LHQ: Năm 2020 là một trong 3 năm nóng nhất lịch sử
Năm 2020 đang trở thành một trong 3 năm nóng nhất từng được ghi nhận trên Trái Đất, thậm chí có thể vượt cả mức nhiệt cao kỷ lục vào năm 2016.
Cảnh khô hạn trên cánh đồng tại thị trấn Walgett, Australia. Ảnh: AFP/TTXVN
Nội dung này được đề cập trong báo cáo Thực trạng Khí hậu Toàn cầu năm 2020 được Tổ chức Khí tượng Thế giới (WMO) của LHQ công bố ngày 2/12.
Theo báo cáo mới nhất của WMO, nhiệt độ trung bình toàn cầu từ tháng 1 – 10 năm nay cao hơn khoảng 1,2 độ C so với nền nhiệt giai đoạn năm 1850-1900. Theo đó, năm 2020 sẽ là năm nóng thứ hai sau năm 2016 và nóng hơn cả năm 2019, tính từ năm 1850.
Báo cáo cho biết năm 2020 đã ghi nhận nhiều đợt nắng nóng, hạn hán, cháy rừng và mưa bão. Nhiệt độ nước biển tăng lên các mức cao kỷ lục, với hơn 80% các đại dương trên toàn cầu trải qua các đợt sóng nhiệt biển. Các năm nắng nóng trên Trái Đất thường có liên quan đến hiện tượng thời tiết El Nino. Tuy nhiên, năm nay lại trùng với thời điểm hiện tượng La Nina mạnh lên.
Video đang HOT
Dự kiến, WMO sẽ công bố báo cáo xác nhận dữ liệu trên vào tháng 3/2021.
Cũng trong báo cáo công bố ngày 2/12, Liên minh Bảo tồn Thiên nhiên Quốc tế (IUCN) khẳng định biến đổi khí hậu trở thành mối đe dọa lớn nhất đối với các di sản thiên nhiên của thế giới được Liên hợp quốc công nhận như sông băng, rạn san hô, vùng đầm lầy.
Theo báo cáo, IUCN cho biết những thay đổi do biến đổi khí hậu gây ra hiện đe dọa đến hơn 30% trong tổng số 252 di sản thiên nhiên được Tổ chức Khoa học, Giáo dục và Văn hóa Liên hợp quốc (UNESCO) công nhận trên thế giới.
Cụ thể, 94 trong số các di sản thiên nhiên đang đối mặt với nguy cơ nghiêm trọng hoặc nguy cấp do nhiều yếu tố như du lịch, hoạt động săn bắn, cháy rừng và ô nhiễm nguồn nước. Con số này tăng so với con số 62 di sản được đề cập trong nghiên cứu được công bố năm 2017.
Tổng Giám đốc IUCN Bruno Oberle nhấn mạnh báo cáo trên cho thấy biến đổi khí hậu đang phá hủy các di sản thiên nhiên của thế giới, từ hiện tượng sông băng giảm cho đến san hô bị tẩy trắng, các vụ cháy rừng và hạn hán nghiêm trọng ngày càng gia tăng tần suất, điều này đỏi hỏi các nước cần cùng nhau giải quyết những thách thức về môi trường ở quy mô toàn cầu.
* Cùng ngày 2/12, Đài quan sát địa vật lý miền Trung Ukraine cho biết Kiev đã trải qua mùa Thu ấm nhất trong lịch sử gần 140 năm. Nền nhiệt độ trung bình trong mùa Thu (kết thúc ngày 30/11) đã tăng lên 11,6 độ C, cao hơn 3,6 độ C so với mức thông thường. Đây là mùa Thu Kiev ghi nhận nhiệt độ cao nhất kể từ năm 1881.
Ngày 30/11 vừa qua là ngày lạnh nhất vào mùa Thu tại Kiev khi nhiệt độ vào buổi sáng xuống -3,8 độ C. Ngày 1/9 trở thành ngày ấm nhất trong mùa Thu và cũng là ngày nóng nhất trong cả năm tại Ukraine khi ghi nhận nhiệt độ lên tới 34,7 độ C.
Ukraine đã hứng chịu nhiệt độ cao chưa từng thấy trong năm nay, dẫn đến nhiều vụ cháy rừng khó kiểm soát. Trong tháng 4 năm nay, cháy rừng đã thiêu rụi 66.000 ha tại khu vực rừng bỏ hoang gần Chernobyl ở miền Bắc Ukraine. Các nhà khoa học dự báo tần suất và cường độ của các hiện tượng thời tiết cực đoan sẽ gia tăng do biến đổi khí hậu.
Ngày Quốc tế giảm nhẹ thiên tai (13/10): Số đợt thiên tai tăng mạnh trong 20 năm qua
Thiên tai đã cướp đi sinh mạng của 1,2 triệu người trên thế giới và biến đổi khí hậu là nguyên nhân chủ yếu khiến số vụ thiên tai tăng gần gấp đôi kể từ năm 2000.
Nội dung này được đề cập trong báo cáo được Văn phòng Liên hợp quốc về giảm nhẹ rủi ro thiên tai (UNDRR) công bố ngày 12/10- một ngày trước Ngày Quốc tế giảm nhẹ thiên tai.
Cảnh ngập lụt sau mưa lớn do ảnh hưởng của bão Ianos tại Magoula, miền Trung Hy Lạp ngày 19/9/2020. Ảnh: AFP/TTXVN
Theo báo cáo, trong giai đoạn 2000 - 2019, trên thế giới đã ghi nhận 7.348 trận thiên tai lớn, tăng gần gấp đôi so với giai đoạn 20 năm trước. Thiên tai đã khiến 1,23 triệu người thiệt mạng, ảnh hưởng đến cuộc sống của 4,2 tỷ người và gây thiệt hại kinh tế 2.970 tỷ USD trong 20 năm qua. Các con số trên tăng mạnh chủ yếu là do gia tăng tần suất các hiện tượng thời tiết cực đoan liên quan đến khí hậu, trong đó có lũ lụt, mưa bão, hạn hán. Số đợt lũ lụt lớn tăng hơn gấp đôi lần lên 3.254 đợt, trong khi các đợt hạn hán, cháy rừng, nắng nóng kéo dài cũng gia tăng mạnh. Số lượng các cơn bão lớn là 2.034, tăng đáng kể so với con số 1.457 cơn bão của 20 năm trước trước đó.
Các hiện tượng liên quan đến địa vật lý như động đất, sóng thần và núi lửa là nguyên nhân khiến nhiều người thiệt mạng hơn so với các thảm họa tự nhiên khác được xem xét trong báo cáo. Tồi tệ nhất là trận sóng thần ở Ấn Độ Dương năm 2004, cướp đi sinh mạng của 226.400 người, sau đó là trận động đất ở Haiti năm 2010 với số người thiệt mạng lên tới hơn 222.000 người.
Xét theo khu vực, châu Á hứng chịu nhiều thiên tai nhất trong 20 năm qua với 3.068 trận thiên tai, sau đó là châu Mỹ với 1.756 trận và châu Phi 1.192 trận. Xét theo quốc gia, nước ghi nhận nhiều vụ thiên tai nhất là Trung Quốc (577), sau đó là Mỹ (467), Ấn Độ (321) và Indonesia (278). Trong số 10 nước ghi nhận số các vụ thiên tai nhiều nhất thế giới, có tới 8 nước châu Á. Các con số thống kê trên được tổng hợp từ Dữ liệu Các sự kiện khẩn cấp, ghi lại các đợt thiên tai khiến ít nhất 10 người thiệt mạng, ảnh hưởng tới ít nhất 100 người hoặc kéo theo việc chính quyền địa phương phải ban bố tình trạng khẩn cấp.
Nhiều phương tiện bị ngập trong bùn đất sau những trận mưa lớn do ảnh hưởng của bão Alex tại Breil-sur-Roya, đông nam nước Pháp, ngày 4/10/2020. Ảnh: AFP/TTXVN
Chuyên gia Debarati Guha-Sapir làm việc tại Trung tâm Nghiên cứu về dịch tễ học do thiên tai tại Đại học Louvain, Bỉ, cảnh báo nhân loại sẽ đối mặt với một tương lai "rất mờ mịt" nếu các hiện tượng thời tiết cực đoan tiếp tục gia tăng theo cấp độ này trong 20 năm tới. Nắng nóng sẽ là thách thức lớn nhất đối với con người trong 10 năm tới, đặc biệt tại những nước kém phát triển.
Về phần mình, người đứng đầu UNDRR Mami Mizutori nhấn mạnh ngày càng nhiều người trở thành nạn nhân của tình trạng khẩn cấp về khí hậu. Bà kêu gọi chính phủ các nước đầu tư để xây dựng các hệ thống cảnh báo sớm và triển khai những chiến lược giảm nhẹ rủi ro thiên tai.
Australia lo ngại nguy cơ cháy rừng do nắng nóng dữ dội Giới chức Australia đã ban bố lệnh cấm đốt, nhóm lửa tại nhiều địa phương đề phòng nguy cơ cháy rừng do nắng nóng dữ dội cộng với thời tiết khô trong 2 ngày cuối tuần. Hiện trường vụ cháy rừng tại New South Wales, Australia. Ảnh tư liệu: AFP/TTXVN Ngày 28/11, nhiệt độ tại khu vực Sydney CBD vượt 40 độ C,...