Lí do Ấn Độ mua bằng được tiêm kích Rafale của Pháp
Được trang bị các hệ thống vũ khí và điện tử tối tân, tiêm kích Rafale của Pháp đã trở nên nổi tiếng nhờ khả năng chiếm ưu thế trên không, tấn công sâu vào lãnh thổ đối phương hay thậm chí là đóng vai trò răn đe hạt nhân.
Vào hôm 23-9, Ấn Độ đã kí hợp đồng mua 26 tiêm kích Rafale của Pháp với tổng giá trị lên tới 8,8 tỉ USD. Lô máy bay đầu tiên sẽ được bàn giao trong vòng 36 tháng tới và hoàn thành trong 66 tháng. 36 chiếc máy bay có giá 3,42 tỉ euro, vũ khí trị giá 710 triệu euro, các biến đổi theo yêu cầu của Pháp có giá 1,7 tỉ euro, còn lại là chi phí của dịch vụ huấn luyện, các phụ kiện thay thế và bảo dưỡng.
Hợp đồng này được đánh giá là vô cùng quan trọng với Ấn Độ trong thời điểm không quân ngày càng xuống cấp mà xung đột với Pakistan và Trung Quốc lại luôn rình rập.
Quá trình đàm phán thỏa thuận trên kéo dài hơn 4 năm với khúc mắc chủ yếu là vấn đề giá cả và chuyển giao công nghệ. Ấn Độ hoàn toàn có thể chọn các máy bay của những nước khác thay vì chiếc Rafale đắt đỏ, tuy nhiên, New Delhi hoàn toàn có lí do chính đáng để mua bằng được mẫu chiến đấu cơ này bất chấp việc phải chi một khoản tiền khổng lồ. Dưới đây là 10 nguyên nhân biến Rafale thành mẫu chiến đấu cơ đáng mua của Pháp.
36 chiếc Rafale sẽ được Pháp bán cho Ấn Độ
1. Có tổng cộng 3 phiên bản Rafale để sử dụng cho các mục đích khác nhau bao gồm Rafale-C ghế ngồi đơn và Rafale-B ghế ngồi đôi cất cánh từ đường băng trên bộ, cũng như phiên bản Rafale-M ghế ngồi đơn sử dụng trên tàu sân bay. Đây là mẫu máy bay đã chứng minh được khả năng ở hàng loạt chiến trường như Afghanistan, Libya, Mali, Iraq và Syria.
2. Rafale có thể đạt tới vận tốc Mach 1.8 (1.912 km/h) ở độ cao lớn và Mach 1.1 (1.390 km/h) ở độ cao thấp. Các phiên bản Rafale C, B và M có thể mang được trọng tải lần lượt 9.850 kg, 10.300 kg và 10.600.
3. Hệ thống điều khiển điện tử bên trong buồng lái của Rafale được thiết kế để giảm thiếu tối đa phần việc của phi công. Một trong tính năng hiện đại nhất có thể kể đến là hệ thống ra lệnh bằng giọng nói, cho phép đơn giản hóa nhiều tác vụ khi phi công đang tập trung lái máy bay.
Video đang HOT
4. Rafale có nhiều điểm treo vũ khí hơn so với các máy bay khác. Cụ thể, chiến đấu cơ F-35 của Mỹ chỉ có thể mang theo 4 tên lửa khi làm việc trong chế độ tàng hình, F/A-18 Super Hornet và F-16 mang được 11 tên lửa, trong khi Su-35 của Nga là 12, đều kém hơn so với tổng cộng 14 điểm treo vũ khí trên bụng và cánh của Rafale.
Rafale có tới 14 điểm treo vũ khí trên cánh và bụng máy bay
5. Rafale được trang bị súng máy hạng nặng nhất trong số các máy bay chiến đấu cùng loại trên thế giới, ngang bằng tiêm kích Sukhoi của Nga. Nó được trang bị súng GIAT 30mm nên thuận tiện trong việc chiến đấu không đối không lẫn không đối đất do đạn 30mm hoàn toàn có thể sử dụng để tấn công các boong-ke hay xe bọc thép của lính bộ binh.
6. Rafale là một máy bay tương đối nhỏ và nhẹ, điều khiến tỉ lệ trọng lượng trên diện tích sải cánh chỉ là 306 km/m2, thấp thứ 2 thế giới sau chiến đấu cơ JAS-39 của Thụy Điển. Tầm hoạt động của nó cũng vô cùng ấn tượng – 1852 km, đứng thứ 2 trên thị trường sau F-15C/D của Mỹ. Chiếc máy bay còn có tốc độ lên cao tuyệt vời 304 m/s, điều này có nghĩa là nó có thể đạt trần bay 18.000m trong một phút.
7. Tốc độ tối đa Mach 1.8 của Rafale thua kém một vài chiến đấu cơ có tốc độ lên tới Mach 2 trên thế giới nhưng đây được cho là cách để tối ưu hóa khả năng cận chiến trong tầm mắt của phi công.
8. Rafale được trang bị tên lửa hiện đại như Meteor và Scalp. Đây là các tên lửa tầm xa có thể trở thành lợi thế chiến lược khi được sử dụng bởi không quân Ấn Độ. Ngoài ra, nó cũng được trang bị hệ thống radar quét mảng pha điện tử bị động RBE2, khi kết hợp với tên lửa tầm xa, nó sẽ cho Rafale khả năng bắn hạ mục tiêu từ khoảng cách vô cùng lớn.
9. Động cơ của Rafale cũng có nhiều tính năng hiện đại bao gồm buồng đốt không ô nhiễm, cánh quạt tua bin làm bằng tinh thể đơn hay các công nghệ nhằm làm giảm tín hiệu radar và hồng ngoại phát ra.
10. Mặc dù Pháp đang sử dụng tàu sân bay có trang bị máy phóng máy bay (CATOBAR), tuy nhiên, theo nhà sản xuất Dassault, Rafale cũng có tốc độ vừa đủ để hoạt động trên các tàu sân bay có kiểu cất cánh cầu bật (STOBAR), vốn đang được sử dụng trong hải quân Ấn Độ.
Theo Danviet
Pháp xả hàng chiến đấu cơ Rafale cho Ấn Độ
Pháp đã đồng ý tiếp tục giảm giá bán lô 36 chiến đấu cơ Rafale cho không quân Ấn Độ, với mức giá giảm từ 8,8 tỷ Euro xuống còn 7,25 tỷ Euro.
Tờ Economics Times trích dẫn một nguồn tin quân sự (của Pháp) cho biết thông tin trên, tuy nhiên mức giá mới vẫn chưa làm hài lòng phía Ấn Độ. Mức giá trên chưa bao gồm gói phụ kiện đi kèm và dịch vụ hỗ trợ kỹ thuật, bảo dưỡng sau bán hàng.
Theo nguồn tin trên, Ấn Độ chưa đưa ra phản hồi đối với đề xuất mới của Pháp và nhắc lại trước đó Bộ trưởng Bộ Quốc phòng Ấn Độ Manohar Parrikar đã tuyên bố sẽ cố gắng thỏa thuận để giảm giá mua lô máy bay chiến đấu này xuống mức 8 tỷ USD (tương đương 7,01 tỷ Euro).
Tiêm kích Rafale của Pháp
Pháp đưa ra đề xuất ngay sau thông báo của ông Manohar Parrikar đưa ra ngày 3/5 rằng "các cuộc thảo luận về giao dịch này vẫn đang tiếp diễn, hiện vẫn chưa quyết định".
Ngoài ra, Bộ Tư pháp Ấn Độ cũng lên tiếng phản đối một số khía cạnh trong thỏa thuận mua bán này và cho rằng chúng "đe dọa lợi ích quốc gia của Ấn Độ".
Theo một số quan chức quân sự, mức giá mới mà Pháp đưa ra vẫn còn quá cao mặc dù Paris đã có những nhượng bộ nhất định, đặc biệt họ đồng ý bù đắp 50% cho ngành công nghiệp quốc phòng Ấn Độ và chuyển giao một số công nghệ bao gồm cả kỹ thuật sơn tàng hình đặc biệt (dùng cho máy bay chiến đấu) có khả năng hấp thụ sóng vô tuyến.
"Để mua Rafale - máy bay chiến đấu thế hệ thứ 4, thì giá 230 triệu USD/chiếc không phải là giải pháp quá thiết thực. Chỉ có số lượng rất ít các phi đội của Ấn Độ buộc phải tính tới khả năng mua với giá này", một nguồn tin thân cận với Bộ Quốc phòng Ấn Độ tiết lộ.
Thông tin trên cho thấy Pháp đã phải đi hết từ nhượng bộ này đến nhượng bộ khác để bán được số tiêm kích Rafale cho Ấn Độ.
Cuối năm 2012, Ấn Độ và Pháp đã nhất trí về thỏa thuận trên, vốn là thương vụ mua vũ khí lớn nhất của Ấn Độ trong nhiều thập kỷ. Tuy nhiên, thỏa thuận này đã không được thực thi do hai bên bất đồng về giá, các điều khoản về chuyển giao công nghệ và sản xuất.
Để Ấn Độ đặt bút ký, Pháp đã phải nhượng bộ rất nhiều. Tạp chí Jane's Defence Weekly từng dẫn một nguồn tin nội bộ cho biết, không quân Ấn Độ đã yêu cầu nhà sản xuất phải cải tạo và làm mới một số hệ thống thiết bị điện tử và vũ khí để tích hợp một số thiết bị và vũ khí do nước này sản xuất lên máy bay chiến đấu Rafale.
Theo nguồn tin này, hiện Ấn Độ đang nghiên cứu phát triển một số vũ khí trên máy bay, ví dụ như tên lửa không đối không tầm trung/xa Astra, một loại bom liệng có cánh tấn công chính xác tiên tiến và tên lửa chống bức xạ thế hệ mới mạnh hơn cả Kh-31P.
Nguồn tin cho biết, chắc chắn là tên lửa không đối không tầm xa Astra sẽ có mặt trên phiên bản Rafale kiểu Ấn Độ, còn những loại vũ khí khác thì chưa xác định được.
Ấn Độ cũng nằng nặc đòi hãng Dassault phải tái đầu tư 50% giá trị hợp đồng vào ngành công nghiệp quốc phòng và trong lĩnh vực an ninh quốc nội của nước này, đồng thời chịu trách nhiệm sửa chữa, bảo dưỡng.
An Nhiên (Tổng hợp)
Theo_Báo Đất Việt
Pháp-Ấn phát triển vũ khí thống trị chiến trường Trung Đông Theo Lenta, hãng Sagem của Pháp và công ty Ấn Độ OIS Enhancers Technology đã ký bản ghi nhớ hợp tác sản xuất dòng tên lửa không đối đất hiện đại AASM. Theo điều khoản được ký kết, liên doanh Pháp - Ấn Đô sẽ tổ chức sản xuất mô-đun dẫn đường theo yêu cầu của Không quân Ấn Độ để lắp đặt...