành nhiệm cũng được, vì ỷ lại chế độ viên chức suốt đời.Họ là ai? Đó có thể là giáo viên ruột, thân tín, người nhà hay cùng hội cùng thuyền với Hiệu trưởng. Hoặc là những kẻ đi nhẹ, nói khẽ, cười duyên, gọi dạ bảo vâng, thậm chí xun xoe điếu đóm.
Những người này thường chẳng bao giờ đụng chạm đến ai, đi ra đi vào đúng giờ vì thế nên được an yên.
Cá biệt, chúng tôi đã chứng kiến giáo viên đi dạy chỉ để lấy cái mác làm thầy nhằm phục vụ cho công việc “tay trái”, ví như kinh doanh để cam kết chữ “tín” với khách hàng.
Vì công việc “tay trái” hơn hẳn công việc “tay phải” nên họ rất biết “quan hệ” với lãnh đạo và dạy làng nhàng, nhẹ nhàng lắm.
Còn giáo viên may mắn được dạy ít tiết là do cấp trên giao thừa biên chế nhưng Hiệu trưởng không thể từ chối. Và trường nào đã đủ vị trí việc làm thì nghiễm nhiên giáo viên không phải kiêm nhiệm gì cả.
Ngoài giáo viên, nhân viên trường học hiện nay cũng rất nhàn nhã, đó là kế toán, thủ quỹ… Một tháng họ chỉ cần làm khoảng trên dưới 10 ngày là xong công việc. Vì thế thời gian còn lại họ thường ngồi bấm điện thoại, chơi game…
Hơn nữa, bộ phận văn phòng thường là những người có “mối quan hệ” với Hiệu trưởng (thường được Hiệu trưởng tuyển, hoặc Phòng, Sở đưa về) nên cũng chẳng mấy ai giám sát kĩ ngày giờ công của họ.
Thầy cô đôi khi chỉ cần đi trễ đôi ba phút là đã đến tai Hiệu trưởng, nhưng nhân viên có lúc nghỉ cả ngày, khi giáo viên có việc cần đến, lãnh đạo lại bảo đi công tác lên Phòng, lên Sở, đi kho bạc… thì cũng chẳng ai biết “tổ con chuồn chuồn”.
Thực tế có một bộ phận giáo viên, nhân viên ở trường học nhàn nhã như thế. Việc này khiến những giáo viên chân chính, nhiệt huyết với nghề rất buồn lòng.
Suy cho cùng, chừng nào trường học còn mất dân chủ, giáo viên chân chính không dám lên tiếng, vẫn tồn tại giáo viên chọn nhầm nghề và lãnh đạo thiếu tâm, tầm thì hiện thực như đã nói không dễ gì giải quyết một sớm một chiều.
Tài liệu tham khảo:
[1] //giaoduc.net.vn/gdvn/co-bo-phan-giao-vien-rat-nhan-nha-post207097.gd
[2] //giaoduc.net.vn/giao-duc-24h/co-mot-bo-phan-giao-vien-rat–nhan-nha-that-khong-post207235.gd
[3] //giaoduc.net.vn/giao-duc-24h/lam-giao-vien-ruot-cua-hieu-truong-co-suong-khong-post205878.gd
Ánh Dương
Theo giaoduc.net.vn
Hà Nam: Giáo viên hợp đồng "cay đắng" rời bục giảng vì huyện không có chỉ tiêu biên chế
Không có chỉ tiêu biên chế, đồng nghĩa với việc các bộ môn này sẽ không tuyển biên chế với bất kỳ một giáo viên nào và toàn bộ những giáo viên hợp đồng này đã bị các trường chấm dứt hợp đồng lao động.
Nhiều giáo viên hợp đồng lâu năm ở huyện Thanh Liêm (tỉnh Hà Nam) đều đáp ứng được các yêu cầu, điều kiện của Công văn 5378 của Bộ Nội vụ, nhưng nhiều giáo viên đều không được xét tuyển vào biên chế vì "huyện không có chỉ tiêu", không được xét tuyển, nhiều giáo viên này cũng bị chấm dứt hợp đồng lao động.
Theo phản ánh của nhiều giáo viên hợp đồng ở nhiều bộ môn thuộc các trường Trung học cơ sở (THCS), trên địa bàn huyện Thanh Liêm (tỉnh Hà Nam): Đã có rất nhiều năm công tác trong ngành giáo dục, thậm chí có người đã đứng trên bục giảng đến 17 năm, khi Bộ Nội vụ có Công văn 5378, nhiều giáo viên rất vui mừng vì mình nằm trong diện xét đặc cách. Thế nhưng, nhiều giáo viên các bộ môn như: Ngữ Văn, Toán, Âm nhạc, Vật lý, Tin học, Lịch sử, Địa lý... "đau đớn" khi biết tin huyện Thanh Liêm không có chỉ tiêu biên chế những môn này.
Đơn kêu cứu của các giáo viên huyện Thanh Liêm (tỉnh Hà Nam).
Không có chỉ tiêu biên chế, đồng nghĩa với việc các bộ môn này sẽ không tuyển biên chế với bất kỳ một giáo viên nào và toàn bộ những giáo viên hợp đồng này đã bị các trường chấm dứt hợp đồng lao động.
Theo các giáo viên này cho biết, họ đã cống hiến cho ngành giáo dục Thanh Liêm từ rất lâu, có rất nhiều giáo viên được công nhận giỏi cấp huyện và hoàn thành xuất sắc nhiệm vụ được giao. Trên thực tế, các trường trên địa bàn huyện Thanh Liêm vẫn còn thiếu giáo viên, thậm chí có trường điều tới 6 giáo viên hợp đồng giảng dạy các môn, có những giáo viên dạy đến 21 tiết/1 tuần. Điều đó được chứng minh qua thời khóa biểu của trường và việc UBND huyện Thanh Liêm ký hợp đồng giảng dạy và trả lương từ ngân sách cho các giáo viên từ năm 2004 đến nay.
Một giáo viên THCS huyện Thanh Liêm cho biết: "Theo Công văn 5378 của Bộ Nội vụ, thì những giáo viên đủ điều kiện như: Đi dạy trước năm 2015, đóng bảo hiểm xã hội bắt buộc và đang giảng dạy trong huyện Thanh Liêm cấp THCS khoảng 16 giáo viên. Nếu so với các đồng nghiệp, chúng tôi rất thiệt thòi rất nhiều, ở các huyện lần này đều được xét tuyển đặc cách, nhưng chúng tôi thì không, chúng tôi cũng đáp ứng toàn bộ những điều kiện từ các công văn, văn bản của Bộ Nội vụ, UBND tỉnh Hà Nam đưa ra, nhưng không hiểu sao huyện Thanh Liêm lại không lấy chỉ tiêu biên chế các môn".
Nhiều giáo viên cống hiến gần 20 năm, nhận được nhiều giấy khen, nhưng sau đợt này hầu hết họ bị chấm dứt hợp đồng
Các giáo viên cho biết, trong khi một số trường đang thiếu rất nhiều giáo viên ở các môn mà không có chỉ tiêu biên chế, một giáo viên thậm chí phải dạy nhiều lớp, quá số tiết, thậm chí do thiếu giáo viên, nên trường phải dồn lớp, một lớp có đến hơn 40 học sinh, để đảm bảo được các tiết học. Nhưng không hiểu vì sao, huyện Thanh Liêm vẫn không lấy chỉ tiêu biên chế các môn này.
Theo các giáo viên: "Công văn 5378 lần này của Bộ Nội lần này là chính sách nhân văn của Bộ nhằm ghi nhận những cống hiến, đóng góp của giáo viên chúng tôi cho ngành giáo dục từ trước đến nay. Nhưng không ngờ chúng tôi lại không được hưởng. Chúng tôi đã cống hiến lâu năm như vậy, nhưng càng thiệt thòi hơn khi mỗi năm, huyện Thanh Liêm lại nhận giáo viên biên chế của bộ môn chúng tôi giảng dạy từ các nơi về...".
Một cô giáo cho biết: "Tôi làm giáo viên hợp đồng được hơn 10 năm nay, mức lương hiện nay là hơn 1 triệu 700 nghìn đồng, trong đó giáo viên hợp đồng chúng tôi đã phải đóng 1 triệu tiền bảo hiểm, còn lại 700 nghìn chắc còn không đủ xăng xe đi làm. Nhưng chúng tôi yêu nghề và mong muốn một ngày nào đó sẽ được vào biên chế. Hơn 10 năm đi làm, cống hiến, giờ cảm giác thật hụt hẫng. Giờ các giáo viên chúng tôi mong muốn các cấp ngành xem xét lại để chúng tôi có cơ hội được xét tuyển".
Trao đổi với PV Dân trí, bà Trần Thị Phương - Trưởng phòng Giáo dục và Đào tạo huyện Thanh Liêm cho biết: "Thông tin các giáo viên phản hồi phòng mới nhận được vào ngày 23/12, ngày trong ngày 23, phía Phòng Giáo dục, Phòng Tổ chức, Phòng Nội vụ huyện đã đối thoại với các giáo viên để lắng nghe tâm tư nguyện vọng của các giáo viên".
Bà Phương xác nhận việc, có một số trường có giáo viên dạy 2 lớp một bộ môn, với 21 tiết/tuần, các giáo viên hợp đồng cũng có giáo nhiều viên giỏi cấp huyện. Nhưng vấn đề chỉ tiêu biên chế Phòng Giáo dục chỉ tham mưu cho huyện, chứ không quyết định được.
Được biết, trong thông báo chỉ tiêu biên chế năm 2019 của Sở Nội vụ tỉnh Hà Nam, gửi đến UBND huyện Thanh Liêm, sự nghiệp giáo dục đào tạo có 1697 chỉ tiêu (đã bao gồm 94 chỉ tiêu bổ sung cho biên chế giáo viên mầm non), trong đó: các trường THCS có 471 chỉ tiêu...
"Sau khi có phản hồi từ các giáo viên, phía Phòng Giáo dục và Phòng Tổ chức cán bộ, Phòng Nội vụ huyện sẽ tiến hành rà soát lại toàn bộ danh sách các giáo viên một lần nữa, rồi sẽ báo cáo lên UBND huyện để dựa theo văn bản mới nhất của UBND tỉnh là văn bản số 3867/UBND-NC để điều chỉnh phù hợp với tình hình thực tế. Đồng thời, chúng tôi sẽ đề nghị giãn thời gian rà soát với Sở Nội vụ, UBND tỉnh, vì theo quyết định thì thời gian rà soát đã sắp hết", bà Phương cho biết.
Được biết, trong thông báo chỉ tiêu biên chế năm 2019 của Sở Nội vụ tỉnh Hà Nam, gửi đến UBND huyện Thanh Liêm, sự nghiệp giáo dục đào tạo có 1697 chỉ tiêu (đã bao gồm 94 chỉ tiêu bổ sung cho biên chế giáo viên mầm non), trong đó: các trường THCS có 471 chỉ tiêu...
Dân trí sẽ tiếp tục thông tin sự việc.
Ngày 20/12, UBND tỉnh Hà Nam mới có văn bản số 3867/UBND-NC về việc tuyển dụng giáo viên năm học 2019-2020. Điều kiện xét tuyển đặc cách giáo viên hợp đồng đã thay đổi theo hướng đảm bảo quyền lợi cho những người công tác lâu năm.
UBND các huyện, thành phố, căn cứ tình hình thực tế của địa phương triển khai, rà soát quyết định số giáo viên hợp đồng đủ điều kiện tuyển dụng đặc cách, báo cáo chủ tịch UBND tỉnh phê duyệt, căn cứ nhu cầu tuyển dụng giáo viên, số lượng giáo viên được tuyển dụng đặc cách, đề xuất UBND tỉnh số lượng giáo viên cần tuyển dụng theo trình tự của Nghị định số 161/2018/NĐ-CP của Chính phủ...
Thời gian tuyển dụng đặc cách: UBND các huyện, thành phố tổ chức tuyển dụng đặc cách, báo cáo kết quả, đồng thời đề xuất số lượng giáo viên xét tuyển theo trình tự gửi Sở Nội vụ thẩm định trình Chủ tịch UBND tỉnh phê chuẩn, thời gian trước ngày 26/12/2019.
Đức Văn
Theo Dân trí
Nữ giáo viên vay tiền trên mạng, cả trường bị 'khủng bố' đòi nợ Mấy ngày qua, các giáo viên Trường THCS - THPT Lý Văn Lâm (TP Cà Mau) vô cớ bị "khủng bố" đòi nợ. Ngày 25/10, lãnh đạo Trường THCS - THPT Lý Văn Lâm (TP Cà Mau, tỉnh Cà Mau) xác nhận có việc, cán bộ, giáo viên của trường bất ngờ bị khủng bố đòi nợ, mà nguyên nhân bắt đầu từ...