LHQ yêu cầu xét xử quan chức Mỹ dính líu đến việc CIA tra tấn tù nhân
Liên Hợp Quốc đã lên tiếng yêu cầu các quan chức Mỹ có tên trong bản báo cáo của Thượng viện Mỹ về việc CIA tra tấn dã man tù nhân phải hầu tòa.
Theo RT, yêu cầu của Liên Hợp Quốc và nhiều tổ chức nhân quyền khác được đưa ra trong bối cảnh Bộ Tư pháp Mỹ tuyên bố sẽ không xét xử những quan chức nói trên ngay cả sau khi đã xem xét toàn bộ báo cáo.
Trước đó, ngày 9/12, Ủy ban Tình báo Thượng viện Mỹ đã công bố một bản báo cáo chi tiết về việc CIA sử dụng các kỹ thuật thẩm vấn cao cấp đối với các tù nhân sau vụ tấn công khủng bố ngày 11/9/2001.
Quang cảnh bên ngoài một nhà tù Mỹ nơi có nhiều phạm nhân được cho là bị CIA tra tấn (Ảnh Reuters)
Đặc phái viên của Liên Hợp Quốc phụ trách chống khủng bố và nhân quyền Ben Emmerson tuyên bố: “Theo luật pháp quốc tế, Mỹ buộc phải đưa những người có liên quan đến vụ việc trên ra xét xử. Tổng Chưởng lý Mỹ sẽ phải có trách nhiệm tiến hành xét xử hình sự đối với họ”.
“Giờ là lúc chúng ta cần phải có một hành động cụ thể. Những cá nhân chịu trách nhiệm chính trong vụ tra tấn đó phải được đưa ra trước công lý và phải bị kết án hình sự theo đúng tội ác của họ”, ông Emmerson nói.
“Đây rõ ràng là chính sách do chính quyền của Tổng thống Mỹ George W. Bushđưa ra, trong đó cho phép nhân viên CIA phạm tội một cách có tổ chức và vi phạm nghiêm trọng luật nhân quyền quốc tế”, ông Emmerson kết luận.
Trong khi đó, Tổ chức Ân xá Quốc tế cũng kêu gọi có người phải đứng ra nhận trách nhiệm trong vụ này và nhấn mạnh, báo cáo của Ủy ban Tình báo Thượng viện Mỹ cho thấy CIA đã vi phạm pháp luật “từ ngày đầu tiên”.
Video đang HOT
Giám đốc Điều hành Tổ chức Ân xá Quốc tế có chi nhánh tại Mỹ Steven Hawkins nhấn mạnh, chương trình bắt giữ và thẩm vấn của CIA đã “bật đèn xanh cho việc nhân viên của họ vi phạm luật pháp quốc tế thông qua việc tra tấn mà không hề bị trừng phạt”.
“Giờ là lúc phải tiến hành điều tra đầy đủ, xét xử những kẻ vi phạm và đền bù cho các nạn nhân bị tra tấn”, ông Hawkins nói.
Giám đốc Điều hành Tổ chức Giám sát Nhân quyền (HRW) Kenneth Roth nhấn mạnh: “Bản báo cáo cho thấy những tuyên bố rằng CIA cần phải áp dụng những biện pháp mạnh để bảo vệ công dân Mỹ chỉ là tưởng tượng”.
“Trừ khi những kẻ gây ra việc này bị xét xử, nếu không việc tra tấn sẽ vẫn là “một sự lựa chọn” cho các Tổng thống trong tương lai”, ông Roth nêu rõ.
Giám đốc điều hành Liên minh các Quyền Tự do Dân sự Mỹ (ACLU) Anthony Romero khẳng định: “Sẽ không thể nào tránh khỏi cảm giác giận dữ tột cùng khi nhận thấy rằng Chính phủ Mỹ có dính líu đến tội ác khủng khiếp này”.
ACLU cũng đã thúc giục Tổng thống Mỹ Barack Obama phải chỉ định một công tố viên đặc biệt để “xem xét vai trò của các quan chức cao cấp liên quan đến vụ việc trên và cả những người muốn bưng bít thông tin cho họ”.
Trong khi đó, Bộ Tư pháp Mỹ cho biết sẽ không xét xử những người liên quan đến việc CIA tra tấn tù nhân và nhấn mạnh báo cáo của Thượng viện Mỹ không cung cấp đủ bằng chứng để kết tội họ./.
Trần Khánh
Theo VOV
Mỹ dồn lực đánh phá IS ở sào huyệt Raqqa
"Thủ đô" Raqqa của phiến quân IS đã hứng chịu 30 cuộc không kích chỉ trong đêm thứ Bảy.
Ngày 30/11, tổ chức Giám sát Nhân quyền Syria cho hay liên quân chống Nhà nước Hồi giáo (IS) do Mỹ đứng đầu đã tập trung các cuộc không kích nhắm vào sào huyệt của phiến quân ở Raqqa, và khu vực được coi là "thủ đô" của IS này đã phải hứng chịu 30 cuộc không kích chỉ trong đêm thứ Bảy.
Không quân Mỹ và đồng minh chuyển hướng tấn công vào sào huyệt của IS
Trước đó, các cuộc không kích của liên quân chủ yếu tập trung vào thị trấn Kobani, vị trí đang bị phiến quân IS vây hãm trong hơn 2 tháng qua nhằm giải vây cho lực lượng dân quân người Kurd đang cố thủ ở đây.
Tuy nhiên, với việc dòng chiến binh và vũ khí IS đang không ngừng từ "thủ đô" Raqqa đổ tới chi viện cho lực lượng bao vây ở Kobani, có vẻ như giờ đây Mỹ đang muốn tập trung hỏa lực đập tan sào huyệt của IS ở Syria.
Các nhà quan sát cho hay hồi tuần trước quân đội chính phủ Syria cũng đã thực hiện những cuộc không kích dữ dội vào tành phố này khiến gần 100 người thiệt mạng và nhiều người khác bị thương.
Theo đó, không quân Syria đã thực hiện ít nhất 10 đợt không kích vào Raqqa, ném bom vào nhà thờ al-Hani và một khu chợ ngoài trời trong một nỗ lực tiêu diệt phiến quân ngay tại sào huyệt của chúng, tuy nhiên nhiều dân thường đã thiệt mạng trong các cuộc không kích này.
Raqqa liên tiếp hứng chịu các cuộc không kích của Mỹ và đồng minh
IS đã biến Raqqa thành "thủ đô" của Nhà nước Hồi giáo tự xưng sau khi chiếm được thành phố này từ tay lực lượng nổi dậy và quân đội chính phủ Syria. Tại đây, IS đã bố trí nhiều trại huấn luyện, kho vũ khí và cả nhà ở cho các chiến binh của chúng.
Hồi mùa hè, phiến quân IS xuất phát từ các trại huấn luyện này cũng đã tấn công và chiếm được nhiều căn cứ quân sự của quân đội chính phủ Syria ở gần thành phố Raqqa, trong đó có một sân bay quân sự quan trọng và thu được một số chiến đấu cơ.
Đất nước Syria đã chìm trong cuộc nội chiến đẫm máu kéo dài suốt 3 năm qua giữa quân đội chính phủ của Tổng thống Bashar al-Assad với phe nổi dậy Quân đội Tự do Syria. Phiến quân IS đã lợi dụng cuộc nội chiến này để nổi dậy và trở thành một thế lực đối trọng trong cuộc chiến, kiểm soát một phần lãnh thổ rộng lớn của Iraq và Syria.
Chiến binh IS tại sào huyệt Raqqa ở Syria
Trong ngày Chủ nhật vừa qua, các cuộc đụng độ dữ dội giữa các bên tham chiến tiếp tục nổ ra trên toàn lãnh thổ Syria, khiến hơn 40 người thiệt mạng vì bom đạn, đạn pháo và các cuộc tấn công.
Tổ chức Giám sát Nhân quyền Syria cho biết một thủ lĩnh của nhóm phiến quân thân al-Qaeda Jabhat al-Nusra đã bị tiêu diệt trong một cuộc giao tranh ở phía bắc tỉnh Aleppo.
Tổ chức Jabhat al-Nusra cũng đang tìm cách thành lập một nhà nước Hồi giáo ở Syria để cạnh tranh với IS, và hai nhóm khủng bố này thường xuyên có những cuộc đụng độ tranh giành lãnh thổ và ảnh hưởng với nhau.
Trong quá trình này, Jabhat al-Nusra đã ngày càng trở nên lớn mạnh, trở thành một trong những tổ chức vũ trang hiệu quả nhất trong cuộc chiến và thu hút ngày càng nhiều chiến binh nước ngoài từng có kinh nghiệm trận mạc ở Iraq và nhiều khu vực khác trên thế giới.
Theo Khampha
Cô dâu 14 tuổi đối mặt án tử vì "giết chồng" Một cô dâu 14 tuổi người Nigeria đang phải đối mặt với án tử hình về tội giết người chồng 35 tuổi bằng thuốc diệt chuột. Cô bé Wasila Tasi"u, xuất thân từ một gia đình nông thôn nghèo ở miền Bắc Nigeria, đã tẩm thuốc diệt chuột vào thức ăn của chồng, anh Umar Sani, 35 tuổi do hối hận về cuộc...