LHQ mong muốn quốc tế phối hợp sớm khôi phục an ninh và ổn định tại Trung Đông
Tổng Thư ký Liên hợp quốc (LHQ), ông Antonio Guterres đã khẳng định mong muốn tiếp tục phối hợp và tham vấn với Tổng thống Ai Cập Abdel Fattah El-Sisi nhằm khôi phục an ninh và ổn định tại khu vực Trung Đông.
Trong khi đó, lãnh đạo Ai Cập cũng có các cuộc điện đàm với Thủ tướng Đức và Quốc vương Jordan để thảo luận về nỗ lực ngăn chặn xung đột Hamas – Israel lan rộng cùng các biện pháp cung cấp hàng viện trợ nhân đạo cho người dân ở Dải Gaza.
Binh sĩ và xe quân sự Israel được triển khai tại khu vực biên giới với Dải Gaza ngày 28/1/2024. Ảnh: AFP/TTXVN
Theo phóng viên TTXVN tại Cairo, người đứng đầu LHQ đưa ra thông điệp trên trong cuộc điện đàm ngày 29/1 với Tổng thống Ai Cập, trong đó hai bên thảo luận về tình hình Trung Đông cũng như nguy cơ khiến cuộc xung đột giữa Phong trào Hồi giáo Hamas và Israel lan rộng. Hai bên cũng nêu bật những nỗ lực của Ai Cập, khu vực và quốc tế nhằm đạt được lệnh ngừng bắn cũng như thúc đẩy vấn đề trao đổi tù nhân và tăng cường đưa viện trợ nhân đạo vào Dải Gaza.
Người phát ngôn Phủ Tổng thống Ai Cập, ông Ahmed Fahmy cho hay hai nhà lãnh đạo đã nhấn mạnh vai trò then chốt của LHQ và các tổ chức liên kết trong việc cung cấp hỗ trợ và viện trợ nhân đạo cho người dân ở Dải Gaza.
Video đang HOT
Tổng Thư ký LHQ ca ngợi vai trò chủ chốt của Ai Cập trong việc giúp giảm leo thang và cung cấp viện trợ nhân đạo cho người dân ở Dải Gaza. Ông cũng tái khẳng định tầm quan trọng của việc tiếp tục tài trợ cho Cơ quan Cứu trợ của LHQ dành cho người tị nạn Palestine (UNRWA) nhằm tạo điều kiện cho cơ quan này thực hiện vai trò nhân đạo ở Dải Gaza.
Về phần mình, nhà lãnh đạo Ai Cập đánh giá cao vai trò của Tổng Thư ký LHQ Guterres trong việc thúc đẩy các nỗ lực nhằm xoa dịu tình hình và đảm bảo cung cấp viện trợ nhân đạo cho dải đất ven Địa Trung Hải này.
Cùng ngày, Tổng thống Ai Cập Abdel Fattah El-Sisi cũng đã có cuộc điện đàm với Thủ tướng Đức Olaf Scholz và Quốc vương Jordan Abdullah II. Theo một tuyên bố của Phủ Tổng thống Ai Cập, trao đổi với nhà lãnh đạo Đức, ông El-Sisi đã điểm lại những nỗ lực của Cairo nhằm đạt được lệnh ngừng bắn ngay lập tức và khẩn cấp ở Dải Gaza, cũng như việc trao đổi những người bị giam giữ và các con tin. Hai nhà lãnh đạo đã thảo luận về những nỗ lực nhằm ngăn chặn “sự mở rộng phạm vi xung đột trong khu vực”, gây ra những hậu quả thảm khốc ở Trung Đông cũng như đe dọa hòa bình và an ninh quốc tế.
Trao đổi với Quốc vương Jordan Abdullah II, Tổng thống Ai Cập El-Sisi đã đề cập đến những nỗ lực hiện nay nhằm hạ nhiệt tình hình căng thẳng ở Gaza. Theo thông báo của Phủ Tổng thống Ai Cập, ông El-Sisi và Quốc vương Jordan cảnh báo giao tranh xung đột Hamas -Israel theo thang nghiêm trọng trong những ngày qua, đặt ra nhiều mối đe dọa hơn đối với an ninh khu vực. Hai nhà lãnh đạo khẳng định một giải pháp toàn diện và công bằng về vấn đề Palestine sẽ đem lại sự đảm bảo duy nhất để khôi phục hòa bình và an ninh khu vực. Ngoài ra, Tổng thống Ai Cập và Quốc vương Abdullah II cũng thảo luận những biện pháp nhằm ngay lập tức cung cấp hàng viện trợ nhân đạo đến người dân Palestine ở Dải Gaza.
Kể từ khi xảy ra xung đột Hamas – Israel hôm 7/10/2023, Ai Cập đã nỗ lực đóng vai trò trung gian hòa giải, tạo điều kiện thuận lợi cho việc vận chuyển hàng cứu trợ đến Gaza. Tuy nhiên, tình hình viện trợ hiện bị cản trở trong bối cảnh UNRWA đang cạn kiệt nguồn lực, chỉ còn đủ kinh phí hoạt động đến cuối tháng 2/2024. Trong khi đó, ít nhất 12 nước thông báo đình chỉ các khoản tài trợ cho UNRWA sau khi Tel Aviv cáo buộc một số nhân viên của cơ quan này liên quan tới vụ tấn công hôm 7/10 mà Hamas tiến hành ở miền Nam Israel. Những nước này gồm Mỹ, Pháp, Anh, Nhật Bản, Đức, Italy, Australia, Canada, Phần Lan, Hà Lan, Áo….
Hamas sẵn sàng trả tự do cho con tin là phụ nữ và trẻ em
Báo The Wall Street Journal (WSJ) ngày 24/1 dẫn lời các quan chức Ai Cập cho hay phong trào Hồi giáo Hamas của Palestine tuyên bố sẵn sàng cho một thỏa thuận tiềm tàng với Israel về việc thả phụ nữ và trẻ em đang bị bắt làm con tin ở Dải Gaza.
Hình ảnh chụp qua video cho thấy các tay súng Hamas trao trả con tin Thái Lan cho Ủy ban Chữ thập đỏ quốc tế tại Dải Gaza, ngày 26/11/2023. Ảnh: AFP/TTXVN
Theo nguồn tin, sáng kiến này đánh dấu sự thay đổi đáng kể trong quan điểm của Hamas, lực lượng từng nhấn mạnh trong nhiều tuần gần đây về một thỏa thuận ngừng bắn hoàn toàn như một điều kiện cho các cuộc đàm phán phóng thích con tin.
Hãng tin Axios của Mỹ dẫn lời hai quan chức Israel cho biết, nước này đang muốn tìm kiếm một thỏa thuận nhiều giai đoạn với Hamas, trong đó sẵn sàng ngừng bắn 2 tháng để đổi lấy việc thả tự do cho hơn 130 con tin còn lại đang bị Hamas giam giữ. Đề xuất dường như đã được gửi tới 2 quốc gia trung gian là Qatar và Ai Cập. Nếu đề xuất được đáp ứng, đây là quãng thời gian ngừng bắn lâu nhất mà Israel chấp nhận trong cuộc xung đột hơn 100 ngày qua.
Thông tin về mong muốn của Israel được đưa ra trong bối cảnh chính phủ nước này đang chịu sức ép ngày càng lớn từ trong nước và quốc tế về việc phải đảm bảo an toàn cho các con tin bị Hamas bắt giữ.
Trong khi đó, phát biểu trong phiên tranh luận mở của Hội đồng Bảo an Liên hợp quốc về Trung Đông, Ngoại trưởng Nga Sergey Lavrov nhấn mạnh đến sự cần thiết phải chấm dứt ngay lập tức tình trạng bạo lực của Israel ở Bờ Tây.
Nhà ngoại giao Nga nêu rõ: "Cần phải chấm dứt ngay tình trạng bạo lực đang xảy ra trên diện rộng, từ phía quân đội Israel và những người định cư ở Bờ Tây". Bên cạnh đó, ông Lavrov cũng bày tỏ quan ngại trước những tuyên bố của chính quyền Israel nghi ngờ giải pháp hai nhà nước cho cuộc xung đột với Palestine. Ông kêu gọi cần thực hiện giải pháp hai nhà nước đối với cuộc xung đột Palestine-Israel với tốc độ nhanh nhất.
Bờ Tây, dải đất nằm ở phía Tây sông Jordan, bao gồm cả Đông Jerusalem, là nơi sinh sống của khoảng 2,9 triệu người Palestine và là phần đất mà Palestine muốn đặt các cơ quan nhà nước tương lai. Sau cuộc xung đột năm 1967, Israel tiến vào Bờ Tây, kiểm soát phần lớn khu vực.
Bờ Tây chìm trong bạo lực từ khi Israel mở chiến dịch quân sự chống phong trào Hamas và các nhóm vũ trang của người Palestine sau xung đột bùng nổ ngày 7/10/2023. Khu vực Jenin, nơi đặt trại tị nạn lớn của người Palestine, trở thành tâm điểm của các cuộc tấn công do quân đội Israel tiến hành.
"Chảo lửa" Trung Đông tăng nhiệt Tình hình an ninh khu vực Trung Đông ghi nhận những diễn biến phức tạp mới, khi hai cường quốc quân sự hàng đầu là Iran và Thổ Nhĩ Kỳ thực hiện các đòn tập kích nhằm vào các nhóm vũ trang đối địch bên ngoài lãnh thổ; còn Mỹ tiếp tục tấn công cơ sở quân sự của lực lượng Houthi ở...