LHQ kêu gọi thế giới ưu tiên giải quyết khủng hoảng sức khỏe tâm thần
Theo phóng viên TTXVN tại Liên hợp quốc (LHQ), Tổng Thư ký LHQ Antonio Guterres đã kêu gọi thế giới cần đưa vấn đề chăm sóc sức khỏe tâm thần thành một trong những ưu tiên toàn cầu, trong bối cảnh thế giới đang có gần 1 tỷ người sống chung với các vấn đề như lo âu, trầm cảm, rối loạn tâm thần và vừa trải qua đại dịch COVID-19 suốt hơn 2 năm qua.
Tổng Thư ký LHQ Antonio Guterres đã kêu gọi thế giới cần đưa vấn đề chăm sóc sức khỏe tâm thần thành một trong những ưu tiên toàn cầu. Ảnh: mibluesperspectives.com
Nhân Ngày Sức khỏe tâm thần thế giới 10/10, người đứng đầu LHQ nhấn mạnh việc chưa chú trọng tới giải quyết các vấn đề liên quan sức khỏe tâm thần, ví dụ tình trạng ở một số nước hiện nay chỉ có trung bình 2 bác sĩ về sức khỏe tâm thần/100.000 người dân, đang gây ra những hệ lụy trầm trọng hết sức khó lường đối với xã hội và chi phí điều trị chứng trầm cảm, rối loạn tâm thần tiêu lên tới khoảng 1.000 tỷ USD mỗi năm trên toàn cầu.
Tổng Thư ký Guterres cho rằng cần phải tăng cường các dịch vụ y tế liên quan sức khỏe tâm thần, đặc biệt với giới trẻ, và lồng ghép vấn đề này vào hệ thống y tế chung dựa vào cộng đồng, đảm bảo để những người có nhu cầu được dễ dàng trợ giúp một cách hiệu quả. Ông cũng kêu gọi cần giải quyết vấn đề kỳ thị và phân biệt đối xử với những người mắc các bệnh về sức khỏe tâm thần, khiến họ càng khó nhận được sự hỗ trợ y tế cũng như hòa nhập với xã hội.
Video đang HOT
Quan trọng hơn, Tổng Thư ký LHQ kêu gọi các nước phải ngăn ngừa những nguyên nhân gốc rễ gây ra các bệnh về sức khỏe tâm thần, ví dụ như nạn nhân của bạo lực, lạm dụng, cưỡng bức. Tình trạng bất bình đẳng và xung đột, chiến tranh xảy ra ở nhiều nơi trên thế giới cũng là những nguyên nhân khiến các bệnh liên quan sức khỏe tâm thần càng dễ xảy ra.
Theo Tổ chức Y tế thế giới (WHO), năm 2019, ước tính trên phạm vi toàn cầu có khoảng 12% dân số mắc chứng rối loạn tâm thần. Tuy nhiên, đại dịch COVID-19 bùng phát từ đầu năm 2020 đã gây nên một cuộc khủng hoảng sức khỏe tâm thần toàn cầu, khiến hàng trăm triệu người mắc bệnh ở nhiều mức độ khác nhau.
Trong năm đầu tiên xảy ra đại dịch, WHO ước tính tỷ lệ người mắc chứng trầm cảm, rối loạn lo âu tăng hơn 25% trên toàn cầu, trong khi hệ thống y tế liên quan điều trị các bệnh về sức khỏe tâm thần ở hầu hết các nước, đặc biệt các nước có thu nhập thấp và thu nhập trung bình, bị gián đoạn để tập trung ứng phó đại dịch.
Liên hợp quốc tìm kiếm thêm nguồn quỹ cho các nước nghèo
Ngày 7/10, Đại hội đồng Liên hợp quốc (ĐHĐ LHQ) đã thông qua nghị quyết kêu gọi các nguồn tài trợ quốc tế cho cuộc chiến chống biến đổi khí hậu ở các nước đang phát triển.
Toàn cảnh phiên khai mạc khóa họp 77 ĐHĐ LHQ tại New York, Mỹ, ngày 20/9/2022. Ảnh tư liệu: THX/TTXVN
Nghị quyết cũng bày tỏ sự ủng hộ Pakistan - đất nước hiện có 1/3 diện tích bị ngập lụt do mưa lớn kỷ lục kéo dài.
Nghị quyết được toàn bộ 193 nước thành viên thông qua, cho rằng việc được tiếp cận tốt hơn nguồn quỹ chống biển đổi khí hậu quốc tế là yếu tố quan trọng để giúp các nước đang phát triển giảm thiểu và thích ứng với biến đổi khí hậu, đặc biệt là những nước dễ bị tổn thương nhất.
Các cuộc đàm phán quốc tế hiện nay về biến đổi khí hậu tập trung nhiều vào việc các nước giàu không thực hiện cam kết cung cấp 100 tỷ USD/năm cho nguồn quỹ biến đổi khí hậu năm 2020. Các nước đang phát triển cũng kêu gọi lập các quỹ đặc biệt để bồi thường cho những tổn thất và thiệt hại mà những nước này phải gánh chịu từ biến đổi khí hậu.
Phát biểu trước ĐHĐ, Tổng Thư ký LHQ Antonio Guterres nhấn mạnh Hội nghị lần thứ 27 Các bên tham gia Công ước khung LHQ về biến đổi khí hậu (COP27) dự kiến khai mạc tại Ai Cập vào tháng 11 tới, phải là dịp để có hành động nghiêm túc bù đắp tổn thất và thiệt hại. Ông nhấn mạnh COP27 phải là dịp làm rõ về nguồn quỹ quan trọng phục vụ thích ứng và phục hồi do biến đổi khí hậu.
Các nước đang phát triển mặc dù không phải đóng vai trò tác nhân chính gây biến đổi khí hậu song đang hứng chịu nhiều thiệt hại nhất của tình trạng này. Pakistan có thể được coi là một ví dụ điển hình. Đợt lũ quét do mưa lớn kéo dài gần đây đã cướp đi sing mạng của khoảng 1.700 người, phá hủy hoặc làm hư hại 2 triệu ngôi nhà và khiến 1/3 đất nước chìm trong bùn lầy, nước đọng. Cuộc họp của ĐHĐ LHQ đã kêu gọi cộng đồng quốc tế tăng cường hỗ trợ nhân đạo và giúp Pakistan tái thiết.
Tổng thư ký LHQ Guterres cảnh báo thảm họa lũ lụt tại Pakistan chỉ là phần nổi của "tảng băng chìm" nếu so với những thảm họa khí hậu có thể xảy ra trong tương lai. Ông cho biết đang làm việc với Chính phủ Pakistan để tổ chức hội nghị các nhà tài trợ cấp cao nhằm hỗ trợ quốc gia Nam Á này.
Tổng Thư ký LHQ cam kết hỗ trợ thỏa thuận ngừng bắn ở Yemen Kênh truyền hình quốc gia của Yemen ngày 25/9 đưa tin Tổng Thư ký Liên hợp quốc (LHQ) Antonio Guterres đã có cuộc gặp Chủ tịch Hội đồng Tổng thống Yemen Rashad Al-Alimi, trong đó thảo luận về nỗ lực hòa bình nhằm chấm dứt cuộc nội chiến ở quốc gia Trung Đông này. Cuộc gặp diễn ra ngày 24/9 tại New York...