LHQ lập nhóm giải quyết tình hình nhân đạo nghiêm trọng tại Sudan
Liên hợp quốc (LHQ) và các đối tác sẽ thành lập một nhóm nòng cốt nhằm giải quyết tình hình nhân đạo nghiêm trọng tại Sudan do các cuộc giao tranh dữ dội giữa quân đội Sudan và Các lực lượng hỗ trợ nhanh (RSF), lực lượng bán quân sự chính ở Sudan.
Khói bốc lên sau giao tranh giữa quân đội Sudan và Lực lượng hỗ trợ nhanh (RSF) ở thủ đô Khartoum ngày 16/4/2023. Ảnh: AFP/TTXVN
Cơ quan điều phối nhân đạo của LHQ ngày 27/4 ra thông cáo báo chí cho biết tình trạng thiếu lương thực, nước sạch, thuốc men và nhiên liệu đang tiếp tục ảnh hưởng tới Sudan, đặc biệt tại thủ đô Khartoum và các vùng phụ cận, trong khi khả năng tiếp cận với điện và dịch vụ viễn thông bị hạn chế ở nhiều nơi trên cả nước, khiến các hoạt động cứu trợ gặp nhiều khó khăn hơn.
Quyền Điều phối viên nhân đạo và thường trú của LHQ tại Sudan, ông Abdou Dieng nhấn mạnh nhu cầu cứu trợ của người dân đang rất khẩn cấp và trên diện rộng. Theo ông Dieng, các nhân viên của LHQ còn lại ở Sudan đã di tản đến thành phố Port Sudan từ thủ đô Khartoum, nơi giao tranh diễn ra ác liệt nhất và tình hình an ninh đặc biệt nguy hiểm và khó lường. Do các sân bay ở Sudan không còn hoạt động, nhiều người nước ngoài đã được đưa đến cảng ở Port Sudan để đăng ký lên tàu vượt Biển Đỏ đến thành phố Jeddah của Saudi Arabia.
Thông cáo cho biết Phó Tổng thư ký LHQ, người đứng đầu Văn phòng Điều phối các vấn đề nhân đạo (OCHA), ông Martin Griffiths đã quyết định giải ngân 3 triệu USD từ Quỹ Ứng phó khẩn cấp trung tâm (CERF) để trợ giúp khẩn cấp cho những người Sudan phải đi sơ tán và nhiều người khác tại CH Chad.
Từ giữa tháng 4, Sudan đã rơi vào các cuộc giao tranh dữ dội giữa quân đội Sudan và RSF. Theo Tổ chức Y tế thế giới (WHO), ít nhất 495 người đã thiệt mạng và trên 4.000 người bị thương. Hơn 60% cơ sở y tế tại Sudan đã phải đóng cửa và chỉ có 16% đang hoạt động bình thường. Trong khi đó, gần 50.000 trẻ em suy dinh dưỡng nặng đang đứng trước nguy cơ không được viện trợ lương thực vì dịch vụ này bị gián đoạn. Quỹ Nhĩ đồng LHQ (UNICEF) cũng cho biết 9 trẻ em đã thiệt mạng và trên 50 em bị thương do giao tranh trong những ngày qua.
Video đang HOT
Giao tranh tại Sudan: Hàng nghìn người nước ngoài sơ tán
Trong ngày 23/4, sân bay chính tại thủ đô Khartoum là điểm nóng giao tranh giữa quân đội Sudan và nhóm bán quân sự Lực lượng Hỗ trợ nhanh (RFS).
Sân bay này đang nằm dưới sự kiểm soát của RSF.
Các công dân nước ngoài chuẩn bị đáp máy bay sơ tán tránh xung đột tại căn cứ không quân của Pháp ở Khartoum, Sudan, ngày 23/4/2023. Ảnh: AFP/TTXVN
Hiện một số hoạt động sơ tán đang được tiến hành gấp rút tại thành phố Port Sudan trên Biển Đỏ, cách Khartoum khoảng 850 km.
Theo phóng viên TTXVN tại châu Phi, ngoài các quốc gia thông báo sơ tán công dân trong những đợt đầu tiên gồm Saudi Arabia (hơn 150 người), Mỹ (hơn 100 người), Pháp (khoảng 100), Anh, Italy.., mới đây Ai Cập tuyên bố đã đưa 436 công dân về nước an toàn bằng đường bộ. Giới chức quốc gia Bắc Phi này xác nhận đã triển khai lực lượng an ninh tới biên giới giáp Sudan và phối hợp với chính quyền sở tại để đảm bảo cho hoạt động sơ tán công dân. Đức, Tây Ban Nha cũng thông báo mỗi quốc gia đã sơ tán được khoảng 100 người.
Cùng ngày, Thổ Nhĩ Kỳ xác nhận bắt đầu triển khai chiến dịch tương tự, đưa khoảng 600 công dân về nước bằng đường bộ. Tuy nhiên, kế hoạch đã phải hoãn lại tại một khu vực ở Khartoum sau khi xảy ra nhiều vụ nổ gần một nhà thờ Hồi giáo được chỉ định là điểm tập trung những người cần sơ tán. Trong khi đó, Liên minh châu Âu (EU) cho biết nhiều quốc gia đang nỗ lực phối hợp sơ tán công dân. Hiện có 7 quốc gia thành viên của khối có phái bộ ngoại giao tại Sudan.
Ngoại trưởng Hà Lan Wopke Hoekstra xác nhận công dân nước này đã được phía Pháp hỗ trợ sơ tán bằng máy bay. Một nhóm khác rời Khartoum bằng đường bộ trên một đoàn xe của Liên hợp quốc (LHQ).
Bộ Quốc phòng Thụy Điển cho biết đã điều động khoảng 140-150 binh sĩ sơ tán các nhân viên ngoại giao và công dân của nước này rời Sudan. Về phần mình, Ngoại trưởng Italy Antonio Tajani thông báo trong khoảng 200 người mà Rome lên kế hoạch sơ tán, ngoài công dân Italy, còn có công dân Thụy Sĩ và các đại diện của Tòa thánh Vatican. Phía Hy Lạp cho biết nhóm người sơ tán đầu tiên của nước này đã rời Sudan nhờ sự hỗ trợ của Pháp. Trong khi đó, Bộ Ngoại giao Ireland nêu rõ chính phủ nước này đang triển khai 12 nhân viên quốc phòng tới Djibouti để hỗ trợ 150 công dân rời khỏi Sudan.
Cũng trong ngày 23/4, Bộ Ngoại giao Ghana thông báo Đại sứ quán Ghana tại Ai Cập kiêm nhiệm Sudan, cùng Lãnh sự quán danh dự Ghana tại Khartoum đang sắp xếp sơ tán công dân về nước. Thông báo cho biết thêm một số công dân Ghana, đặc biệt là sinh viên, dù chịu ảnh hưởng của cuộc xung đột, nhưng tất cả các công dân nước này ở Sudan đều an toàn.
Bộ Ngoại giao Jordan thông báo nước này cũng đang phối hợp với Các Tiểu vương quốc Arab thống nhất (UAE) và Saudi Arabia triển khai hoạt động sơ tán khoảng 300 người.
Liban cho biết 60 công dân nước này đã rời Khartoum bằng đường bộ trước khi được sơ tán về nước bằng đường biển. Trong khi đó, Đại sứ quán Libya tại Khartoum cho biết đã đưa 83 công dân rời khỏi thủ đô của Sudan và tới thành phố Port Sudan. Phía Tunisia thông báo vào ngày 24/4 sẽ triển khai kế hoạch sơ tán những công dân nước này hiện còn ở Sudan.
Những quốc gia khác đang chuẩn bị kế hoạch sơ tán gồm có Hàn Quốc và Nhật Bản. Hai nước Đông Bắc Á này đã triển khai các lực lượng tới các quốc gia lân cận Sudan.
Trong khi đó, Ấn Độ đã chỉ thị 2 máy bay của lực lượng không quân nước này tại Saudi Arabia luôn trong trạng thái sẵn sàng làm nhiệm vụ. Một tàu hải quân Ấn Độ cũng đã tới thành phố Port Sudan và kế hoạch sơ tán sẽ được triển khai tùy thuộc vào tình hình an ninh trên thực tế.
Quân đội Sudan cho biết đang phối hợp hỗ trợ sơ tán các nhà ngoại giao Trung Quốc. Trong khi đó, Indonesia thông báo 43 công dân đang trú ẩn trong khuôn viên Đại sứ quán Indonesia ở Khartoum.
* Trong diễn biến liên quan cùng ngày, người đứng đầu Cơ quan Phát triển Quốc tế của Mỹ (USAID), bà Samantha Power, thông báo cơ quan này đã triển khai một nhóm chuyên gia ứng phó thảm họa trong khu vực để điều phối hoạt động ứng phó nhân đạo khi giao tranh tại Sudan leo thang tuần thứ 2 liên tiếp.
Hiện các chuyên gia đang làm việc với cộng đồng quốc tế và đối tác để xác định những nhu cầu ưu tiên và cung cấp hỗ trợ nhân đạo một cách an toàn.
Quan chức USAID cũng kêu gọi các bên tuân thủ lệnh ngừng bắn trong ngày lễ Eid al-Fitr của người Hồi giáo, chấm dứt giao tranh và tuân thủ luật nhân đạo quốc tế, bao gồm cả việc tạo điều kiện tiếp cận an toàn cũng như không cản trở các nhân viên y tế và nhân đạo.
Giao tranh giữa quân đội Sudan và nhóm bán quân sự RSF từ ngày 15/4 đến nay đã gây ra một cuộc khủng hoảng nhân đạo, khiến khoảng 420 người thiệt mạng, hơn 3.700 người bị thương và hàng triệu người Sudan mắc kẹt, không được tiếp cận các dịch vụ cơ bản.
Quân đội Sudan cáo buộc RSF bắn máy bay sơ tán của Thổ Nhĩ Kỳ Quân đội Sudan ngày 28/4 cáo buộc Các lực lượng hỗ trợ nhanh (RSF) bán quân sự đã bắn một chiếc máy bay của Thổ Nhĩ Kỳ dùng để sơ tán công dân, khi phương tiện này đang hạ cánh xuống sân bay Wadi Seyidna, ở Omdurman, làm hỏng hệ thống nhiên liệu của máy bay. Khói bốc lên do giao tranh tại...