LHQ khuyến nghị áp dụng cơ chế giảm nợ cho các nước thu nhập thấp và trung bình
Ngày 3/4, Chương trình Phát triển Liên hợp quốc (UNDP) đã khuyến nghị áp dụng các cơ chế để giảm bớt các khoản nợ công, vốn đang trầm trọng thêm do đại dịch COVID-19, cho các nước có thu nhập thấp và trung bình, trong đó bao gồm 14 nước thuộc khu vực Mỹ Latinh và Caribe.
Người dân đi bộ trên phố ở Buenos Aires, Argentina. Ảnh: THX/TTXVN
Trong báo cáo mang tên: “Tính dễ bị tổn thương của nợ công ở các nền kinh tế đang phát triển”, UNDP đã phân tích tính dễ bị tổn thương của các khoản nợ ở 120 nền kinh tế có thu nhập thấp và trung bình để xác định những nền kinh tế nào có rủi ro cao nhất. Bằng cách đó, cơ quan trực thuộc LHQ đã phân loại ra 72 nền kinh tế được đánh giá là “dễ bị tổn thương” và dự báo nợ ở các quốc gia này sẽ vẫn ở mức cao trong nhiều năm, và điều đó sẽ ngăn cản các chính phụ đưa ra các khoản đầu tư có tính quyết định để mang lại lợi ích cho người dân và chống biến đổi khí hậu.
Trong nhóm các quốc gia dễ bị tổn thương do nợ nần tại Mỹ Latinh và Caribe, UNDP đưa ra danh sách các nước gồm El Salvador, Honduras, Costa Rica, Venezuela, Ecuador, Barbados, Bolivia, Belize, Nicaragua, Argentina, Grenada, Jamaica, Haiti và Saint Vincent và Grenadines.
Tổng Giám đốc UNDP, ông Achim Steiner, nhấn mạnh rằng các khoản thanh toán dịch vụ trong năm nay rơi vào khoảng 1.100 tỷ USD tiền nợ và chỉ cần 2,5% trong số đó là đủ để tiêm chủng cho 2 tỷ người theo sáng kiến COVAX (cơ chế tiếp cận vaccine COVID-19 toàn cầu).
Ông Steiner cũng lưu ý rằng Sáng kiến đình chỉ dịch vụ nợ (DSSI) của Nhóm các nền kinh tế phát triển và mới nổi hàng đầu thế giới (G20), theo đó cho phép các quốc gia dễ bị tổn thương nhất được hoãn nợ, là điều cần thiết nhưng “không đủ”.
Người đứng đầu UNDP cũng lưu ý rằng Quỹ Tiền tệ Quốc tế (IMF) đang tìm cách tăng dự trữ và khả năng tín dụng của mình lên 650 tỷ USD với việc phát hành mới quyền rút vốn đặc biệt. Trong số đó, 224 tỷ USD sẽ dành cho các nước có thu nhập thấp và trung bình.
Video đang HOT
Đoàn di cư đổ tới Mỹ, mong được tị nạn dưới thời Biden
Hàng nghìn người di cư Honduras đang hướng về Mỹ, với hy vọng được tị nạn nhờ chính sách mới dưới thời Biden.
Khoảng 7.500 người di cư đã rời khỏi Honduras hôm 15/1 và vượt qua Guatemala sau hai ngày, trên đường hướng về biên giới Mỹ. Họ kêu gọi chính quyền sắp tới của Joe Biden thực hiện "cam kết" xóa bỏ hạn chế tị nạn mà chính quyền Tổng thống Donald Trump đã ban hành.
Nhóm bảo vệ quyền lợi của người di cư Pueblo Sin Fronteras, đại diện cho đoàn người, bày tỏ hy vọng chính quyền Biden sẽ hành động. Nhưng hôm 17/1, một quan chức giấu tên thuộc nhóm chuyển giao quyền lực của Biden nói rằng những người di cư mong muốn tị nạn ở Mỹ trong những tuần đầu của chính quyền mới "cần hiểu rằng họ không thể vào nước Mỹ ngay lập tức".
Người di cư Honduras, một phần của đoàn lữ hành đang hướng tới Mỹ, vẫn ở Vado Hondo, Guatemala, hôm 17/1. Ảnh: AFP
"Tình hình ở biên giới sẽ không thể thay đổi trong một sớm một chiều", quan chức này nói. "Chúng tôi phải đưa ra thông điệp về đảm bảo sức khỏe và hy vọng cho họ, nhưng đến Mỹ vào lúc này không thể đảm bảo an toàn cho họ, tới khi chúng tôi đưa ra quy trình mà họ có thể tiếp cận trong tương lai", quan chức này nói.
Tổng thống đắc cử Joe Biden hứa sẽ đảo ngược nhiều chính sách an ninh biên giới và nhập cử của Trump. Ông hứa sẽ chấm dứt Nghị định thư Bảo vệ người Di cư (MPP), chương trình quy định người nhập cư phải ở lại Mexico trong thời gian chờ xin tị nạn chính trị. Chính quyền Trump khẳng định chương trình này đã chấm dứt những yếu tố tạo điều kiện cho người di cư lên phía bắc, nhưng các nhà phê bình chỉ trích nó mang tính tàn nhẫn, đẩy người di cư vào rủi ro.
Dòng người di cư đang hướng tới Mỹ ở Vado Hondo, Guatemala, hôm 17/1. Ảnh: Reuters.
Biden cũng hứa hẹn mở con đường trở thành thường trú nhân hợp pháp cho những người lưu trú trái phép tại Mỹ và cấm Cơ quan Thực thi Di tú và Hải quan (ICE) trục xuất họ. Nhóm di cư cũng chỉ ra những cam kết mà Biden hứa hẹn về chấm dứt các thỏa thuận hợp tác tị nạn mà chính quyền Trump đã ký kết với ba nước tam giác phía bắc là El Salvador, Guatemala, và Honduras.
Trump tuần trước cảnh báo việc chấm dứt các chính sách mà ông đã đưa ra, cũng như đưa ra những lời cam kết khuyến khích người di cư có thể dẫn tới "một làn sóng nhập cư trái phép chưa từng có".
Dịch COVID-19: Hơn 5 triệu ca mắc mới trong một tuần tại châu Mỹ Chỉ trong vòng một tuần, châu Mỹ đã ghi nhận tới 5 triệu ca mắc mới dịch viêm đường hô hấp cấp COVID-19, trong đó nhiều nhất vẫn là Mỹ, Canada. Nhân viên y tế chuyển bệnh nhân mắc COVID-19 từ xe cứu thương vào một bệnh viện ở Brasilia, Brazil. Ảnh: THX/TTXVN Theo số liệu thống kê của Tổ chức Y tế...